Thanh minh là dịp tiết trời quang đãng nhất trong năm. Thanh minh là tiết khí sau tiết xuân phân, thường bắt đầu từ ngày 4 hoặc ngày 5 tháng 4 Dương lịch và kết thúc sau 15 ngày.
Nổi bật nhất
trong tiết Thanh minh là hoạt động tảo mộ đã có từ nhiều đời. Tảo mộ tức là ra
thăm viếng cúng kiếng, sửa soạn dọn dẹp những mộ phần của dòng họ gia đình.
Việc đi tảo mộ giống như đi thăm ông bà tổ tiên, thể hiện truyền thống biết ơn,
uống nước nhớ nguồn. Đặc biệt những xuất đinh tức con trai dù đi đâu xa cũng
nhớ về dịp thanh minh tảo mộ ông bà, thể hiện vai trò con trai nối dõi tông
đường, trụ cột trong gia đình.
Lí do cơ bản là Công việc chính của tảo mộ chủ yếu là dọn cỏ, quét dọn lại những ngôi mộ của tổ tiên cho sạch sẽ, và nếu có sụt lún hay hư hỏng thì sửa ngay dịp này; rồi sau đó thắp hương, cắm hoa. ( Nếu gia đình ở xa thì có thể tự lập mâm cúng và thắp hương từ xa gọi là cúng vọng tâm) .
Khi đi tảo mộ cũng nên cho trẻ con (trên 7 tuổi) đi theo cùng để con cháu biết được vị trí mà ngôi mộ của ông bà nằm ở đâu.
Người xưa rất quan trọng trong chăm chút mộ phần. Ông bà yên
nghỉ thì con cháu cũng được nhờ còn mồ mả ông bà không yên thì gia đình con
cháu bất an. Thế nên việc tảo mộ được duy trì và xem như một dịp lễ quan
trọng.
Ở nhà: Ngày Thanh Minh cũng là dịp mà mỗi gia đình nên dọn dẹp nhà cửa, bàn thờ, lau bát hương, thay hoa cho gọn gàng, sạch sẽ, để thể hiện lòng thành kính, có sự chăm sóc, tiếp đón của con cháu đối với chân linh của tổ tiên, ông bà.
Ở khu mộ:mỗi gia đình cũng nên chuẩn bị lễ vật để cúng sau khi tảo mộ để thể hiện sự kính trọng tổ tiên qua tục viếng mộ.
Tại sao con rể và con gái không được đi tảo mộ nhà vợ?
Con rể thời xưa rất "khách
sáo" với gia đình nhà vợ, thậm chí có người bao năm không tới nhà vợ.
Người xưa nói rể là khách mà khách thì không tham gia sâu vào việc nhà. Việc
tảo mộ thanh minh được xem là việc nhà quan trọng thể hiện vai trò của xuất
đinh, tức nam nhân trong dòng họ gia đình. Do đó những người con trai mới có
trách nhiệm tảo mộ ông bà tổ tiên, cũng thể hiện vai trò nối dõi tông đường.
Chỉ gia đình nào không sinh được con trai thì con rể mới được thay phần cúng
kiếng.
Thời xưa chuyện con trai gái nặng
nề, thậm chí không có con trai nối dõi còn bị coi là sự mất phúc lớn, gia đình
tuyệt tự, con cái bất hiếu vì không sinh được con trai. Việc hương hỏa trong
quan niệm xưa rất quan trọng và chỉ nam nhân mới được thực hiện còn con gái con
rể thì không. Bởi thế con rể đi tảo mộ nhà vợ tức hàm ý gia đình mất phúc không
có con trai nên con rể làm thay, như vậy là mất phước của nhà vợ.
Còn con gái khi đã đi lấy chồng là
thuộc về nhà chồng, không còn là con của mình nữa. Người xưa cho rằng sống
là người nhà chồng chết là ma nhà chồng, con gái lấy chồng như bát nước đổ đi.
Thế nên việc con gái về tảo mộ coi như người ngoài đi tảo mộ. Người xưa lễ
nghĩa rất kỵ người ngoài đi tảo mộ.
Vì thế con gái về tảo mộ nhà đẻ sẽ
bị coi là mang vận xui về nhà chồng và là xúc phạm gia đình nhà đẻ. Thế
nên trong quan điểm của người xưa thì con gái con rể có về nhà vợ vào ngày tảo
mộ cũng chỉ đứng ngoài quan sát không tham gia vào hoạt động cúng tế.
Ngày nay quan niệm này có hợp lý?
Việc tảo mộ là tưởng nhớ người đã
khuất, thể hiện tấm lòng thương nhớ, biết ơn. Thế nên ngày nay nhiều dòng họ
gia đình coi như lần đi tảo mộ là lần giới thiệu con rể, con dâu với người thân
đã quá cố, và là một lần nhắc cho con cháu biết ông bà tổ tiên là những ai,mộ phần
ở đâu để còn biết ra thắp hương thờ cúng.
Vì thế tảo mộ vẫn là hoạt động được
duy trì để tiếp nối truyền thống uống nước nhớ nguồn.
Dịp tảo mộ thanh minh cũng là dịp
các dòng họ họp mặt,gia đình gặp gỡ để biết rõ họ hàng, dòng tộc. Do đó
ngày nay quan niệm tảo mộ cũng đã khác, tư tưởng trọng nam khinh nữ đã cởi bỏ,
nên việc con rể con gái về tảo mộ không kiêng kỵ mà còn là việc nên làm, nhất
là với những chàng rể mới.
Tư tưởng trọng nam khinh nữ dù vẫn
còn nhưng đã mờ nhạt hơn xưa và vai trò của phụ nữ trong gia đình dòng họ nâng
lên, nhiều con gái tham gia các sinh hoạt như xuất đinh trong dòng
họ. Nhiều gia đình thời nay không có con trai thì con gái còn rước ban thờ
ông bà bố mẹ về thắp hương ở nhà chung của vợ chồng, một bên thờ gia đình
chồng, một bên gia đình vợ.
Thế nên việc kiêng kỵ đó đã không còn hợp lý với bây giờ. Tuy nhiên việc cúng kiếng hương hỏa vẫn phải do trưởng nam phụ trách. Thế nên con rể hay con gái về tảo mộ chỉ là cùng tham gia không chủ trì lễ thắp hương, ngoại trừ gia đình không có con trai hoặc con trai còn quá nhỏ chưa đảm trách được nhiệm vụ.
Ngày ra nghĩa trang Tảo mộ, một ngày lễ quan trọng để tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên, nhiều người lần lượt trở về quê hương để thực hiện nghi lễ này, n người nào không nên tham gia?
1. Phụ nữ mang thai
Đối với những gia đình có phụ nữ mang thai,
trong dịp lễ Tảo mộ, tốt nhất không nên để họ tham gia nghi lễ tưởng nhớ và
quét dọn mộ phần. Khi mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ trở nên nặng nề và khó khăn
trong việc di chuyển, do đó họ nên nghỉ ngơi nhiều hơn ở nhà và chăm sóc thai
nhi. Nhiều nghĩa trang của tổ tiên được xây dựng trên các khu vực đồi núi, với
đường đi gập ghềnh và khó khăn, ngay cả đối với người bình thường cũng cần nhiều
sức lực, huống chi là phụ nữ mang thai. Một sơ suất nhỏ cũng có thể gây ra vấn
đề cho thai nhi, không đáng để mạo hiểm! Nếu nhất thiết phải đi, được khuyến
nghị rằng nên quấn một tấm vải đỏ quanh bụng.
2. Trẻ nhỏ và em bé
Trẻ em dưới 7 tuổi dễ bị ảnh hưởng bởi linh
hồn của thế giới khác, và vì trẻ con ngây thơ và tò mò về thế giới, nghĩa trang
- một nơi nghiêm túc và trang nghiêm - không phải là nơi thích hợp cho họ. Hơn
nữa, nghĩa trang thường nằm ở những nơi hẻo lánh, với môi trường phức tạp và
nhiều rủi ro về an toàn. Khi trẻ em đi theo người lớn đến nghĩa trang, nếu xảy
ra tai nạn, hậu quả sẽ không thể lường trước được. Do đó, để bảo vệ sức khỏe
thể chất và tinh thần của trẻ em, trong phong tục truyền thống có câu "trẻ
em tránh mộ để an lành".
3. Bệnh nhân mắc bệnh nặng
Những người bệnh có tình trạng sức khỏe yếu
kém, nếu muốn phục hồi nhanh chóng, họ cần phải giữ gìn sự yên tĩnh và nghỉ
ngơi. Do hệ miễn dịch yếu, tinh thần không vững, họ dễ bị xâm nhập bởi thực thể
tâm linh, không nên đến nghĩa trang. Đặc biệt là những bệnh nhân phải nằm liệt
giường trong thời gian dài, họ cần tránh những chuyến đi xa mệt nhọc. Vì vậy,
những người bệnh tốt nhất không nên tham gia vào các hoạt động tưởng nhớ.
4. Người cao tuổi
Người cao tuổi không nên đi đến nghĩa trang không
phải vì sự coi thường, mà vì sự quan tâm sâu sắc đến sức khỏe thể chất và tinh
thần của họ. Nghĩa trang thường nằm ở những nơi yên tĩnh, và việc đi xa là một
thử thách lớn đối với những người già. Chức năng cơ thể của họ dần suy giảm,
khó có thể chống chọi lại sự xâm nhập của gió lạnh, và việc đi đến nghĩa trang
có thể quá khó khăn đối với họ.
Hơn nữa, việc đi đến nghĩa trang thường đi kèm
với nỗi buồn và hồi ức, đối với những người già đã trải qua nhiều biến cố, việc
đối mặt lại với mộ phần của người thân có thể làm dấy lên nỗi buồn và sự đau
khổ sâu kín của họ. Do đó, vì sức khỏe thể chất và tinh thần của họ, trong
phong tục truyền thống có câu "người già nên cẩn thận khi đi đến nghĩa
trang".
5. Người mới khỏi bệnh nặng
Những người mới khỏi bệnh nặng vẫn còn yếu,
cần thời gian để nghỉ ngơi và hồi phục, nếu họ đi đến nghĩa trang vào thời điểm
này, họ dễ bị ảnh hưởng bởi năng lượng âm, do đó không nên đến nghĩa trang.
Nếu vì những lý do trên mà không thể thực hiện
nghi lễ tưởng nhớ, có thể nhờ người thân báo cáo với tổ tiên; nếu cảm thấy
không khỏe trong khi thực hiện nghi lễ, tốt nhất nên đến chùa cầu nguyện trước
khi trở về nhà.
Ngoài ra, tốt nhất nên hoàn thành nghi lễ Tảo
mộ vào sau 5 giờ sáng và trước 1 giờ chiều, tức là sau giờ Mão và trước giờ
Ngọ. Giờ Ngọ là thời điểm dương khí mạnh nhất, càng gần giờ Ngọ, dương khí càng
mạnh. Do đó, theo phong tục dân gian, nên thực hiện nghi lễ sớm đối với mộ mới
và có thể muộn hơn đối với mộ cũ. Bởi vì mộ mới có âm khí yếu, trong khi mộ cũ
có sức mạnh mạnh mẽ, càng muộn thì dương khí càng mạnh. Ngoài ra, về trang
phục, nên chọn quần áo có độ sáng và độ bão hòa màu thấp, tránh mặc quần áo màu
đỏ rực rỡ, và nên giữ sự giản dị là chính.
*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm
(ST)
THAM KHẢO VĂN KHẤN THANH MINH
1/ Văn cúng tại nhà: Văn khấn Tết thanh minh tại nhà
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.
Con lạy gia tiên tiền tổ, họ hàng nội ngoại hai bên gia tộc họ…
Con lạy bà Tổ cô Ông mãnh, ông bà, cô bé Đỏ, cậu bé Đỏ tại gia
Hôm nay là ngày .... tháng .... năm .......
Nay con giữ việc phụng thờ tên là..., tuổi…, sinh tại xã..., huyện..., tỉnh... cùng toàn gia, trước bàn thờ gia tiên cúi đầu bái lễ.
Kính mời thổ công Táo quân đồng lai cách cảm.
Kính dâng lễ bạc: trầu rượu, trà nước, vàng hương, hoa quả cùng phẩm vật lòng thành nhân dịp tiết Thanh Minh, kính mời hương hồn nội ngoại tổ tiên, kỵ, cụ, ông bà, cha mẹ, cô dì chú bác, anh chị em chứng giám và hưởng lễ.
Con thành tâm thành kính cúi xin gia tiên tiền tổ, bà tổ cô ông mãnh, ông bà… phù hộ độ trì, đề tâm xếp nếp, vuốt ve che chở cho đại gia đình con bình an, thịnh vượng, ba tháng mùa hè chín tháng mùa đông đều mát mẻ, tốt tươi. Điều lành mang lại, điều dữ mang đi cho công việc của gia đình con đều thuận buồn xuôi gió, gặp nhiều may mắn.
Chúng con kính dâng lễ bạc tâm thành, cúi xin gia tiên chứng minh chứng giám cho lòng thành của toàn thể gia quyến.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
2/Văn cúng ở Ban Thần linh nghĩa trang
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy hoàng thiên hậu thổ, chư vị tôn thần.
Con kính lạy các Ngài thần linh bản xứ cai quản trong khu vực Nghĩa trang này.
Hôm nay là ngày… tháng… năm ..........(đọc ngày tháng âm lịch)
Tín chủ chúng con là:… (đọc tên của người lễ)
Ngụ tại: số nhà… phường… quận,… thành phố… (địa chỉ của người lễ)
Nhằm tiết thanh minh, tín chủ con thành tâm thành kính sắm sửa lễ lạt, có lá trầu quả cau, trà quả, hương hoa, thắp nén tâm hương kính dâng trước án, kính mời chư vị tôn thần lai lâm chiếu giám.
Gia đình chúng con có ( mấy) ngôi mộ của: cụ tứ đại, tam đại hoặc của ông bà, cha mẹ táng tại xứ này, nhân ngày này đến thắp hương/Tu sửa/ đắp đất ..... Vì vậy chúng con xin kính cáo các đấng thần linh, thổ thần, long mạch, tiền chu tước, hậu huyền vũ, tả thanh long, hữu bạch hổ và chư vị tôn thần cai quản trong khu vực này.
Chúng con kính mời các vị chư thần về đây chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho vong linh được an nhàn yên ổn, siêu thoát.
Cúi xin các vị phù hộ độ trì cho tín chủ chúng con hoàn thành công việc....phù cho toàn gia mạnh khỏe; chứng giám lòng thành của gia đình chúng con.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
3/Văn cúng tại mộ phần : Văn khấn Tết thanh minh tại mộ phần
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con kính lạy hoàng thiên hậu thổ, chư vị tôn thần.
Con kính lạy các ngài thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.
Hôm nay là ngày,,,,tháng ,,,,,,năm ...
Tín chủ chúng con là: (tên người khấn).
Ngụ tại: (địa chỉ của nhà tín chủ).
Nhân tết Thanh minh, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương kính dâng trước án, kính mời chư vị tôn thần lai lâm chiếu giám.
Gia đình chúng con có (mấy) ngôi mộ của: (cha, ông hay cụ tam đại, tứ đại theo vai của người dưới mộ so với tín chủ), táng tại xứ này, nay đến thắp hương ; hoặc muốn sửa sang xây đắp/Đặp thêm đất lún sut....
Vì vậy chúng con xin kính cáo các đấng thần linh, thổ công, thổ phủ, long mạch, tiền chu tước, hậu huyền vũ, tả thanh long, hữu bạch hổ và chư vị tôn thần cai quản trong khu vực này.
Chúng con kính mời các vị chư thần về đây chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho vong linh được an nhàn yên ổn, siêu thoát.
Cúi xin các vị phù hộ độ trì cho tín chủ chúng con toàn gia mạnh khỏe an bình, bốn mùa không tật ách, tám tiết hưởng thái bình.
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
Ghi chú: Bài văn khấn Âm phần long mạch theo sách Văn khấn cổ truyền của Đại đức Thích Thanh Tâm, NXB Thời đại:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét