Xem Phong thủy-Tử vi ở Hà Nội

NHẬN TƯ VẤN: Xem phong thủy Dương trạch tư vấn Nhà ở; Công trình; Văn phòng:Chọn hướng tốt. Phòng làm việc; phòng khách; bếp; phòng thờ; phòng ngủ; phòng tắm... hợp phong thủy. Xem tuổi Xây dựng nhà , sửa nhà; chọn ngày tốt để khởi công, động thổ; nhập trạch. Xem ngày khai trương.Âm trạch mồ mả tư vấn xem hướng đặt mộ hợp phong thủy, tư vấn đặt mộ trong nghĩa trang. Xem tuổi lấy chồng, lấy vợ. Xem ngày cưới,ngày ăn hỏi. Đặt tên cho con; Chọn năm để sinh con. Chọn số, biển số đẹp cho: ô tô; xe máy; điện thoại. Chọn màu sắc hợp tuổi và bản mệnh.Xem Tử vi để biết vận mệnh cuộc đời; dự báo ngày cưới; dự báo tang ma; dự báo công danh, sự nghiệp, thăng quan, tiến chức.Các đại, tiểu vận trong cuộc đời...Điện thoại: 036.439.6238


Chủ Nhật, 2 tháng 7, 2017

Chọn pháp môn mà Tu Phật ?





Đức Phật Thích-ca Mâu-ni thị hiện thế gian để lại tám vạn bốn ngàn (84.000) pháp môn vi diệu để đối trị với vô lượng  phiền não nghiệp chướng của chúng sanh. Trong kinh Phật nói rõ ràng rằng, Phật pháp trụlại thế gian một vạn hai ngàn năm (12.000) và chia làm ba thời kỳ: Chánh pháp, Tượng pháp và Mạt pháp, sau kỳmạt pháp thì Phật pháp diệt tận. Thời kỳ chánh pháp một ngàn năm sau khi Phật nhập diệt, thời tượng pháp một ngàn năm, còn lại mười ngàn năm là thời kỳ mạt pháp. Như vậy chúng ta đang ở vào ngàn năm thứ ba sau khi Phật nhập Niết bàn nghĩa là ngàn năm đầu của thời kỳ mạt pháp. Phật pháp còn trụ lại thế gian hơn chín ngàn năm nữa. Sau chín ngàn năm, Phật pháp hoàn toàn không còn trên thếgian, cho đến khi đức Phật Di Lặc xuống trần thịhiện thành Phật dưới cây Long Thọ, mởhội Long Hoa xây lại Phật pháp, (gần sáu trăm triệu năm nữa mới xuống). Đây là kinh của Phật để lại nói như vậy.

Trong tám mươi bốn ngàn pháp môn của đức Phật Thích-ca Mâu-ni, tựu trung lại cũng chỉ là Thiền-tông, Mật-tông và Tịnh độ tông. 

Thiền tông là pháp môn “Trực chỉ nhân tâm, Minh tâm kiến tánh, Kiến tánh thành Phật”, chỉ hợp với hạng thượng căn, chư Bồ-tát, chư vị  Tổ sư trong thời chánh pháp và nửa thời tượng pháp mà thôi.
Mật-tông được truyền qua vùng Tây-Tạng, và những quốc gia có những địa lý thiên nhiên đặc biệt, họ dùng đến mật chú để phá trừ phiền não, trị ma oán, tịnh thân khẩu ý để tu hành.
Còn Tịnh độ tông là pháp môn tối vi diệu! Bốn mươi chín năm thuyết pháp giảng kinh, Phật Thích-ca Mâu-ni quy tụ chúng sanh về với pháp môn này để cứu đột ất cả chúng  sanh, không phân biệt đẳng cấp, cảnh giới, ứng hợp với cả chánh pháp, tượng pháp và mạt pháp. Nhất là thời kỳ mạt pháp (thời kỳ hiện nay) , chư Phật đều muốn chúng sanh nên một lòng theo Tịnh độ tông; khuyên theo Tịnh  độ tông  mà tu thì sẽ đạt được kết quả. Tịnh độ tông là gì?Là pháp môn NIỆM PHẬTcầu vãng sanh về Tây phương Cực lạc. Niệm Phật là đi thẳng về cõi Phật, làm cho tâm mình thời thời, khắc khắc là Phật. Lấy thẳng nhân địa Phật để tu thành Phật. Vì là pháp môn rất dễ tu cho nên không ai chịu tin. Vì thế, Đức Phật Thích-ca Mâu-ni phải đợi sau cùng, khi thấy căn duyên thành Phật của chúng sanh thành thục rồi, Ngài mới thuyết trong những bộ kinh A-di-đà, Vô Lượng Thọ, Quán Vô Lượng Thọ... Pháp môn Niệm Phật vi diệu không thể tưởng tượng được, trong kinh gọi là "bất khả tư nghì". Cho nên, hầu hết chùa chiền Phật giáo ngày nay tại Việt-nam, Trung-Hoa, và các nơi đều lấy sự niệm Phật làm căn bản tu hành. Dù là Thiền-tông, hình thức thọ trì có khác nhau nhưng nội dung không khác. Nơi nào có phép thực hành triệt để thì nơi đó cứu độ nhiều người, nơi nào áp dụng hời hợt thì khó thấy được kết quả, thậm chí có nhiều nơi áp dụng sai nữa là khác, từ đó làm cho lòng người hoang mang, mất lòng tin nơi Phật pháp! "Một lòng Niệm Phật ăn chay làm lành".

Niệm Phật là pháp môn Tịnh-độ.

Kinh đã dạy mình rằng: ngày ngày, ngày này sang ngày khác, thời thời, khắc khắc, phải niệm câu Phật hiệu "A-Di-Đà Phật hay Nam-mô A-di-đà-Phật", vì đây chính là cứu cánh cuối cùng để tu hành được giải thoát.
Chỉ vì mình lơ là không chú ý đến, chỉ vì Niệm Phật, ăn chay, làm lành.  Trong ba vấn đề: Niệm Phật-Ăn chay-Làm lành; quan trọng hàng ngày là “niệm Phật”; còn  hai thứ kia là phụ thuộc, vì ăn chay được thì tốt, không ăn được vẫn tu được như thường. Còn làm lành thì  khỏi bàn, vì nếu đã biết “niệm Phật” thì dù có đem tiền mướn mình làm ác mình cũng không làm, cho nên bàn tới đểlàm gì?  

Trong việc tu hành có câu rằng, "Tu suốt kiếp, ngộ nhất thời", tu hành trọn kiếp nhiều người không thấy gì hết, không biết mình sẽ đi về đâu? Nhưng khi đã ngộ, thì một tích tắc thời gian người ta đã ngộ rồi. Như vậy, ngộ hay không, không hẳn tu lâu hay mới tu, mà tùy thuộc rất nhiều vào căn cơ và duyên phận. Ví dụ, như có người cứ muốn bơi qua một biển rộng mênh mà cứ tự cố sức bơi hoài, bơi mãi, nhưng bơi làm sao tới bờ! Sức người quá yếu đuối, bơi đến chết chìm luôn mà cũng còn ráng bơi, trong khi đó trên một chiếc thuyền có người đưa tay xuống cứu mình lên, mà nhiều khi mình còn nghi ngờ là họ gạt mình không chịu lên thuyền.

Bên cạnh có người thành tâm cầu cứu, họ đưa tay lên, họ được cứu, nhờ chiếc thuyền đó họ qua bờ bên kia dễ dàng như chơi! Chiếc thuyền đó là gì? Là Pháp môn Tịnh độ tông và “Niệm Phật” hàng ngày.  Chính là Đức Phật A-di-đà! Niệm Phật để thành Phật, một pháp môn vi diệu, có thể giải thoát chỉ trong một đời này, nhưng dễ gì cho người ta tin tưởng! Cho nên, tùy theo thiện căn của mỗi người có giác ngộ hay không?  

(theo Diệu Âm trong bài “Khuyên người Niệm Phật”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét