Xem Phong thủy-Tử vi ở Hà Nội

NHẬN TƯ VẤN: Xem phong thủy Dương trạch tư vấn Nhà ở; Công trình; Văn phòng:Chọn hướng tốt. Phòng làm việc; phòng khách; bếp; phòng thờ; phòng ngủ; phòng tắm... hợp phong thủy. Xem tuổi Xây dựng nhà , sửa nhà; chọn ngày tốt để khởi công, động thổ; nhập trạch. Xem ngày khai trương.Âm trạch mồ mả tư vấn xem hướng đặt mộ hợp phong thủy, tư vấn đặt mộ trong nghĩa trang. Xem tuổi lấy chồng, lấy vợ. Xem ngày cưới,ngày ăn hỏi. Đặt tên cho con; Chọn năm để sinh con. Chọn số, biển số đẹp cho: ô tô; xe máy; điện thoại. Chọn màu sắc hợp tuổi và bản mệnh.Xem Tử vi để biết vận mệnh cuộc đời; dự báo ngày cưới; dự báo tang ma; dự báo công danh, sự nghiệp, thăng quan, tiến chức.Các đại, tiểu vận trong cuộc đời...Điện thoại: 036.439.6238


Thứ Hai, 3 tháng 6, 2024

Nghi thức siêu độ cho thân nhân trong 49 ngày

 

   


 Người đọc văn cúng có thể là thầy chùa ở Chùa  hoặc người trong gia đình là Phật tử đã quy y Phật -Pháp-Tăng (Người chưa quy Y mà hiểu Phật-Pháp cũng thực hiện được). 

LỜI NÓI ĐẦU 

Việc mất đi một người thân là một việc đau buồn, đôi khi  khiến cho người ở lại vật vã, khóc hận, kêu gào.Người xa lìa trần thế lại mang quá nhiều vướng mắc lúc ra đi: nào là nghiệp chướng bề bề chưa thanh toán dứt, nào là sân hận ngập trời không tiêu tan được, nào là những ẩn tình chưa kịp giải bày v.v…Nói tóm lại, từ người ra đi cho đến người ở lại, tất cả đều bị chi phối bởi một chữ “CHẾT.”Nếu chết là hết thì không có gì đáng nói! hưng khổ thay, thân xác chết nhưng linh hồn không chết, và vì linh hồn không chết nên tất cả những vướng mắc mà linh hồn lôi kéo theo, đã gây tạo sự phiền toái, sự vướng bận, trói buộcbước chân của linh hồn, khiến cho không thể nào cất bước dễ dàng trên con đường tìm chỗ thác sanh.Do  ở  cái  chết  của  người  mình  yêu  quý,  người  mình  tha thiết, người ở lại bắt buộc phải suy tư, để tìm ra cách gởi gắm cho hết tâm tình của mình, lòng thương yêu dạt dào  của mình đến cho người quá cố.Vong linh sau khi bỏ thân xác rồi, sẽ trở nên cô đơn, cảm thấy bơ vơ, lạc lõng, rất cần… rất cần có Ai đó để giúp đỡ, để chỉ dẫn và nhất là làm cách nào để tháo gỡ những vướng mắc, buộc ràng, làm chùng bước tiến tới của vong linh.Người ở lại biểu lộ tình thương yêu của mình, bằng cách giúp cho người đã ra đi về bên kia thế giới, được nhẹ nhàng

cất  bước;  phải  biến  tình  thương  thành  sức  mạnh  để  đẩy vong linh đi đến nơi đến chốn.Vong linh cần được siêu độ.Thân nhân cần phải hành trì việc siêu độ.

Quyển sách: 49 Ngày Siệu Độ Cho Thân Nhân: Nghi Thức

và Giảng Giải đáp ứng được nhu cầu cho cả đôi bên - người sống lẫn người chết.Việc siêu độ đòi hỏi người chủ lễ, đem công năng tu tập của mình cộng với một tấm chân tình, thành tâm thành ý hướng dẫn và giúp đỡ cho vong linh tu tập trong 49 ngày, để vong linh buông bỏ được gánh nặng trên vai mình, trí huệ bừng sáng, nhận ra được hướng đi của mình, vong linh nhẹ nhàng cất bước. Nếu người chủ lễ chưa từng biết tu tập, nhưng có được một tấm chân tình thật kiên cố, một tình yêu thương dạt dào, một ước nguyện vững chắc, một lòng tin tuyệt đối về việc mình làm, tất cả những điều đó sẽ tạo nên một Tâm Lực mạnh mẽ, giúp cho người chủ lễ hoàn tất việc siêu độ cho vong linh thân nhân của mình, một cách viên mãn và thành công.Người chủ lễ còn sơ cơ, mới bước vào làm quen với Đạo, đem hết Tâm Lực của mình để vào việc siêu độ cho thân nhân quá cố, công việc này là một “Ngòi Nổ,” đẩy mạnh bước tiến của mình trên đường tu tập. Nếu người chủ lễ đã từng tu tập, nhờ vào việc siêu độ cho vong linh, xem như đã gây tạo một công đức vô lượng vô biên, hồi hướng một phần công đức này đến cho vong linh, để làm hành trang đủ đầy trên đường thác\ sanh.Mặc  dù  người  thân  của  mình  đã  vĩnh  viễn  ra  đi,  nhưng mình vẫn có thể chăm sóc được cho người đó qua những cách thức tu tập, và chuyển cái trí huệ, cái công đức TU của  mình  đến  cho  người  mình  thương  mến  qua  sự  HỒI HƯỚNG, tạo nên một phương tiện rất là vững chắc, tốt đẹp cho người thương của mình ở bên kia thế giới, được ung dung tự tại mà ra đi.Vì vậy, đây là điều vô cùng lợi lạc cho cả đôi bên.Cho nên, người còn trên dương thế, phải hiểu thật tận tường ý nghĩa của những lời giải thích ở trong quyển sách này, vì vai trò của người chủ lễ vô cùng quan trọng, trong việc chỉ dẫn đường cho vong linh đi đến nơi đến chốn.Muốn  tỏ  lòng  thương  yêu,  nhớ  nhung  người  thân  của mình đã khuất bóng, không có gì hơn là TU TẬP và HỒI HƯỚNG công đức đó cho người thân của mình.Đó là một cách duy nhất và chỉ một cách đó mà thôi.Vì tính cách lợi lạc cho người sống lẫn người chết, quyển sách này được giảng giải rất tỉ mỉ và súc tích. Để có thể nắm vững mọi vấn đề, giúp công việc siêu độ được hoàn tất mỹ mãn, không thiếu sót, cần phải nên đọc đi đọc lại nhiều lần quyển sách để thâm nhập. Khi có việc cần phải sử dụng, sẽ tránh được sự lúng túng và thiếu sót.Trong thời gian có “HỮU SỰ,” nếu không có cơ hội đọc qua trướcquyển sách Siêu Độ này, người đảm nhận vai trò chủ lễ, nên dành thời gian tối thiểu là một ngày trọnđể đọc thật kỹ lưỡng quyển sách này. Tóm tắt lại những công việc cần phải làm, phải chuẩn bị cho chính bản thân người chủ lễ, cho vong linh, cho bàn thờ, cho phần Nghi Thức và việc giảng Pháp.Nên nhớ rằng: 49 ngày là thời gian “ĐẶC ÂN” để giúp vong linh hoán chuyển cảnh giới. Chậm lại việc siêu độ trong 1 hay 2 ngày để nghiên cứu thật kỹ cách thức siêu độ, sau đó thì nổ lực để siêu độ cho vong linh trong một đường hướng đúng, đạt tới sự thành công; việc này vẫn tốt đẹp hơn là làm trong sự vội vàng, hối hả, thiếu sót, vừa mất thì giờ mà cũng không đem lại kết quả tốt đẹp. Vong cần được siêu thoát và chỉ có được 49 ngày “Nóng Bỏng” để tu tập, để xoay chuyển tình thế. Sau 49 ngày thì khó lòng giúp đỡ cho vong linh lắm. Vong linh sẽ rơi vào tình trạng không siêu thoát, sẽ gặp muôn điều sầu khổ, rất uổng … rất uổng!!

Duyên Khởi

Việc siêu độ cho vong linh không phải là việc làm mới mẻ. Từ hằng bao lâu nay, công việc siêu độ trong 49 ngày cho vong linh vẫn có, và vẫn còn hành trì cho đến ngày hôm nay. Tuy nhiên, công việc làm này đã được thực hiện gần như cho lấy có, cho rồi việc. Có bao giờ người chủ lễ đặt câu hỏi: “Vong linh này đã siêu thoát chưa?”Nếu có sự cảm nhận rằng vong chưa siêu thoát, thì việc trước tiên phải hỏi rằng:“Việc hành trì nghi thức có đủ đầy hay không? Vong linh này đã vướng mắc gì khi lìa đời? Làm sao để giúp cho vong linh tháo gỡ những vướng mắc đó?”Siêu độ cho vong linh là cốt ý muốn giúp cho vong linh siêu thoát, nhẹ nhàng cất bước tìm đường thác sanh. Nhưng khi làm công việc này, người chủ lễ lại tỏ ra rất thờ ơ, không để một chút tâm thành, cốt yếu là làm sao cho lẹ, cho xong.Người làm việc siêu độ với một sự thản nhiên, không có một chút tình cảm trìu mến, không có một sự chắt chiu, sẽ không giúp được gì cho vong linh cả. Vì vậy, số vong linh không siêu thoát càng ngày càng đông.Cõi Ta Bà ngày nay đang gặp nạn:\ Đó là Vong tràn ngập lên dương thế!Quy luật của Cõi Âm cũng rất chặt chẽ, trên nguyên tắc, vong linh không được phép tràn ngập lên dương thế.Tuy nhiên, ngày nay, số người trên dương thế bị dựa nhập rất nhiều. Có vô số trường hợp đáng tiếc xảy ra; có những tai nạn mới thoạt nhìn thì cho đó là tai nạn thông thường, nhưng khi dùng trí huệ để phân tích và phán đoán, thì rõ ràng tai nạn xảy ra là do sự dựa nhập. Những người bị dựa nhập gây nên việc đáng tiếc nhưng sau đó, đã tỏ ra không biết rằng chính mình đã gây tạo điều không hay.Còn có những trường hợp, người bị hôn mê sau nhiều ngàytháng, khi chợt tỉnh lại, bỗng đâm ra thông minh, khởi sắc hơn so với trước khi bị hôn mê.Cũng có khi tỉnh lại mà nói bằng một ngôn ngữ khác, cũng  có trường hợp tỏ ra rất ngu đần, không còn nhanh nhẹn, lanh lợi như xưa, v.v…Còn rất nhiều trường hợp khác nữa, xảy ra không phải chỉ

ở một nơi, mà hầu như trên toàn thế giới.           Vì  không  siêu  thoát,  nên  vong  linh  không  nhận  ra  được hướng đi đúng với nghiệp lực của mình. Cũng vì không siêu thoát, nên vong không thể nào nhận được sự giúp đỡ của Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát trong việc tìm người đúng duyên của mình để thác sanh. Do đó, vong cứ ùa tràn lên dương thế và tự đi tìm, gây nên muôn điều phiền phức cho người trên dương thế.Bên cạnh đó, vong lang thang cũng rất nhiều, số thân nhân nhìn thấy trong giấc mộng, những người thân quá cố đã lâu, quần áo tả tơi, đói khát cũng không phải là ít đâu!Thật ra, vong lang thang là vong bị đọa trong địa ngục của chính họ:địa ngục lang thang.Khi còn thấy thân nhân quá cố nhiều lần trong giấc mộng, điều đó có nghĩa là thân nhân không siêu thoát, dù rằng đã qua đời từ lâu, 30 năm hay 60 năm, thậm chí 100 năm về trước; đã không siêu thoát, thì dù mất đã bao lâu, cũng vẫn là không siêu thoát.Thân nhân là những người duy nhất có thể nối kết được sợi dây tình cảm giữa vong linh và thân nhân. Vì vậy, việc siêu độ cho vong linh, muốn đem đến một kết quả tốt đẹp, thì chỉ có thể do thân nhân đảm nhận mà thôi.Vong linh chỉ có được vỏn vẹn 49 ngày tu tập, thể hiện sự thành tâm sám hối, cải sửa của mình để vứt bỏ xuống gánh nặng mình mang trên vai, tìm cầu một sự nhẹ nhàng, sáng suốt, mà cất bước tìm đường thác sanh. Chỉ có thân nhân mới có thể đem hết sức mình, nổ lực cùng với vong linh tu tập, nhẫn nại, trì chí, dẫn dắt, giúp vong linh sáng trí lên, nhận ra điều sai trái mình đã làm để ăn năn, sám hối, và thần thức chân thành rung động.Đối  với  những  vong  linh  còn  đang  bị  đọa  đày  nơi  chốn Tam Đồ: Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sanh, sự giúp đỡ của thân nhân cũng không kém phần quan trọng. Các vong linh này trông ngóng từng ngày, từng giờ, cốt nhục thâm tình của mình trên dương thế, giúp cho họ thoát được sự đọa đày.Trong  chiều  hướng  giúp  đỡ  cho  vong  linh  vừa  mới  mất (còn trong thời hạn 49 ngày), hay đã mất từ lâu, mà thân nhân còn nghi ngờ là chưa siêu thoát, quyển sách 49 Ngày

Siêu Độ Cho Thân Nhân: Nghi Thức và Giảng Giảiđược dày công biên soạn, hầu tiếp tay cùng thân nhân của người quá cố, tự mình siêu độ cho vong linh thâm tình của mình, bằng với tất cả tấm chân tình, bằng một tình thương dạt dào của người còn trên dương thế đối với người bên kia thế giới.Việc giải thích, cắt nghĩa, chỉ dẫn cho vong linh phải chậm rãi, gọn gàng, không dài dòng để vong có thể lãnh hội và thâm  nhập  dễ  dàng.  Do  đó,  từ  ngữ  được  sử  dụng  trong quyển sách này cũng theo chiều hướng đó, dùng những lời

giản dị, dễ hiểu, ít danh từ Hán-Việt, rất lợi lạc cho cả vong linh lẫn người chủ lễ. Một đứa bé vừa mới chào đời, được nâng niu, chăm sóc như thế nào, thì Thần Thức của một thân xác vừa mới lìa đời cũng phải được chắt chiu, trìu mến, thương yêu y như thế. Đứa bé được nuôi nấng, dạy dỗ cho nên người. Thần Thức được dẫn dắt, chỉ dạy để tìm được đường thác sanh.Chu kỳ Sanh Tử, Tử Sanh, không ai tránh khỏi. Cho nên, việc siêu độ sẽ không trừ một ai cả, lần lượt kẻ trước, người sau. Ai cũng cầu mong cho mình được siêu thoát, xin hãy biến sự cầu mong này thành sức mạnh, đẩy Tâm Lực vững chắc

của  mình,  trong  việc  giúp  cho  người  đi  trước,  được  ung dung tự tại trên đúng cảnh giới mình lựa chọn.Xin  hãy  nhớ  rằng:  Nghi  thức  dù  hay  cách  mấy  mà  việc hành trì không với một tâm thành, không với một tấm lòng tha thiết, đầy sự hững hờ, thì kết quả vẫn không trọn vẹn, không tốt đẹp được.

Xin đem Công Đức của Pháp Sự này hồi hướng cho khắp Pháp Giới Chúng Sanh:Người sống tìm được muôn điều lợi lạc, hưởng trọn vẹn sự An Bình qua công năng tu tập. Người đã xa lìa trần thế, được sự nồng nàn thương yêu của

thâm tình ruột thịt Siêu Độ, để nhẹ nhàng cất bước.

Nam Mô A Di Đà Phật tác đại chứng minh! 

Thần Thức Là Gì?

         Một con người bằng xương bằng thịt, có cử động, nói năng được, nói tóm lại là một người sống, thì chia thành 02 phần rõ rệt:

1.  Một phần là thân xác của mình

2.  Và một phần là linh hồn của mình

Linh hồn đó ở trong một thân xác.

Nói Về Thân Xác

Nếu để linh hồn qua một bên (chỉ đề cập đến thân xác thôi) thì thân xác đó vẫn cử động được, vẫn di chuyển, vẫn hoạt động được, nhưng giống như một người máy.Tức là làm mà không biết mình làm, chỉ làm mà thôi. Cũng ăn, cũng uống, cũng ngủ, tất cả mọi thứ đều làm được với thân xác, chỉ thân xác mà thôi. Mắt, tai, mũi, lưỡi … thân xác đều có, nhưng:

  Mắt nhìn thấy sự vật thì chỉ biết rằng Nhìn và Thấy, vậy thôi!

  Tai nghe được tiếng động, biết được có tiếng động,vậy thôi!

 Mũi ngửi được, biết rằng có mùi, chỉ ngửi, vậy thôi!

  Lưỡi nếm được, biết rằng có một cái vị, nhưng chỉbiết được bao nhiêu đó mà thôi .

Tay sờ vào một vật gì thì chỉ biết hành động sờ nhưng không phân định được.

Tóm lại là, với ngũ căn thì đều nhận biết nhưng không rõ chi tiết.

Tuy nhiên, nếu thân xác đó có được một linh hồn ở bên trong của thân xác, thì chính linh hồn đó mới tạo ra những cái  thức.  Khi  đó,  ngũ  căn  không  chỉ  đơn  thuần  là  thấy, nghe, ngửi, nếm, sờ mó. Tất cả những hành động của ngũ

căn đều có sự diễn tả rất là chi tiết. Những chi tiết có được là từ ở những cái THỨC do Linh Hồn tạo nên.Thấy  như  thế  nào,  thấy  cái  gì,  màu  sắc  như  thế  nào  và những chi tiết của việc thấy ra làm sao? Tất cả những gì có liên quan đến cái thấy thì sẽ giúp cho chữ thấy được mở rộng ra, càng chi tiết hơn.

Nhận biết rằng có một cái mùi bay ngang qua lỗ mũi của mình, nhờ có linh hồn cho cái Tỉ thức mà mình biết được rằng đó là mùi thơm hay mùi hôi, mùi của một loại hoa, một loại cỏ, hay là mùi của một con vật, và cái mùi đó đã tạo nên một cảm giác ra làm sao? Lần lượt ngũ căn đều nhận được từ ở Linh Hồn những cái THỨC gọi chung là NGŨ THỨC, dự phần vào việc giúp

cho ngũ căn cảm nhận mọi sự vật chung quanh mình một cách rõ ràng hơn, chi tiết hơn và tinh tế hơn. Bên cạnh ngũ căn được sự tăng cường của NGŨ THỨC,  còn  có  những  THỨC  khác  mà  tầm  quan  trọng  cũng  rất đáng kể, đó là MẠC NA THỨC và A LẠI DA THỨC.

Giữa Ngũ Thức, Mạc Na Thức và A Lại Da Thức có một thức trung gian, đó là Ý THỨC. Sự phân định và thẩm định một cách rõ ràng của những cái Thức của Ngũ Căn đều phải qua Ý Thức.Đơn cử một thí dụ như sau: một người nhìn thấy một cảnh đẹp, nhờ có Nhãn Thức mà người đó sẽ hiểu được các chi  tiết trong cái cảnh mà mình nhìn thấy. Nhưng bên cạnh đó, nhờ có Ý Thức, người đó sẽ thấy rằng khung cảnh này nó nên thơ như thế nào, nó làm cho lòng tôi bồi hồi ra sao, nó làm cho những kỷ niệm xa xưa sống lại với tôi như thế nào? Làm cho tôi nhớ lại những gì đã xảy ra, làm cho tôi liên tưởng đến một hình ảnh khác... Tất cả những gì tôi liên tưởng, tôi nghĩ đến, hay tôi bồi hồi trước một khung cảnh đẹp, đều là do ở tác động của Nhãn Thức tăng cường thêm sự trợ lực của Ý Thức. Và cái Ý Thức quan trọng vô cùng, nó lại liên quan đến cái Tâm và cái Tánh.Nếu một người có Tâm từ bi, Tâm hỷ xả thì khi đứng trước một cảnh vật hữu tình, tâm người đó rung động, chan chứa

những hình ảnh tốt đẹp về những cái gì mà người đó muốn đem ra để ban phát cho chúng sanh. Tâm rung động đó là một tâm rung động tốt. Cái tâm rung động tốt đó sẽ giúp cho cái Ý Thức nảy sinh ra những tư tưởng tốt đẹp là làm sao xoa dịu được nỗi đau của kẻ khác.Cho nên cái Ý Thức dính liền với cái Tâm rất nhiều và nó cũng dính chặt với cái Tánh. Nếu là một người có bản tánh thích chia sẻ, thích sự dịu dàng, thích ban phát, bố thí, thì trước một khung cảnh hữu tình, người đó sẽ tức cảnh sanh tình xướng lên những vần thơ biểu lộ hết tâm tư của mình, sự chắt chiu, lo lắng của mình đối với những người kém may mắn, kém phước lành hơn mình.Nhưng  nếu  cũng  trong  một  khung  cảnh  đó,  cái  Ý  Thức được khởi lên từ ở một người có một cái Tâm không lành lại cộng thêm một cái Tánh không lành thì mọi chuyện sẽ quay ngược trở lại và sẽ không thể nào có được những lời thơ êm nhẹ, ca ngợi một tình thương yêu đối với chúng sanh. Vì vậy, tất cả những cái Thức mà mình có được chính là từ ở Linh Hồn.Nên nhớ rằng: thân xác bị già nua, bị hủy hoại, nhưng Linh Hồn thì không.Trước khi thân xác chấm dứt sự sống, Linh Hồn vì ở trong thân xác đó, nên đã nhận biết được sự lão hóa, sự hủy hoại

từ từ của thân xác, nên đã có sự chuẩn bị, sắp xếp để rời thân xác.Coi như cái áo này đã cũ rồi, cần phải đi tìm chiếc áo mới khác tốt đẹp hơn. Và khi linh hồn rời khỏi xác thân, tất cả các Thức đều bị hủy diệt.Tại sao?Vì những Thức đó là những thức giả tạm, không vĩnh viễn, xem như là phương tiện cho những bộ phận của thể xác mà thôi. Kể cả Mạc Na Thức cũng không được xem là một thức vĩnh viễn. Duy nhất được xem là vĩnh viễn, chính là A Lại Da Thức và thức này đảm nhận công việc của một ngăn chứa. Chứa cái gì?

Chứa thuần những sự việc quan trọng, không quan trọng thì không chứa!Việc  không  quan  trọng  thì  tạm  thời  chứa  trong  Mạc  Na Thức,  khi  linh  hồn  đã  rời  khỏi  thân  xác  rồi  thì  Mạc  Na Thức cũng bị hủy diệt.

Vì Sao?   Vì tất cả những thứ mà Mạc Na Thức chứa lại cũng là giả tạm, nếu so với cái giả tạm của Lục Thức thì cái giả tạm của Mạc Na Thức có tính cách kéo dài hơn. Để chi? Để chờ đợi, chờ đợi coi có sự chuyển hóa hay không?Sự chuyển hóa đó từ ở đâu? Chính là ở cái Tâm. Một người trước kia có một tâm không lành, nhưng sau một thời gian tu tập, nghe Pháp, hiểu Pháp, hành Pháp và nhận xét  rằng  mình  đã  làm  chuyện  sai,  cho  nên  hoán  chuyển tâm mình để trở nên tốt đẹp hơn. Khi trở nên tốt đẹp hơn, điều đó là vĩnh viễn, được Mạc Na Thức ghi nhận. Và Mạc Na Thức sẽ giữ đó cho đến ngày người đó lìa đời, nếu tâm người đó vẫn trước sau như một, sau khi đã chuyển hóa rồi mà không có gì thay đổi cả, thì Mạc Na Thức trước khi bị hủy diệt, sẽ chuyển cái sự việc tốt đẹp đó vào trong A Lại Da Thức, xem như là một điểm son cho người đó.Nếu một người luôn sân hận, có nhiều tánh xấu, thường làm những chuyện sai trái, Mạc Na Thức sẽ tích tụ không sót một điều nào cả. Cho nên cần ghi nhớ: mình có thể che dấu được kẻ khác, chớ không thể nào che dấu chính bản thân mình. Chính bản thân mình là cái gì?Chính là cái Mạc Na Thức đó! Một tư tưởng vừa khởi lên, chưa được chuyển đạt thành lời, Mạc Na Thức tức khắc ghi  nhận  liền.  Và  nếu  không  được  sửa  đổi  cho  tới  ngày

nhắm mắt, tất cả mọi thứ sẽ trở thành vĩnh viễn và sẽ được chuyển vào trong A Lại Da Thức có thứ tự lớp lang.Trước khi linh hồn rời khỏi thân xác, những cái gì thuộc về vĩnh viễn thì Mạc Na Thức chuyển vào trong A Lại Da Thức. Những cái gì có tính cách tạm bợ thì bỏ ra ngoài, không kể tính. Tất cả các thức: Lục thức lẫn Mạc Na Thức đều bị hủy diệt. Linh hồn ra đi chỉ mang theo A Lại Da Thức mà thôi.Chính cái linh hồn đó, khi còn trong một thân xác sống động thì gọi là NGƯỜI. Nhưng khi người đó không còn hơi thở nữa thì gọi là VONG. Linh hồn vì không còn thân xác nữa để trụ vào, cho nên được gọi một cách đúng nghĩa là Thần Thức.Danh từ Thần Thức nói lên sự linh hoạt, mầu nhiệm không thể bàn luận cho cùng của Linh Hồn, chớ không phải là vì linh hồn có thần thông quảng đại gì cả. Cái linh hồn đó mang cái A Lại Da Thức đi theo mình. Nếu trong A Lại Da Thức chứa toàn là điều sân hận, chứa toàn là những điều quấy trá, chứa toàn những điều đau thương,

điều đó nói lên cái gì? Nói lên rằng: người đó khi còn sống đã gieo nhân không lành. Chứa sân hận cũng là gieo Nhân không lành, chứa đau khổ cũng gieo Nhân không lành, chứa những điều quấy trá cũng là gieo Nhân không lành.Tất cả mọi thứ sẽ theo nghiệp lực mà người đó đã tạo ra và được hành xử theo luật Nhân Quả. Người đó tạo nghiệp không lành với một kẻ khác, nhưng

muốn tạo nghiệp với kẻ khác thì, điều trước tiên là người đó đã gieo nhân không lành với kẻ khác đó, khi vòng nghiệp lực đã đóng lại rồi, thì cốt tủy của vòng nghiệp lực là một sự tác động của Nhân và Quả.Cho nên tất cả nghiệp lực đều dính chặt vào Nhân và Quả. Thần thức đó bị vướng mắc, chính là vướng mắc ở cái Nhân và Quả. Giải quyết những vướng mắc của thần thức là giải thích cho thần thức hiểu rằng: tôi đã làm điều không hay, không  phải,  chẳng  qua  là  vì  tôi  đã  gieo  Nhân  không  lành,  bây giờ Quả không lành lại đến với tôi. Vì Quả tôi nhận được không  lành  cho  nên  tôi  bị  vướng  mắc,  chính  vì  vậy  mà vong không thể siêu thoát được! Cho nên, siêu độ cho vong là vạch rõ cho vong hiểu rằng: cái A Lại Da Thức mà vong đã mang theo chứa toàn là Nhân xấu, ngày giờ này giúp cho vong có một trí huệ, trí  huệ đó ví như một ngọn đèn, giúp vong lựa lọc lại những cái Nhân mà mình đã mang theo. Điều thú vị là khi đã trở thành một cái vong rồi (mà phải nhớ rằng là vong trong vòng 49 ngày chớ không phải vong sau 49 ngày), thần thức mới nhận chân ra được rằng: từ bấy lâu nay cái túi A Lại Da Thức của tôi đã chứa quá nhiều những hạt lép, hạt không tốt, hạt hư thúi. Ngày giờ này nó làm cho tôi nặng nề, khó khăn cất bước.Bây giờ tôi phải làm sao?Chính người chủ lễ phải giúp cho vong có được chút trí huệ để phân định được: hột nào tốt, hột nào xấu. Sau khi lựa lọc lại những cái nhân mà mình đã mang theo thì, với sự giúp đỡ của người chủ lễ, thần thức đó đã nhìn thấy được một sự không cân bằng của cán cân. Thời gian 49 ngày là thời gian đặc ân, để giúp cho vong làm sao chuyển hóa được những cái nhân không lành của mình,  thành  ra  những  cái  nhân  lành.  Và  nếu  biết  tu  tập trong  49  ngày  thì  sự  chuyển  hóa  sẽ  dễ  dàng,  chừng  đó, vong sẽ nhẹ nhàng để cất bước.

Đó là lý do vì sao bắt buộc phải dùng nghi thức Sám Hối, để giúp cho vong nhẹ nhàng hơn trong thời gian 49 ngày. Sám hối là một hành động để diễn tả, để nói lên rằng tôi ăn năn, tôi hối hận, tôi tiếc hối vì tôi đã tạo nên những cái nhân không lành.Vong phải biết rõ vì sao mà mình lại có quá nhiều cái nhân  không lành? Và nhờ có sám hối, mà vong mới hoán chuyển được  những  cái  nhân  không  lành,  thành  những  cái  nhân lành. Mà một cái vong ra đi với nhiều cái nhân lành thì đâu có gì là cực nhọc, đâu có gì là nặng nề nữa đâu.

Để phân định được những cái Nhân nào lành, những cái Nhân  nào  không  lành,  vong  bắt  buộc  phải  có  được  một chút trí huệ. Có trí huệ như đeo ngọn đèn ở trước trán, đi tới là có ngọn đèn soi sáng rồi, do đó mà biết được đường nào mình sẽ phải đi.Có một điều rất là lý thú và rất là lợi lạc mà ít ai để ý đến. Siêu độ cho vong, chỉ có 3 con đường để lựa chọn: hoặc vềCõi Người, hoặc về Cõi Trời, hoặc về Cõi Phật.Không có trường hợp “rơi” xuống Tam Đồ! Dù người đó khi hắt hơi, có những dấu hiệu bị đọa vào Tam Đồ, nhưng trong vòng 49 ngày, nếu thân nhân ra sức giúp cho vong linh tu tập, thì việc hoán chuyển từ Tam Đồ lên Cõi Người sẽ rất là dễ dàng, không khó khăn; nhưng, quá 49 ngày rồi thì người có dấu hiệu bị đọa Tam đồ phải theo đúng Tam Đồ mà đi, nếu không được siêu độ. Vì vậy, 49 ngày là thờigian đặc ân, thời gian để hoán chuyển cảnh giới nếu được siêu độ đúng cách.

Nếu thân nhân không lợi dụng thời gian đặc ân này để làm bất kỳđiều gì cho vong linh hết, thì rất uổng, rất uổng! Gần như đa số những người thân của vong linh, có lẽ vì tánh lơ là, không để ý, xem việc chết, sống là lẽ thường,  cho  nên  rất  ít  ai  chịu  quan  tâm  đến  việc  siêu  thoát  của vong linh. Vong linh có an ổn ra đi chăng? Hay còn lang thang, vất vưởng trong địa ngục đọa đày? Vong linh có đau khổ chăng? Có tìm được một cảnh giới tốt đẹp, hạnh phúc chăng?Hầu hết chúng sanh nghĩ rằng, chôn xuống một thi hài là xong chuyện! Không bao giờ nghĩ rằng, trong cái thân xác được chôn xuống đó, còn có cái linh hồn. Và chính cái linh hồn đó mới điều khiển được thân xác, nếu không có linh hồn thì không thể điều khiển cái thân xác được. Dù cái thân   xác đó có đẹp cách mấy, có tốt cách mấy thì cũng vẫn là một đống thịt mà thôi!Cho nên, cái linh hồn đó không biến mất khi thân xác đã tan rã, mà linh hồn đó có phận sự đi tìm một thân xác mới. Cái linh hồn đó không bao giờ bị hủy hoại, chỉ có thể bị đọa đày, nhưng không tan biến. Vì vậy mà phải giúp cho cái linh hồn được tốt đẹp, vì cái linh hồn có được tốt đẹp, thì thân xác mang linh hồn đó mới thật sự tốt đẹp được.Còn nếu như một linh hồn có quá nhiều nặng nề, không tốt, thì cái thân xác sau này ở trên dương thế chứa đựng cái linh hồn quá xấu xí, cũng sẽ trở thành xấu xí. Phải hiểu rõ được điều đó để thấy rằng, càng làm cho linh hồn tốt đẹp nhiều chừng nào, thì người trên dương thế sẽ được hoán chuyển, sẽ được sửa đổi một cách tốt đẹp. Cho nên giúp đỡ cho vong linh, là giúp đỡ cho một số đông chúng sanh trong tương lai được tốt đẹp hơn. Một linh hồn biết tu tập, hiểu biết điều phải trái, có trí huệ thì dù tiến vào một thân xác nào, thì thân xác đó cũng khởi sắc, và ảnh hưởng tốt đẹp cho những người chung quanh.Còn một điều rất thú vị: đó là một sự gạn lọc! Gạn lọc để tất cả những cái gì không tốt đẹp sẽ được để qua một bên và làm cho nó trở nên tốt đẹp. Còn những cái gì đã tốt đẹp rồi thì giúp cho nó càng ngày càng thăng hoa. Tới một lúc nào đó, Cõi Ta Bà sẽ có vô số người tốt đẹp.

       Sau khi một người chết đi, gia quyến phải tổ chức nghi lễ  "cúng thất" trong vòng bảy bảy bốn chín ngày, người nhà phải lập đàn Phật pháp để siêu độ vong linh. Đây là một tập tục chịu ảnh hưởng từ cả Phật giáo và Đạo giáo.

Vì sao phải siêu độ vong linh

Vong linh ở dưới âm gian sẽ được quân quỷ áp giải đến địa ngục để chịu sự phán xét của Diêm Vương. Lúc này, trên dương gian, thân nhân của người chết sẽ phải siêu độ vong linh cho người đó. Phật giáo cho rằng, người bình thường sau khi chết đi, trừ một số kẻ phạm tội ác tày trời sẽ lập tức phải xuống địa ngục và một số người người nhân đức từ bi sẽ được lên trời ngày, còn lại đểu không được đầu thai chuyển kiếp ngay tức thì. Những vong linh chưa được đầu thai không phải là quỷ mà được gọi là "thân trung ấm", là một dạng thân thể tồn tại trong quá trình từ sau khi chết đến khi được chuyển kiếp. Thời Gian tồn tại của "thân trung ấm" thường là 49 ngày; trong thời gian này, vong linh có thể chờ đợi cơ duyên chuyển kiếp chín muối. Vì vậy, trong vòng 49 ngày sau khi con người chết đi, nếu gia quyến hoặc thân bằng cố hữu có thể mời đạo sĩ, sư sãi đến lập đàn siêu độ cho vong linh thì người chết sẽ vì vậy mà được đầu thai vào một nơi tốt đẹp hơn.

Thời gian siêu độ vong linh Vì “hin trung ấm” thường tồn tại trong 49 ngày sau khi con người chết đi nên Phật giáo chủ trương thời gian siêu độ tốt nhất cho vong linh chính là trong vòng 7 tuần. Nếu để lỡ thời gian 7 tuần này, chốn đầu thai đã định, khi đó mới lập đàn siêu độ, thì cũng hữu dụng nhưng sẽ chỉ có thể tăng thêm chút phúc phận cho vong linh mà thôi, tuyệt nhiên không thể thay đổi chốn đầu thai của vong linh được nữa. Đạo giáo cho rằng, sau khi con người chết đi, cứ 7 ngày lại là một “kỵ”, mỗi kỵ qua đi là một phách sẽ tiêu tan; đến thời điểm bảy bảy bốn hin ngày thì cả 7 phách sẽ tiêu tan hết. Vì vậy, nhất định phải siêu độ vong linh trước khi cả bảy phách đểu tiêu tán hết.

Những hoạt động trong thời kỳ “cúng tuần thất”

         Trong thời kỳ "cúng tuần thất", cứ cách 7 ngày, thân nhân của người chết lại phải cúng một lần, mời đạo sĩ đến niệm kinh tạo phúc cho người chết. Phương thức cúng tế mỗi lần không hoàn toàn giống nhau. Lễ "cúng thất" đầu tiện thường được tổ chức vào ngày thứ sáu sau khi người chết qua đời. Trong Hồi thứ 63 của tác phẩm "Kim Bình Mai" có viết: "Đến tuần thất đầu tiên, 16 sự tăng của chùa Báo  n đều có mặt, Hoàng tăng quan ngồi ở vị trí đầu tiên, dẫn đầu các sư tăng lập Thuỷ lục đạo tràng, niệm kinh Pháp Hoa". Lễ "cúng thất" thứ hại được tổ chức vào ngày thứ mười bốn sau khi người chết qua đời. Lễ "cúng thất" thứ ba, các hoà thượng sẽ niệm kinh "Thụ sinh”đến buổi tối sẽ "phóng Diệm khẩu" (bố thí cho quỷ đói). "Diệm khẩu" (quỷ đói) là dịch âm tiếng Phạn, là tên gọi của vua quỷ đó. Mục đích của việc bố thí cho quỷ đói là để để phòng người chết sẽ đầu thai trở thành quỷ đối cung thất" thứ tư thường do thân nhân của người chết bỏ tiền mời hòa thượng đến nhà niệm kinh. Hồi thứ 30 trong tác phẩm "Hồng lâu mộng có miêu tả lễ cúng thất tuần thứ tư chi Tần Khả Khanh việc siêu độ vong linh trong lễ "cúng thất" thứ năm sẽ do các đạo sĩ thực hiện.

Đối tượng chủ yếu của việc siêu độ

Vong linh của chúng sinh trong các cõi địa ngục và cõi quỷ đói và "thân trung ấm" đang trong bảy bảy bốn chín ngày sau khi chết, bao gồm cả những chủ nợ, oan gia mà chúng ta đã kết oán hay đã làm tổn thương đến họ trong không biết bao nhiêu kiếp, những cô hồn dã quỷ không người cúng tế, vong linh của các bậc bề trên thuộc các đời trước cũng như những người thân trong gia đình đã mất trong kiếp này.

Tại Sao Nên Siêu Độ Cho Thân Nhân Ở Tại Nhà? 

    Tại sao thân nhân nên làm việc siêu độ cho vong linh tại nhà trong 49 ngày, mà không ký linh (gửi) cho chùa chiền?Thông thường, việc ký linh vào chùa là vì những lý do sau đây:

1.  Thân nhân hay sợ hãi, nhất là có rất nhiều người sợ ma, không dám để hình của hương linh ở nhà, vì thấy rằng đi ra đi vào cứ nhìn thấy hình của người mới mất, có cảm tưởng rằng người đó đang phảng phất đâu đây, cho

nên cứ sợ hãi. Vì vậy mà đem ký linh thân nhân mình vào chùa cho đỡ sợ.

2.  Vì không biết những nguyên tắc, những nghi thức để cúng cho vong trong thời gian 49 ngày.

3.  Do sự biếng nhác của thân nhân, vì phải làm công việc đó trong suốt 49 ngày. Đây là sự thật, không thể phủ nhận!

4.  Vì những thân nhân của hương linh không tha thiết đến việc tu tập, cho nên cứ đem hương linh giao phó cho chùa chiền, rồi thì chùa chiền muốn làm gì cũng được. Sau 49 ngày là phủi tay xong việc!

5.  Thân nhân cho rằng: vì bận bịu với công việc làm ăn hằng ngày nên không có thì giờ để hành trì siêu độ cho người quá vãng.

Đối với người chủ lễ chưa biết tu tập, thì đây là một cơ hội tốt để người này, vừa bày tỏ lòng thương yêu của mình đến người quá cố và cũng là dịp để tập tễnh bước vào đường tu tập. Dù là một sự bắt buộc tu tập, hay là một sự phát nguyện tu tập, đây vẫn là một dịp rất tốt để làm bàn đạp cho việc thăng hoa sau này.Lúc đầu thì cảm thấy khó chịu, lúng túng, nhưng sau đó không  bao  lâu,  khi  suy  nghĩ  lại,  vì  tình  thương  yêu  của mình đối với người đã mất, cũng mong mỏi cho người đã mất được ung dung tự tại, được siêu thoát nhẹ nhàng, cho nên, thôi thì bấm gan bấm bụng mà tu! Rồi thì từ từ, mỗi

ngày một chút, đến khi thâm nhập lúc nào không hay. Vì vậy mà thời gian 49 ngày, đủ để giúp cho một người, từ một tư tưởng, một cảm giác bị bắt buộc, trở thành ra tự nguyện hay phát nguyện tu tập.Việc siêu độ cho hương linh ở tại nhà có một điều lợi ích, là sự giúp đỡ cho hương linh được dễ dàng hơn. Trong 49 ngày, hương linh chưa nhận ra được mình đã mất, vẫn còn lẩn quẩn ở trong gia đình, cho nên hương linh không cảm giác nhiều về sự đói lạnh, vẫn còn cảm nhận được không khí  gia  đình.  Vì  vậy,  người  chủ  lễ  sẽ  cảm  thấy  gần  gũi hơn với hương linh, và vì biết rõ được những điều thầm

kín, những khúc mắc của hương linh, người chủ lễ sẽ tỉ tê, khuyên giải mỗi ngày. Như vậy giúp cho hương linh bừng sáng rất nhiều.Số hương linh ký gởi tại chùa quá đông, người chủ lễ ở tại chùa cũng không có nhiều thì giờ để tìm hiểu gốc gác, ngọn ngành của mỗi hương linh. Việc đánh thẳng, đánh mạnh vào trong những khúc mắc của mỗi hương linh, hoặc tỉ tê, khuyên giải từng vong linh mỗi ngày, điều đó vị chủ lễ gần như bó tay, không làm được. Ngoài ra, còn phải kể đến tâm thành, tâm lực, đạo lực của người chủ lễ rất là nhiều. Nhà chùa lấy dạ Từ Bi đối với Phật Tử, không nỡ chối từ bất cứ một hương linh nào cả. Tuy nhiên, làm sao có thể so sánh được sự săn sóc của viện dưỡng lão với sự chăm lo, chắt chiu của gia đình, đối với thân nhân già nua hay tàn tật của mình.Nếu cảm thấy rằng: việc siêu độ cho hương linh đem lại lợi lạc cho kẻ Dương Thế lẫn người cõi Âm thì nên tiến hành việc siêu độ tại nhà, làm giảm bớt đi gánh nặng cho nhà chùa.Hương linh để tại nhà cũng vẫn tốt hơn, vì ngoài người chủ lễ, còn có thể có những người thân khác; tuy rằng họ không được như người chủ lễ, nhưng cũng đem tấc dạ chân thành của mình ra để cầu nguyện cho hương linh, thì cũng giúp cho hương linh rất nhiều trong vấn đề siêu thoát. Cho nên, một người nào có thân nhân vừa mới qua đời, nên cố gắng tự mình siêu độ cho vong linh của thân nhân mình, vì đó là cơ hội để giúp cho mình có thể bước vào đường tu tập, hoặc được thăng tiến trên đường đạo, nếu mình đã từng có tu tập rồi, và điều quan trọng là dễ dàng giúp cho thần thức của thân nhân mình hiểu biết và rung động để siêu thoát được. Việc sợ hãi một người mới mất, đó là vấn đề tâm lý. Thật sự ra mình phải nghĩ rằng: một khi mình mất rồi, những người khác có sợ như vậy hay không? Tại sao mình lại sợ một cái vong? Cái vong không làm gì được cả. Đối với một người vừa mới qua đời, tất cả mọi việc chung quanh họ đều  làm cho họ rất bỡ ngỡ. Khi còn sống, họ nhìn sự vật với đôi mắt của họ, với nhãn thức của họ, tất cả mọi thứ đều đóng khung. Họ không thể nào nhìn cái gì quá cái khung của đôi mắt họ được. Nhưng một khi đã trở nên một cái vong rồi, tầm nhìn của họ không bị đóng khung nữa. Họ có thể nhìn thấu hết tất cả mọi vật. Ngay cả những thân nhân của họ, tâm tánh như thế nào, họ đều nhìn thấu rõ, nhưng bảo rằng, những vong này có thể làm hại bất kỳai thì việc đó không có. Vong mới vừa mất chưa đủ sức để làm việc đó đâu! Như vậy đâu có gì để phải sợ hãi cái vong?Tại sao lại có sự phân biệt giữa người đã mất với người còn sống? Sự sợ hãi có được là do người còn sống tự đặt một ranh giới, giữa người đã mất và người chưa mất. Giả sử rằng, người đã mất này hiện đang ở cùng một khu phố với mình, mà mình không biết được rằng người này đã mất, thì liệu rằng mình có sợ hãi hay không? Cho nên, tất cả đều là do người sống đặt ranh giới để tạo sự sợ hãi. Phải hiểu rằng: Sanh -Lão -Bệnh -Tử, có sanh thì có tử, người đi trước, kẻ đi sau, không ai thoát được vòng lẩn quẩn đó, vì vậy mà nên từ bỏ tư tưởng sống chết. Hãy xem đó là một điều đương nhiên phải chấp nhận! Có sanh ra thì phải có chết, để không cảm thấy rằng, có một sự khác biệt ở trong đó. Trong phần nghi thức siêu độ, mỗi ngày, trước khi hành lễ, người chủ lễ phải trì Chơn Ngôn Phát Hào Quang. Câu Chú này giúp cho trong nhà rất thanh tịnh, không có gì phải sợ hãi cả.Kế tiếp là phải tự hỏi rằng, mình có thật lòng chan chứa tình cảm với người đã mất hay không? Có xem người đó giống như thuở người đó còn sống hay không? Có một tình thương dạt dào với người đó hay không? Khi người đó còn sống thì mình làm thế nào để giúp cho người đó được vui vẻ, được cảm thấy hạnh phúc? Bây giờ người đó không còn hiện diện nữa, phải làm cái gì để giúp cho người đó được tốt đẹp, được thăng hoa? Khi còn sống thì người đó hưởng hạnh phúc, nhưng khi người đó đã mất rồi thì người đó phải được thăng hoa. Khi mình đặt những câu hỏi đó, thì mình sẽ có câu trả lời là, “tôi phải làm một cái gì!” Và chính câu trả lời, tôi phải làm cái gì để giúp cho thân nhân của tôi được thăng hoa, sẽ giúp cho tôi tìm tòi tất cả những phương cách, phương tiện để giúp đỡ cho thân nhân. Khi đã hiểu được chuyện đó rồi thì dễ dàng bước vào việc tu tập. Việc tu tập, bước ban đầu là vì thân nhân, cho thân nhân, tất cả giúp cho thân nhân; nhưng chắc chắn rằng, sau 49 ngày, người chủ lễ sẽ có một cảm giác rằng, chính thân nhân quá cố đó đã giúp cho tôi bước vào đường tu tập lúc nào không hay. Cho nên có lợi cho cả đôi bên, một khi vẫn có lợi cho cả đôi bên thì tại sao không thực hành? Tại sao còn phải đắn đo? 

Siêu Độ Cho Thân Nhân

Việc siêu độ cho thân nhân sẽ bao gồm những phần sau

đây:

1.  Chuẩn bị cho người chủ lễ:

a.  Người chủ lễ biết tu tập

b.  Người chủ lễ chưa biết tu tập

c.  Những điều kiện cho người chủ lễ

2.  Chuẩn bị cho hương linh

3.  Hướng dẫn phần nghi thức

4.  Nghi Thức Siêu Độ và Sám Hối

5.  Hồi hướng

Chuẩn Bị Cho Người Chủ Lễ


Người Chủ Lễ Biết Tu Tập Tu tập

    Chuẩn bị cho người chủ lễ là một việc vô cùng quan trọng, nếu không chuẩn bị một cách kỹ càng, chu đáo, sẽ khó lòng thuyết phục được vong.Người chủ lễ có thể là một người biết tu tập, tuy nhiên, một người chưa từng làm quen với việc tu tập, cũng vẫn đảm nhận được việc siêu độ một cách dễ dàng, tốt đẹp. Người Chủ Lễ Biết Tu Tập Tu tập nơi đây phải được hiểu là Tu Tập chân chính, có nghĩa là:Luôn luôn kiểm soát TÂM - Ý - TÁNH của mình. 

           Thấu triệt những nguyên tắc căn bản của việc tu tập: Giữ Tâm bình, Giữ Ý không phát khởi, sửa Tánh xấu  thành Tánh tốt.

         Thời khóa tu tập hằng ngày lúc nào cũng phải bao ồm Sám Hối, Trì Chú, Niệm Phật.

         Đọc Pháp, Hiểu Pháp, Tư Duy Pháp và áp dụng Pháp vào cuộc sống Đời lẫn Đạo.

      Giữ cho mình một TƯ CÁCH đúng nghĩa của người  tu tập.

Một sự tu tập chân chính sẽ mang đến cho hành giả một  ánh hào quang bao bọc chung quanh người. Ánh hào quang này dày hay mỏng, màu sắc thay đổi tùy theo cường độ tu tập cao hay thấp của hành giả.

Người tu tập chân chính lâu năm, hào quang phải phát sáng. Nếu hào quang không phát sáng thì có nghĩa là đường tu tập không đúng lối.Công năng tu tập qua nhiều ngày tháng sẽ mang đến cho hành giả một Đạo Lực, do ở việc Trì Chú - Niệm Phật.Nếu một người chủ lễ vừa có được ánh hào quang sáng  rực, vừa có được Đạo Lực mạnh mẽ, sẽ tạo nên một uy lực, khiến cho vong nhìn vào sẽ tỏ lòng kính phục và dễ dàng nghe theo lời khuyên bảo của chủ lễ.

 

Người Chủ Lễ Chưa Biết Tu Tập

Người chưa tu tập bao giờ, nhưng nếu muốn siêu độ cho một vong linh thì họ bắt buộc phải có một Tâm Lực rất… rất cao.TÂM LỰC là một sức mạnh xuất phát từ TÂM, được kết hợp bởi TỨ VÔ LƯỢNG TÂM. Phải là một người có lòng TỪ - BI - HỶ - XẢ thì mới có thể tạo được một Tâm Lực vững chắc.

Một  người  chưa  biết  gì  về  việc  tu  tập,  nhưng  với  tất  cả tấm lòng, tất cả sự thương yêu trìu mến, sự mong mỏi, sự tha thiết của mình đối với một vong linh, tất cả sự nồng nàn đó góp tạo lại thành một sức mạnh to lớn mang tên là

Tâm Lực. Tâm Lực cũng vẫn phát ra được ánh hào quang, nhưng nếu so với ĐẠO LỰC thì yếu hơn nhiều và không được rực rỡ lắm.Để giúp cho việc Siêu Độ vong linh mang lại một kết quả thật viên mãn, LacPhap.com xin hân hạnh trao tặng cho người hữu duyên một câu Thần Chú. Nếu là người vừa có ĐẠO LỰC vừa có TÂM LỰC, khi trì câu Chú này, hào quang sẽ rực sáng như vòng lửa bao bọc chung quanh mình. Nếu một người chỉ có thuần Tâm Lực, câu Chú này sẽ làm cho hào quang của người đó được sáng rực lên (chỉ trong thời gian hành lễ mà thôi). Nếu muốn được hào quang một cách vĩnh viễn, đúng nghĩa, thì bắt buộc phải thường xuyên tu tập.  Câu Chú đó là:

CA SA THA PHA

 

(Khi trì Chú, hai tay bắt Ấn: Kiết Tường Kim Cang)


  1/Bắt đầu: tay bắt Ấn Kiết Tường     2/Kế tiếp: xếp 3 ngón xuống trở thành

GHI NHỚ

  Người trì câu Chú này, dù rằng chưa biết tu tập, cũng vẫn phải là một người chân chính. Người theo tà đạo hoặc người có Tâm Không Lành,

trì câu Chú này sẽ không mang lại kết quả tốt đẹp. Tâm Lực là một sự kết hợp của Tứ Vô Lượng Tâm xuất phát từ Tâm mà ra, người theo tà đạo hoặc tâm

không  chân  chính  thì  không  thể  có  một  Tâm  Lực dũng mãnh được.

 Suốt trong thời gian 49 ngày siêu độ cho vong linh, chủ lễ có Đạo Lực nên trì thường xuyên câu Chú này (ngoài thời gian hành lễ) để cho hào quang của mình luôn rực sáng.Người chủ lễ chỉ có Tâm Lực mà thôi, càng cần phải trì câu Chú này thật nhiều, để chắc chắn rằng hào quang của mình

luôn phát sáng và khuyên bảo vong sẽ dễ dàng nghe theo.Siêu độ cho một vong linh cần cái gì? Cần tấm lòng chân thật, cần người chủ lễ siêu độ phải là một người tu tập chân chính, người xuất gia trong cửa Đạo cũng tốt, mà người tại gia ngoài cửa Đạo thì cũng không có gì đáng nói, nơi đâu cũng được, miễn là một người hết dạ chân thành, dốc lòng tu tập và biết nghĩ đến chúng sanh. Nếu là người trong cửa Đạo đảm nhận việc siêu độ, thì người trong cửa Đạo phải xem hết tất cả chúng sanh đều là thân bằng quyến thuộc của mình, để mới có thể đem hết tấm lòng mà siêu độ, hộ niệm cho vong linh bằng Đạo Lực và bằng chính Tâm lực của mình. Còn người ngoài cửa Đạo cũng vẫn phải đem Đạo Lực của mình (nếu có) kèm theo với Tâm Lực rất mạnh của mình để mà siêu độ cho người thân của mình hoặc là một người mà mình thương mến, mình lo lắng, mình chăm sóc khi họ còn tại thế. Cho nên, dù trong cửa Đạo hay ngoài cửa Đạo, việc siêu độ không phân biệt bất kỳ ai.

Nếu chủ lễ là con Trưởng trong gia đình, hay là Trưởng Tộc trong dòng họ, hoặc bất cứ người nào thuộc về thân nhân của người quá cố, thậm chí là bằng hữu, quen biết, cũng đều được cả. Điều quan trọng chính là sự chân thành

của người chủ lễ. Nếu người chủ lễ đảm nhận việc siêu độ nhưng không đem hết dạ chân thành của mình, sự mong mỏi của mình để giúp cho vong linh được siêu thoát, thì việc đó sẽ không mang đến một kết quả nào cả, dù trong

cửa Đạo hay ngoài cửa Đạo cũng vậy thôi! Cho nên phải nhớ kỹ một điều là, Đạo Lực cộng với Tâm Lực mới có thể giúp được cho vong linh siêu thoát. Có Đạo Lực mà không có Tâm Lực thì không thể nào làm việc có kết quả được; nhưng nếu chỉ có một Tâm Lực thôi,nhưng một Tâm Lực rất caothì kết quả tốt đẹp vẫn có thể đạt được như thường.

Những Điều Kiện Cho Người Chủ Lễ

Người chủ lễ phải đạt một vài điều kiện sau đây để cho tư cách của mình gia tăng lên, như vậy thì việc mình hướng dẫn một vong linh mới đến nơi đến chốn, không mất thì giờ và tạo nên được công đức.

1. Phải Trường Chay Trong 49 Ngày:

Khi người chủ lễ tại giađứng ra siêu độ cho một vong linh, người đó bắt buộc phải Trường Chay trong suốt thời gian làm lễ (49 ngày). Phải chịu khó dùng những thức ăn thanh, đừng dùng những thức ăn nặng, vì những thức ăn thanh dễ dàng giúp cho ánh hào quang của câu Chú được phát sáng và lời niệm Phật được phát sáng. Nếu không trường chay thì rất khó lòng nói để cho vong nghe lắm. Người đời không nhìn thấy được những gì xa hơn tầm mắt của họ, cho nên không nhận ra được sự thán phục của vong, hay sự hờ hững của vong đối với người chủ lễ. Vì vậy, người chủ lễ muốn nói cho vong nghe thì phải có đủ tư cách. Trên dương thế, một người muốn cho kẻ khác nghe mình, theo mình, làm theo những gì mình muốn, đều bắt buộc phải có tư cách và phải có uy, thì mới có thể lôi kéo được kẻ khác theo mình.

2. Thọ Trì Tam Quy và Giữ Ngũ Giới:

Người trong cửa Đạo (xuất gia) thì đương nhiên là đã thọ trì Tam Quy và giữ Ngũ Giới (giữ còn nhiều hơn 5 giới nữa). Tuy  nhiên,  nếu  người  trong  cửa  Đạo  làm  những  chuyện sái quấy, phạm giới thì khó lòng siêu độ cho vong linh vì người đó thiếu cái uy nghiêm khiến cho vong không nghe theo lời khuyên bảo.Người tại gia, tu tập chân chính, việc thọ Tam Quy, trì ngũ giới là việc đương nhiên.Người chưa từng tu tập, làm chủ lễ với tất cả Tâm Lực của

mình, trong thời gian 49 ngày phải phát nguyện thọ trì Tam Quy  và  giữ  ngũ  giới,  để  cho  người  đó  được  nhẹ  nhàng, không tạo cơ hội cho một nghiệp chướng xảy ra. Chính bản thân người đó đã mang nghiệp chướng rồi, bây giờ trong suốt 49 ngày, lại mang thêm hết nghiệp chướng này đến nghiệp chướng khác, như vậy rất là nặng trĩu. Tự bản thân của họ đã đeo đá nặng rồi, thì khó lòng có thể khuyên bảo ai được nữa, cho nên tối thiểu cũng phải làm “NHẸ” người của mình trong suốt 49 ngày, để cho hào quang được phát sáng. Dù rằng hào quang đó tạm thời phát sáng trong thời gian mình dẫn dắt vong, cũng vẫn phải làm cho người mình được nhẹ nhàng. Nếu người mình không nhẹ nhàng, thì hào quang từ câu Chú CA SA THA PHA cũng vẫn không thể

giúp cho mình phát sáng hào quang được đâu. Sau thời gian siêu độ, nếu người đó muốn tiếp tục giữ Tam Quy Ngũ Giới thì rất tốt, còn không muốn tiếp tục thì cũng Tuy nhiên nếu người đó vẫn tiếp tục tu tập, và trong quá

trình tu tập, họ hồi hướng cho bản thân họ được thân tâm chánh niệm, cho oan gia của họ, cho nghiệp chướng của họ được tiêu trừ để giải những món nợ đối với oan gia của họ, rồi họ cũng hồi hướng cho thân nhân đã quá cố mà họ  giúp cho siêu độ, như vậy là một chuyện quá sức tốt! Có thể nói rằng: chính nhờ vào vong linh đó, mà người chủ lễ có cơ hội bước vào đường tu tập. 

Nghi Thức Thọ Tam Quy và Giữ Ngũ Giới Cho Người Chưa Biết Tu Tập

Người chưa hề thọ Tam Quy, trì Ngũ Giới, nếu làm chủ lễ siêu độ cho vong linh thì phải theo nghi thức sau đây. Trong buổi lễ đầu tiên, trước khi bắt tay hành lễ, người chủ lễ thắp hương đứng trước bàn thờ Phật, khấn nguyện như sau:

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. o(1 lạy)

Con tên là ____, ngày hôm nay con xin đem hết Tâm Lực của mình để làm chủ lễ siêu độ cho thân nhân của  con  vừa  mới  qua  đời,  hương  linh  tên  là  ____, Pháp danh ____, sanh ngày____, mất ngày____.

Cúi xin chư Phật và Bồ Tát chứng minh cho con:

 Thành tâm Quy Y Phật  (1 lạy)

 Thành tâm Quy Y Pháp  (1 lạy)

 hành tâm Quy Y Tăng o (1 lạy) 

Con cũng xin phát nguyện giữ Ngũ Giới:

  Con nguyện Không Sát Sanh

 Con nguyện Không Trộm Cắp

  Con nguyện Không Tà Dâm

  Con nguyện Không Nói Láo

  Con nguyện Không Uống Rượu

Và con nguyện trường chay trong suốt 49 ngày hành

trì lễ siêu độ. Con cầu xin thân tâm nhẹ nhàng, thơ

thới, có đủ uy lực để dẫn dắt, hướng dẫn cho vong

linh thoát được những vướng mắc, tìm được đúng

hướng đi của mình để thác sanh.

     Nam mô Chứng Minh Sư Bồ Tát Ma Ha Tát, tác đại  chứng minh. (1 lạy)\

Trong suốt 49 ngày, trước khi bắt đầu  hành lễ, người chủ lễ này đều phải luôn luôn khấn nguyện: 

Con tên là ____ ngày hôm nay con vì hương linh, phát nguyện thọ Tam Quy, trì Ngũ Giới, giữ trường chay, tu tập, giữ cho thân tâm luôn được thanh tịnh.

Nam Mô Chứng Minh Sư Bồ Tát Ma Ha Tát. (1 lạy)

Sau đó thì trì câu Chú CA SA THA PHA trong 15 phút trước khi bắt đầu hành lễ. Nên giữ tâm thanh tịnh lúc trì Chú, có nghĩa là tránh Tâm Viên Ý Mã, quán tưởng hào quang rực sáng chung quanh mình. 


Làm Một Thiện Tri Thức Cho Vong Linh 

Trên dương thế, người thiện tri thức là người giúp đỡ, dẫn dắt cho một chúng sanh từ đường tối bước ra đường sáng, từ vũng bùn lầy bước ra chỗ đất khô ráo. Vai trò của người Thiện tri thức là dẫn dắt một chúng sanh từ thấp tiến lên cao. Công việc đó bao gồm rất nhiều điều mà một người Thiện tri thức phải chu toàn trong khi hành xử vai trò của mình. Đưa một chúng sanh từ bờ Mê ra bến Giác không phải là một việc búng tay, cũng không phải là một việc chỉ “một ngày một bữa”. Đó là một công việc có khi kéo dài cả hàng tháng, hàng năm hay nhiều năm. Cho nên người Thiện tri thức phải đặt rất nhiều chữ NHẪN ở trong công việc của mình.Chữ Nhẫn là một đức tánh vô cùng quan trọng trong đường Đời lẫn đường Đạo. Đường Đời thiếu chữ Nhẫn, không thể có  sự  thành  công  được.  Đường  Đạo  thiếu  chữ  Nhẫn,  thì không thể nào tiến đến Bờ Giác được. Cho nên, người thiện tri thức hành xử vai trò của mình rất là cực nhọc. Đó là nói về chúng sanh còn trên dương thế.Đối với một chúng sanh mà chỉ còn là một thần thức thôi, thì sự Nhẫn Nại của người chủ lễ sẽ nhiều gấp bội phần. Có đôi lúc, thần thức đó, vong linh đó, không hiểu gì hết, cần phải cắt nghĩa, cần phải chỉ dẫn từng bước một. Do đó, phải nhẫn nại rất nhiều.Điều quan trọng là, phải tìm hiểu về vong linh đó, trước khi đảm nhiệm việc siêu độ cho vong linh. Nếu không biết gì về vong linh, thì sẽ khó lòng dẫn dắt cho vong linh đi đúng đường được. Phải nghĩ rằng: nếu một người đang khát nước mà cứ cho họ ăn, thì họ sẽ không thể nào tiếp tục ăn được, hay ngược lại, nếu một kẻ đang muốn ăn mà không cho ăn, cứ cho uống nước đầy bụng thì phải tới lúc người đó ói ra nước. Cho nên, đối với vong linh cũng thế, phải tìm hiểu rất là cặn kẽ những uẩn khúc của vong linh, tánh tình của vong linh, vì tất cả những nghiệp chướng mà vong linh đã  tạo ra, đều liên quan mật thiết với cái Tánh của vong linh khi còn sống. Vì vậy, nếu không hiểu rõ vấn đề đó, thì rất khó lòng giúp cho vong linh thoát được nghiệp chướng của mình.Nếu một vong linh đã trả xong nghiệp chướng của mình, đã giải tỏa hết tất cả những điều uẩn khúc của mình, thì vong linh không cần người siêu độ nữa, họ đã tự động ra đi rồi. Khi vong linh vẫn còn vương vấn những uẩn khúc trong lòng,  nghiệp  chướng  bề  bề  chưa  phân  giải  được,  thì  bắt buộc người chủ lễ phải hiểu rõ để giúp cho vong linh giải   trừ những khúc mắc. Vì vậy, vai trò của người chủ lễ không phải đơn giản đâu! Cần phải nghiên cứu rất nhiều trước khi ngồi xuống cùng với vong linh hành lễ.

Làm sao biết được vong linh nào đã siêu thoát ra đi và vong linh nào chưa siêu thoát? 

Nếu người chủ lễ không có mặt vào giờ phút lâm chung của người quá cố, thì cần phải hỏi thân nhân của người này để biết tướng trạng trên gương mặt của người đã qua đời như thế nào.Nếu người này ra đi với bộ mặt rất là thanh thoát, thoải mái, hơi ấm cuối cùng tụ vào từ ngực trở lên thì việc siêu  độ cho người đó không cần phải tốn quá nhiều công sức.Còn nếu người đó có những ác tướng (vẻ mặt không thoải mái: lo âu, sợ sệt, khổ, buồn...)  hiện lên nơi mặt, có nghĩa là người này đã bị vướng mắc rất là nhiều, không siêu  thoát  được. Như  vậy,  phải  nghiên  cứu  những  khúc  mắc của người này để giúp cho họ có thể thoát được Tam Đồ mà đi về đến cõi Người.Việc nghiên cứu một người chưa siêu thoát không khác gì công việc của một Bác Sĩ. Muốn trị bịnh cho bịnh nhân, cần phải lập hồ sơ Bịnh Án của từng bịnh nhân. Vị Bác Sĩ phải hiểu rõ bịnh nhân này có căn bịnh gì? Nguồn gốc căn bịnh xuất phát từ đâu? Việc trị bịnh gồm phương cách gì? Dùng các loại thuốc nào? v.v… Người chủ lễ phải tìm hiểu thật cặn kẽ những lý do của từng ác tướng hiện trên nét mặt của người quá cố. Hiểu được rõ ràng căn nguyên, cội rễ mới có thể giải thích, khuyên bảo để cho vong linh xả bỏ những ẩn ức, những đau buồn, sân hận v.v…Nếu một người đã qua đời được 1, 2 tiếng đồng hồ rồi, thân xác bắt đầu lạnh dần, khi sờ vào cảm nhận được hơi ấm cuối cùng tụ vào hoặc trán, hoặc đỉnh đầu, có nghĩa rằng người đó đã được tiếp rước hoặc về cõi Trời (hơi ấm cuối cùng tụ ở trán), hoặc về cõi Phật (hơi ấm cuối cùng tụ ở đỉnh đầu). Việc siêu độ sẽ không cần thiết.Hơi ấm tụ vào từ ngực trở xuống cần phải siêu độ. Dù rằng ở nơi ngực, tức là trở lại cảnh giới Người, nhưng vẫn bị chi phối trong hạn 49 ngày. Thời gian 49 ngày là thời gian đặc ân;nếu người đó được trở về cảnh giới Người, nhưng trong

suốt 49 ngày, nếu người chủ lễ giúp cho họ biết ăn năn sám hối thêm, biết niệm Phật, nói tóm lại, là biết tu tập, biết xả bỏ hết tất cả những vướng mắc, thì có thể hoán chuyển từ cảnh giới Người lên đến cảnh giới Trời hay cảnh giới Phật, tùy ở sức giúp của người chủ lễ và tùy ở độ tiếp nhận của vong linh.

Nếu tới ngày thứ 49 mà thần thức có một sự tiến bộ vượt bực, và theo ước muốn của thần thức(chớ không phải ước muốn của người chủ lễ), thần thức sẽ được tiếp dẫn lên cõi Trời hay cõi Phật. Nếu không đủ duyên lành để lên cõi Trời hay cõi Phật, thần thức sẽ được trở lại làm Người, ở một hoàn cảnh khá hơn, ở một đẳng cấp cao hơn.Người chủ lễ tu tập chân chính sẽ có được một cảm giác và cảm giác đó sẽ rất là tinh tế. Vì vậy, khi làm chủ lễ phải rất là ĐỊNH để có thể lắng nghe hoặc là giao cảm được với vong linh. Điều này rất khó, không phải dễ, tuy nhiên đoạn đường mình cất bước, dù rằng đầy chông gai, hầm hố, không có nghĩa rằng mình không có cách để khắc phục nó mà tiến lên.Giúp  đỡ  một  chúng  sanh  còn  trên  dương  thế,  đưa  họ  từ đường tối bước ra đường sáng, đã là một việc vô cùng phức tạp và đòi hỏi nhiều nhẫn nại, nhiều tế nhị. Vong linh cũng là một chúng sanh, nhưng không còn có mặt ở Cõi Đời nữa. Họ tạm thời vắng mặt, để sửa soạn khoác lên người một chiếc áo mới.Người chủ lễ có bổn phận phải giúp cho vong linh lựa chọn một chiếc áo vừa vặn, tốt đẹp, để đến khi vong linh sẵn sàng bước vào cuộc đời mới, Chiếc Áo Mới này sẽ giúp cho vong linh gây tạo một sự chú ý đáng kể.Dù đã bước vào đường tu tập, hay chưa bước vào đường tu tập, cũng nên thực tập chữ Bình, để đến khi có việc cần đem ra sử dụng, sẽ đem đến một kết quả liền tức khắc. Nếu đợi đến phút cuối thì khó lòng giữ được Tâm Bình. Hãy ghi nhớ một điều quan trọng là: nhận lời làm chủ lễ siêu độ cho một vong linh, cần phải hiểu thật rõ ràng “bệnh án của bệnh nhân”. Nếu nhận lời mà không biết gì về nguồn gốc, ngọn ngành của vong linh, sẽ khó lòng mang đến một kết quả tốt đẹp được.Việc siêu độ cho một vong linh, trên nguyên tắc phải liên tục trong 49 ngày, vì đó là “thời gian đặc ân.” Vong linh rất cần được nghe Pháp; vong bị vướng mắc, không siêu thoát được, cũng chỉ vì chưa giải tỏa được điều uẩn khúc trong lòng trước khi nhắm mắt lìa đời. Cũng có khi vì một sự hiểu sai, hiểu lầm, hiểu chưa thấu đáo mà vong vô tình

bị vướng vào một nghiệp chướng.Nhờ sự giúp đỡ của chủ lễ trong việc giải thích, giảng dạy, chỉ dẫn để vong nhận ra điều sai trái, vong tỉnh ngộ, và nhẹ  nhàng cất bước. Trong việc siêu độ, điều cần thiết và chánh yếu không phải  là vật thực (thức ăn) mà chính là PhápThực. Vong linh cần phải được nghe Pháp, được nói đi nói lại rất nhiều lần, tỉ tê, để cho vong có thể tiếp nhận được.Vong linh và người còn sống khác biệt nhau ở chỗ nào?Người còn sống khi nói lên một điều gì là họ tiếp nhận ngay, chỉ trừ khi họ bướng bỉnh thì họ từ chối không nghe.  Còn  vong  linh  phải  lặp  đi,  lặp  lại  nhiều  lần  vì họ  không  còn  ngũ  căn,  do  đó,  một  khi  họ  đã cảm  nhận  được  rồi  thì  thần  thức  tức  khắc  rung động,  mọi  việc  được  chuyển  hóa  ngay  tức  khắc. Cho nên cần phải có sự kiên trì, nhẫn nại để tỉ tê nói cho thần thức nghe. 

Sau Lễ An Táng

Thời gian 49 ngày có thể chia ra làm 7 thất (tức là 7 tuần). Ngày tử được kể là ngày thứ nhất, từ đó tính đến 49 ngày - và phân ra làm 7 tuần.

Sau lễ an táng,  Ảnh vong có thể được:

1. Đưa về chùa

2. Hoặc đưa về nhà

(Nếu)  Đưa Vong Về Chùa

Thông  thường,  nhà  chùa  chỉ  nhận  lời  siêu  độ  cho  vong trong 7 thất, tức là mỗi tuần, nhà chùa sẽ có lễ cầu siêu cho vong một lần. Lễ siêu độ sẽ hoàn tất ở tuần thứ 7 (tổng cộng có 7 lần hành lễ siêu độ cho vong ở chùa).

Nếu đã đưa vong về chùa rồi, mà thân nhân vẫn muốn hành trì lễ siêu độ cho vong ở tại nhà, thì sẽ theo cách thức như sau:

+ Lập bàn thờ vong ở tại nhà

  +Chỉ để hình của vong hay bài vị trên bàn thờ vong - không làm nghi thức cho vong nhập vị (vì vong đã nhập vị ở chùa rồi)

  +Cũng không thỉnh hai Vị Hộ Pháp để bảo vệ cho vong

  +Vị chủ lễ vẫn hành trì nghi thức siêu độ mỗi ngày gồm  sám  hối,  trì  Chú,  niệm  Phật  và  giảng  Pháp. Không cần cúng cơm mỗi ngày vì nhà chùa đã lo phần này rồi. Mỗi tuần một lần cúng cơm (ở chùa).

Quan trọng là: Khi hành lễ, vị chủ lễ phải thành tâm quán tưởng (tưởng tượng hình ảnh của vong) vong đang ở trước mặt, cùng với mình hành lễ. Không có phần  triệu  thỉnh  vong. Việc  giảng  Pháp  cũng  như thế,  phải  quán  tưởng  vong  đang  mặt  đối  mặt  với người chủ lễ để nghe Pháp.

Dù rằng vong đang ở chùa, vẫn cảm nhận được hết những gì mà người chủ lễ thành tâm siêu độ cho vong.

Khi vong linh sám hối người chủ lễ phải nói rằng: 

“Vong linh tên _____, Pháp danh ____, mất ngày ____,

đang ở tại Chùa ____(tên và địa chỉ),hãy cùng với chủ lễ

hành trì nghi thức sám hối.”

Đến  giai  đoạn  trì  Chú  hay  niệm  Phật,  chủ  lễ  cũng  phải xướng lên như vậy:

“Vong linh đang ở tại chùa ____ (tên và địa chỉ) hãy cùng

với chủ lễ trì Chú (hay niệm Phật).” 

Sau mỗi khóa lễ, chủ lễ phải khấn với Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát rằng: 

“Vong  linh  tên  ____,  mất  ngày  _____,  đang  ở  tại  chùa _____ (tên và địa chỉ).Cầu xin Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát giúp đỡ để cho vong linh ở tại chùa ____ được tu tập.”

 

Có lời khấn với Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Ngài sẽ đặc biệt theo dõi vong linh đó, để xem vong linh đó tu tập như thế nào. Chỉ có Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát mới có thể thẩm định được sự tu tập, sự tiến triển của vong linh mà  thôi, để rồi cuối cùng mới có thể quyết định được vong linh  sẽ thác sinh về đâu?

Ngày thứ 49, trong lúc chùa hành lễ, người chủ lễ cũng hành lễ ở tại nhà vào giờ giấc đó. Sau khi chấm dứt khóa lễ, chủ lễ cũng sẽ khấn Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, nhờ Ngài thẩm định xem việc tu tập của vong linh ở tại chùa như thế nào, và nhờ Ngài sắp xếp giùm để tiễn vong linh đi, theo đúng cảnh giới của vong linh. Điều này đòi hỏi người chủ lễ phải luôn luôn giữ trạng thái Bình và phải nghĩ tưởng đến vong linh rất rõ ràng trong lúc khấn Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát. Người chủ lễ sẽ phải đem hết sức lực của mình để giúp đỡ cho vong linh ở tại chùa, phải có một sự giao cảm giữa vong linh và người chủ lễ, thì người chủ lễ mới có thể giúp được cho vong linh ở tại chùa. Do đó, nếu đã có ý muốn siêu độ cho thân nhân, thì nên đưa vong về nhà, mọi việc sẽ ở trong tầm tay của mình, sự giao cảm cũng sẽ dễ dàng hơn.


(còn) Đưa Ảnh Vong Về Nhà 

Cách thức sẽ như sau:

1.  Lập bàn thờ vong

2.  Thỉnh vong về nhà

3.  Thỉnh Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát giúp cho vong  nhập vị

4.  Thỉnh hai Vị Hộ Pháp để bảo vệ vong

5.  Hành trì nghi thức siêu độ mỗi ngày cùng với vong,  Liên tục trong 49 ngày. Cúng cơm mỗi ngày. Nếu gia  chủ quá bận rộn thì cúng cơm mỗi tuần.

6.  Sau phần nghi thức siêu độ là phần giảng Pháp

7.  Ngày thứ 49, sau phần nghi thức siêu độ, thỉnh Đức  Địa Tạng Vương Bồ Tát để tiễn vong.

8.  Sau đó tiễn hai Vị Hộ Pháp

9.  Việc siêu độ cho vong đã hoàn tất.

Hai Vị Hộ Pháp này không phải là Hộ Pháp Già Lam đâu. Hộ Pháp Già Lam là Hộ Pháp ở trong chùa để bảo vệ kinh sách. Hai Vị Hộ Pháp nơi đây, do sự yêu cầu của chủ lễ nên có mặt để bảo vệ cho vong. Vì vong hoàn toàn mới với Cõi Âm, cho nên, để tránh những việc đáng tiếc xảy ra có hại cho vong linh, mới có việc hai Vị Hộ Pháp đi theo để bảo vệ cho vong linh. Hai vị này đóng vai trò tương tự như hai vị cảnh sát của cõi dương vậy. Hai vị này bảo vệ cho vong tránh gặp kẻ xấu. Kẻ xấu đó chính là những vong linh ở tại   Cõi Âm từ rất lâu, không siêu thoát được. Người mới mất, vong linh còn yếu, do đó dễ bị kẻ xấu ăn hiếp, vì vậy, có hai Vị Hộ Pháp, do theo lời yêu cầu của chủ lễ, bảo vệ cho vong trong thời gian 49 ngày. Sau 49 ngày, vong linh về   đúng cảnh giới của mình rồi, hai Vị Hộ Pháp cũng chấm dứt nhiệm vụ bảo vệ cho vong linh.

 

Tâm Trạng Của Người Chủ Lễ Ảnh Hưởng Đến Vong Linh 

Trong suốt 49 ngày, muốn cho việc siêu độ mang lại kết quả tốt đẹp thật sự, người chủ lễ phải giữ Tâm Bình, tránh phiền não hay lo lắng, sân hận, tránh tất cả những gì có liên quan đến Tâm - Ý - Tánh.

Như vậy mới có thể giữ cho hào quang của người chủ lễ không bị phai mờ; hào quang không phai mờ thì vong mới kính phục được, mới nghe theo lời của chủ lễ chỉdạy.Khi  đảm  nhận  trách  nhiệm  giúp  siêu  độ  cho  vong  linh, người chủ lễ tuyệt đối không được buồn rầu thương nhớ, vật vã khóc than sự ly biệt với người thân của mình.Đã là người biết tu tập thì phải hiểu rằng, tất cả những tình cảm đó đều là KHÔNG. Cho nên, tự họ phải biết buông bỏ những đau khổ khi bị mất mát. Những sự đau thương, chia lìa, những tình cảm ủy mị, khóc thương, người tu tập chân chính phải biết tiết

giảm, phải nhận chân ra được một cách đương nhiên là, có sanh thì có tử, có hợp thì có tan, có gặp gỡ thì có chia xa, cho nên không có gì để phải đau buồn, khóc hận. Nếu đứng ra siêu độ cho một vong linh mà ngập tràn nước mắt,  làm  sao  giữ  được  Tâm  Bình?  Không  giữ  được  tâm bình, sẽ không giữ được sự rực sáng của ánh hào quang, mà hào quang không rực sáng, sẽ khó lòng dẫn dắt vong đi đúng đường được. Phải ghi nhớ các câu hỏi vô cùng quan trọng sau đây:

« Mình làm sao để tỏ lòng thương yêu của mình đến thân nhân quá cố? »

   Phải giúp cho họ được thăng hoa.

« Muốn cho họ được thăng hoa, mình phải làm như thế  nào? »

Phải kiên trì và hành xử cho thật đúng việc siêu độ.

Thần thức của thân nhân mình có rung động được thì việc siêu thoát, việc thăng hoa mới có thể có kết quả tốt đẹp được. Thương  yêu  thân  nhân,  tưởng  nhớ  đến  thân  nhân  không phải bằng nước mắt, bằng sự vật vã, khóc than, kêu gào. Tất cả những hành động đó không đem lại điều lợi ích, mà

trái lại, đẩy mình và thân nhân của mình càng đi ngược chiều, không tiến gần lại được để mà cứu giúp.

Chuẩn Bị Cho Hương Linh: Lập 2 bàn thờ

 Lập Ban thờ Phật và Ban thờ Hương linh tại gia

 

1/Lập Bàn thờ Phật:


 

*Bàn thờ Phật A Di Đà cách bàn thờ vong 1 khoảng cách ngắn. 

Tại sao có việc lập bàn thờ Phập  giúp cho chúng sanh dễ dàng quán tưởng Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật đã giới thiệu đến chúng sanh của cõi Ta Bà về Đức A Di Đà Phật, vị giáo chủ của cõi Tây Phương Cực Lạc. Vị Phật này đã có lời thệ nguyện, là sẽ tiếp độ chúng sanh của cõi Ta Bà, nếu chúng sanh đó thật tâm muốn về cõi Cực Lạc của Ngài.Chúng sanh nơi cõi Ta Bà đã ví Ngài như một Từ Phụ và cảm thấy rất gần gũi với Ngài. Người đời đã họa hình của Đức A Di Đà Phật và cũng họa hình của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát cùng Đức Đại Thế Chí Bồ Tát. Hai vị Đại Bồ Tát này là cánh tay Phải và cánh tay Trái của Đức A Di Đà Phật, trong công việc tiếp độ chúng sanh.Cho nên, cõi Tây Phương Cực Lạc được thể hiện qua hình tượng của 3 vị: Đức A Di Đà Phật, Đức Quán Thế Âm Bồ Tát và Đức Đại Thế Chí Bồ Tát, được gọi  là Tây Phương Tam Thánh. Vị giáo chủ của cõi Ta Bà là Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Một người bước vào việc tu tập, không thể nào quên được Đấng Cha Lành của mình chính là Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Cho nên, vị Phật chánh yếu phải tôn thờ và quán tưởng trong lúc tu tập, chính là Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Đức A Di Đà Phật cùng Đức Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát là biểu tượng của Thế Giới Cực Lạc mà chúng sanh muốn được an trụ sau khi bỏ xác thân. Vì vậy, phải luôn luôn có sự đi đôi giữa hình tượng của Đức Bổn sư và cả ba vị của cõi Cực Lạc. Ngoài ra, nếu hành giả muốn thờ thêm bất kỳ một vị Phật nào, một vị Bồ Tát nào cũng đều được cả, tùy ở lòng thành  tâm của hành giả đó.  

 

2/Bàn Thờ Vong:


 Bàn thờ vong phải đặt một nơi cách xa bàn thờ Phật 1 chút . Tại sao? Bàn thờ Phật là nơi mà Người Trưởng lễ đến tu tập mỗi ngày. Công năng của việc trì Chú, niệm Phật giúp cho Người Trưởng lễ có được một đạo lực. Đạo Lực này sẽ tỏa ra ánh hào quang, bao trùm Đạo Tràng mỗi khi  ngồi vào tu tập. Đó là chưa kể, nếu có thiện duyên, sẽ có những vị như Chư Thiên, Chư Thánh, Chư Thần sở tại, nơi vùng đất của hành giả ở, hoặc Hộ Pháp Già Lam, v.v… cùng đến tu tập chung.Nếu hành giả là một người tu tập chân chánh thì sẽ được sự ủng hộ của các vị này. Cho nên khi tu tập, phải thận trọng rất nhiều, phải giữ gìn tư cách, giữ oai nghi của mình, vì không phải chỉ có riêng mình ngồi tu đâu! Nếu vong đã quy Y Phật Pháp Tăng rồi thì khi thấy Phật rất yên tâm tu tập ; Còn nếu \ Vong  chưa quy Y Phật Pháp Tăng thấy Phật  vong rất sợ hãi, không dám bén mảng đến Bàn thờ Phật. Do đó mà phải lập một bàn thờ riêng cho vong và cách xa Bàn thờ Phật 1 khoảng là vậy.

2. Muốn cho vong luôn trụ ở trong nhà trong suốt 49 ngày, khi cho vong nhập vị phải nói với vong rằng: “Hương linh ở tại nơi đây và không đi lẩn quẩn trong nhà, không được ra khỏi bài vị, chỉ khi nào có lời triệu thỉnh vong ra để nhận thức ăn hay cùng tu tập thì vong mới được ra.” Khi thời khóa tu đã chấm dứt, thì phải tiễn vong vào bài vị, vong sẽ an trụ nơi đó để lúc nào cũng nghe câu niệm Phật. 

3. Khi cho vong nhập vị rồi (tức là ở trong bài vị), người chủ lễ sẽ thỉnh hai Vị Hộ Pháp để trông coi vong, không cho phép vong được tự do xuất nhập. Thật ra vong cũng không thể tự do xuất nhập, nếu không có lời mời gọi của vị chủ lễ, nhưng hai Vị Hộ Pháp đó cũng vẫn được thỉnh để giữ Vong trong suốt 49 ngày. Đó là hai Vị Hộ Pháp đặc biệt chỉ để canh giữ vong, chỉ cần người chủ lễ khởi tâm cầu nguyện là hai Vị Hộ Pháp đó sẽ xuất hiện và giữ sát vong, cho nên vong không thể nào đi loanh quanh trong nhà được, trong suốt 49 ngày. 

*Nên sử dụng loại đèn cầy (Nến) như trong hình ảnh để có thể thắp sáng trong suốt 49 ngày.

 4. Nếu không cho vong nhập vị thì chỉ thỉnh vong về trong lúc làm lễ, rồi thì tiễn vong đi. Khi tiễn vong đi, vong sẽ bước ra khỏi nhà và cũng không thể nào tự ý quay trở lại, vì Sơn Thần, Thổ Địa nơi đó không cho phép; chỉ trừ một vài trường hợp rất là đặc biệt, do một nghiệp chướng nào đó, khiến cho vong vào trong nhà của một người, nhưng việc đó cũng rất ít xảyra.Khi  không  cho  vong  nhập  vị,  cũng  là  một  điều  bất  lợi, vong sẽ không chú tâm một cách hoàn toàn vào việc tu tập, vì không có nhà để ở, cái bài vị được xem như là căn nhà của vong linh!Do đó, nếu người chủ lễ hoặc những người trong gia đình hiểu thấu đáo việc tu tập, thì nên để cho vong nhập vị, giúp cho vong có đủ thì giờ trong suốt 49 ngày, làm đúng những điều mà người chủ lễ hướng dẫn cho vong. Vong đi lang thang cũng khó lòng mà Định được và làm đúng hoàn toàn những điều chỉ dẫn của chủ lễ.

5. Nếu có nhiều người ở nhiều nơi khác nhau, cùng phát tâm thành siêu độ cho chỉ một người, mỗi người đều lập bàn thờ vong, theo nguyên tắc,cần phải có sự thống nhất giữa mọi người là vong sẽ trụ ở đâu?Tuy là vong trụ lại ở một nơi nào đó, nhưng nếu tất cả mọi người  đều  hành  lễ,  đều  dốc  tâm  siêu  độ,  vong  vẫn  cảm nhận được như thường. Dù rằng bên kia có cho vong ăn - mà ở nơi này vong đang nghe Pháp, vong vẫn cảm nhận được thức ăn từ ở nơi người bên kia dâng cúng. Cho nên không cần phải di chuyển đi đâu cả.

Chủ lễ nào giảng Pháp hay nói bất kỳđiều gì với vong, vong đều hiểu, đều cảm nhận được hết. Một điều cần phải ghi nhớ là: tất cả mọi thứ phải từ ở Tâm Thành mà ra thì mới có thể giao cảm được với vong, còn làm cho lấy có, lấy lệ, không do một tâm thành, sẽ không có sự cảm nhận của vong đâu!Nếu cảm thấy mình không hết dạ chân thành, đừng nên đứng ra siêu độ cho vong linh, vì như vậy sẽ mất nhiều thì giờ, mà không đem lại kết quả gì cả, nếu không muốn nói rằng, làm cho vong thất vọng, và không đặt được một niềm tin nơi người chủ lễ.Cốt yếu của việc làm chủ lễ là để giúp siêu độ cho một vong linh, không phải vì danh, không phải vì tiếng, cũng không phải vì bất cứ lợi lạc nào cả, mà phải vì một cái tâm chân thành và tha thiết. 

Lập Bài Vị Cho Vong Linh

Việc lập bài vị cho vong linh, phải theo cách thức như sau: Nếu có hình ảnh thì để hình ảnh của hương linh vào khuôn hình, kèm theo chi tiết: tên, họ, Pháp danh (nếu có), ngày sanh, ngày mất, tuổi (hưởng thọ hoặc hưởng dương). Nếu vị chủ lễ không phải là thân nhân của người quá cố, những chi tiết này sẽ giúp cho người đó không bị lúng túng khi triệu thỉnh vong.Nếu không có hình ảnh thì ghi tên họ, Pháp danh (nếu có), ngày sanh, ngày mất, tuổi (hưởng thọ hoặc hưởng dương) v.v… lên một miếng giấy, cắt cho vừa khuôn hình và để vào. 

Cách Thức Cho Vong Nhập Vị 

         1.  Chủ lễ đứng trước bàn thờ vong

         2.  Khuôn hình hoặc bài vị đã sẵn sàng trên bàn thờ vong

         3.  Chủ lễ đánh 3 tiếng chuông, chấp tay niệm: Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát (3 lần)

         4.  Chủ lễ khấn:

Con  tên  là  ________,  xin  đem  hết  Tâm  Thành,Tâm Lực làm chủ lễ giúp siêu độ cho Hương Linhtên ________, Pháp danh(nếu có)________, sanhngày____ mất ngày____ hưởng thọ ___ tuổi.

Cúi lạy Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát giúp cho Hương Linh nhập vị.

 

Chủ lễ (vẫn còn chấp tay trước ngực) quán tưởng hương linh ở trước mặt, vừa lớn tiếng kêu lên:

“Hương Linh tên ________ nhập vị!” 

Vừa vung thẳng tay (đang chấp lại), chỉa thẳng vào khuôn hình, hơi hất nhẹ bàn tay lên.

Chú ý:Trước khi thật sự cho hương linh nhập vị, chủ lễ nên thực tập động tác này, (nhớ khoan quán tưởng), để cho thuần thục, tiếng kêu phải mạnh mẽ, cứng rắn, động tác chắc chắn và gọn.

Ngay sau đó, vị chủ lễ khấn hai Vị Hộ Pháp để bảo vệ cho

vong. Chỉ cần khấn như sau:

Con tên ____, ngày hôm nay nhận làm chủ lễ để siêu

độ cho vong linh tên ____, sanh ngày ____, mất ngày

____. Con đã cho hương linh nhập vị rồi, cầu mong

hai vị Hộ Pháp hiện diện để bảo hộ cho vong linh. 

Tức khắc sẽ có hai Vị Hộ Pháp đến ngay. 

Khấn Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát 

Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp siêu độ cho hương linh.Sau lễ an táng, ngay khi dẫn vong về nhà, người chủ lễ đã phải khấn Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát để nhờ Ngài giúp cho hương linh nhập vị.Mỗi ngày trong mỗi thất, mở đầu nghi thức cúng vong, đều phải thỉnh Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát. Ở thất thứ bảy, vào ngày thứ 49, phải có lời cầu nguyện của người chủ lễ đến Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát; chỉ có Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát mới thẩm định được, hương linh có đủ tư cách để đi về cõi Phật hay về cõi Trời hoặc về cõi Người. Vì vậy, người chủ lễ phải thành tâm cầu nguyện Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, để Ngài sắp xếp và giúp đỡ

cho  hương  linh  được  thác  sanh  theo  đúng  cảnh  giới  của mình.

Thời gian 49 ngày là thời gian chuyển đổi, hoán chuyển tâm của một hương linh. Có thể nói rằng, ở thất thứ nhất, hương linh chưa có ý niệm về cõi Trời hay cõi Cực Lạc, nhưng nhờ sự hướng dẫn, giải thích của người chủ lễ mà hương linh giác ngộ và chí tâm tu tập. Chính Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát là người thẩm định được sự chuyển hóa của thần thức, để có thể tiễn thần thức đi về đúng cảnh giới của họ. Người chủ lễ phải hiểu rất rõ việc này, vì người chủ lễ không thể thẩm định được việc tu tập của hương linh như thế nào, chỉ có thể giúp đỡ, chỉ có thể cổ võ cho hương linh tu tập, nhưng người thẩm định việc tu tập chính là Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát.

Triệu Thỉnh Hương Linh 

Người chủ lễ thành tâm, chân chính, sẽ giao cảm một cách rất dễ dàng với hương linh thân nhân, chỉ cần một lời khấn là hương linh đó sẽ hiện đến ngay. Không cần phải trì Chú triệu thỉnh.

Tuy nhiên để bảo vệ người chủ lễ, việc triệu thỉnh vong nên nhờ Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát giúp đỡ.Người chủ lễ thành tâm khấn trước bàn thờ vong như sau.

Đánh 3 tiếng chuông, chấp tay khấn: 

Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát (3 lần)

Cúi lạy Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát.

Cúi lạy các vị Hộ Pháp đang bảo vệ cho Hương linh

tên  là  ________  Pháp  danh  ________  sanh  ngày

________ mất ngày ________ hưởng thọ ____ tuổi.

Con tên là ______ hôm nay đứng làm chủ lễ giúp siêu

độ cho vong linh tên ______ Pháp danh _______.Cúi xin Đức Địa Tạng 

Vương Bồ Tát cùng hai vị Hộ    Pháp  đưa  giúp  hương  linh  đến  ngay Đạo  Tràng  để hành lễ. 

Đốt Quần Áo Cho Hương Linh 

Vong mới mất có cảm thấy lạnh lẽo, cần phải đốt quần áo ấm áp, cúng cho vong không?Nếu người mới mất đã được liệm với đầy đủ y phục rồi thì không cần thiết; chỉ trừ khi nào mình biết đích xác rằng người đó không có đầy đủ y phục trên người, hoặc không được liệm một cách đàng hoàng, lúc đó mới cúng cho vong quần áo, tất cả những vật dụng cần thiết để cho vong mặc vào.Nếu trường hợp bắt buộc phải cúng quần áo cho vong,nên cúng đồ thật. Đồ bằng giấy thì vong sẽ sử dụng trong một thời gian ngắn rồi cũng sẽ tiêu đi, nhưng đồ thật thì vong sẽ giữ được lâu hơn. Thường thì nên cúng cho vong hoặc chính đồ của họ lúc còn sanh tiền, hoặc là đồ mới, không nên lấy đồ cũ của người khác mà cúng cho vong; mỗi người, dù sống hay đã chết, đều mang trên người một cái mùi riêng của chính họ, cho nên, hoặc là quần áo của chính họ, hoặc là quần áo mới không có mùi, chưa có ai mặc qua, như vậy

vong mới dễ dàng tiếp nhận.Đã là một cái vong, tức là ở vào trạng thái vô hình, tại sao lại có cảm giác lạnh lẽo, cần quần áo?Thật sự ra, vong linh chỉ là một cái hơi thôi, rất nhẹ. Tuy nhiên vì vong mới mất, ký ức chưa phai, A Lại Da Thức còn rất mạnh, cho nên vong cảm nhận rất dễ dàng; một người đã mất từ lâu, sự cảm nhận cũng sẽ yếu đi rất là nhiều. Do ở sự cảm nhận còn rất mạnh, cái vong vừa mới mất, nhìn thấu suốt được những gì xảy ra chung quanh họ.Gia đình vẫn còn kia, người thân vẫn còn đó, nhưng lạ quá, sao mặt ai cũng buồn bã, đầm đìa nước mắt? Việc gì đã xảy ra? Vong nôn nóng muốn biết rõ nguyên do, nhưng hình như hỏi ai, ai cũng không buồn đáp lại!Vong  ngơ  ngác  trước  một  hoàn  cảnh  mới,  cảm  thấy  lạc lõng, bơ vơ, mọi người chung quanh hình như trở nên xa lạ, không tỏ ra mừng rỡ, để ý đến vong. Vong chưa nhận ra được rằng mình đã “CHẾT,” bắt đầu sợ hãi trong một khung cảnh mới. Sự sợ hãi đó khiến cho chút hơi ấm cuối cùng mà thần thức đã mang theo khi thoát ra khỏi thân xác, sẽ tan biến dần đi. Sự sợ hãi càng gia tăng, hơi ấm càng tan nhanh. Khi đó, vong sẽ cảm thấy lạnh và xiểng niểng như người bị đói.Thật sự ra, sự đói lạnh chỉ là một sự cảm nhận của vong linh mà thôi. Cảm nhận rằng cái chung quanh quen thuộc của mình không còn. Khi còn sống, vong được bao bọc bởi một căn nhà ấm áp, trên một cái giường cũng ấm áp, và chung quanh hơi người cũng ấm áp, có lò sưởi ấm áp, và được no nê. Thoắt một cái, thần thức thoát ra khỏi thân xác, bỗng cảm thấy bơ vơ, lạc lõng và sợ hãi. Người còn sống cũng có cùng một cảm giác như thế mỗi khi sự sợ hãi dâng cao, thần kinh căng thẳng tột độ, sau cơn sợ đó rồi thì mệt lả người, vừa đói, vừa run, vừa lạnh! Vì vậy mà cần phải cho vong nhập vị!

Người  chủ  lễ  theo  đúng  nghi  thức,  giúp  cho  vong  nhập

vị để vong được an trụ trong một nơi không quá rộng rãi,

vong sẽ cảm thấy ấm áp hơn và đỡ sợ hãi hơn.

Cúng Cơm Cho Hương Linh 

Vấn đề cúng cơm trong 49 ngày, cúng bao nhiêu lần, cúng những thức ăn gì?

Đúng  lý  ra,  vong  cần  Pháp  thực  hơn  cần  vật  thực.  Tuy nhiên, lòng thương yêu của người còn sống đối với thân nhân quá cố được biểu lộ bằng cách cho ăn, chớ thật sự ra, vong không cần phải ăn đâu! Vong cần Pháp thực để có thể hiểu rõ, để có thể rung cảm được. Một khi rung cảm được thì vong có thể siêu được một cách dễ dàng. Tuy vậy, muốn cho vong ăn thì cũng được; nếu có nhiều thì giờ thì cho vong ăn mỗi ngày, nếu không có nhiều thì giờ  thì cho vong ăn mỗi tuần, hay mỗi hai tuần, tùy ở lòng hảo tâm của người chủ lễ, không nhất thiết lắm.Một người khi còn tại thế, có thể ăn bất kỳmột con vật nào hợp với khẩu vị của họ, nhưng khi đã bỏ xác thân rồi, bất luận là dân tộc nào, tôn giáo nào, vong cũng chỉ hưởng đồ thanh chay, không hưởng những đồ mặn  được (như tôm, cua, sò, ốc, thịt, cá…). Trong  thời  gian  người  chủ  lễ  hành  lễ  siêu  độ  cho  vong, người chủ lễ bắt buộc phải trường chay trong 49 ngày, có thể dùng những thức ăn của người chủ lễ để chia lại cho vong cũng rất tốt; tức là tuyệt đối phải cúng thức ăn chay cho Vong. 

Biến Thực Biến Thủy

Khi dâng cúng đồ ăn thức uống cho vong, người chủ lễ có cần phải trì Chú biến thực biến thủy không? Biến thực biến thủy là biến đồ ăn thức uống ra nhiều để tất cả các vong đều nhận được cả.Nếu cúng cho 2 vong linh cùng chung một bàn thức ăn thì lúc đó phải biến thực biến thủy. Nếu cúng cho 2 vong linh ở 2 bàn thờ vong khác nhau thì không cần phải biến thực biến thủy. Thức ăn của vong linh nào thì vong linh đó hưởng khi được dâng cúng.

Nếu cúng cho nhiều vong linh ở tại 1 bàn thờ vong thì phải biến thực biến thủy để tất cả các vong đều nhận được đồ ăn thức uống.

Việc trì Chú Biến Thực Biến Thủy2  đòi hỏi một sự quán tưởng. Người chủ lễ chưa biết tu tập, đem tâm lực của mình.

 

Bài cúng Biến thực biến thủy: 2BIẾN THỰC CHƠN NGÔN: Nam mô tát phạ đát tha nga đa, phạ lồ chỉ đế. Án tam bạt ra, tam bạt ra hồng. (7 lần)

CAM LỘ THUỶ CHƠN NGÔN: Nam mô tô rô bà da, đát tha nga đa da, đát điệt tha. Án tô rô tô rô, bát ra tô rô,bát ra tô rô, ta bà ha. (7 lần) 

Để siêu độ cho Hương Linh, nên tránh những việc khiến cho mình lúng túng, không trôi chảy trong khi hành lễ - vả lại thân nhân quá cố cũng chỉ một người, cho nên lấy tâm thành khấn nguyện khi dâng cúng thức ăn cho hương linh là đủ rồi. Tất cả mọi việc không nên cưỡng cầu, làm trong khả năng gánh vác được của mình. Điều quan trọng chính là sự Thành Tâm, Thành Ý của mình đối với vong linh.Thức ăn được bày ra để cúng cho vong, cũng chỉ tượng trưng một vài món, chứ không cần phải quá nhiều. Vong không ăn và nuốt như người đời đâu! Vong chỉ hưởng hơi thôi, vì có thân xác đâu để mà ăn với uống. Tất cả mọi thứ cũng chỉ là qua Ý Thức mà thôi.

Khai Yết Hầu

Nên nhớ rằng: vong linh chỉ là một cái bóng rất nhẹ, cần phải trì Chú Khai Yết Hầu 3  vong mới có thể hấp thụ dễ dàng được hết những cái hơi từ ở thức ăn dâng cúng. Trong  thời  gian  49  ngày,  vong  linh  còn  cảm  giác  mình

hiện hữu, do đó mà mới có vấn đề đói lạnh. Sở dĩ có vật thực là tại vì hương linh chưa nhận thức được rằng mình đã mất, cho nên vẫn còn cảm giác đói no, vì vậy mà phải cho hương linh được thỏa cái cảm giác đó của mình.

-----------------------------------------------------

3KHAI YẾT HẦU CHƠN NGÔN: Án, bộ bộ đế rị, dà đa rị đát đa nga đa da. (7 lần)

-----------------------------------------------------

Nhưng muốn cho hương linh thỏa được cái cảm giác đó, phải có câu thần Chú Khai Yết Hầu để khơi dậy cái thức của hương linh, giúp hương linh nhận ra rằng đây là đồ ăn thức uống. Khi hương linh nhận biết được thì hương linh sẽ hấp thụ được, nếu hương linh không nhận biết được thì sẽ không hấp thụ được. Cho nên việc hương linh hấp thụ được lý cao siêu của lời Kinh, của câu trì Chú, niệm Phật, của lời giảng Pháp, sẽ giúp cho cái Thức của hương linh sáng rực lên. Pháp thực cần hơn vật thực ở điểm đó vì sẽ giúp cho cái thức của hương linh được sáng lên, tức là cho hương linh cái Trí Huệ.Với cái Trí Huệ đó, hương linh mới nhận ra được hướng đi của mình và biết được nên đi về đâu, nếu có sự chọn lựa giữa Cõi Trời hay Cõi Phật hoặc Cõi Người. Thời gian 49 ngày là thời gian “đặc ân.” Dù rằng khi còn sống, hương linh không đủ tư cách để được vãng sanh về cõi Cực Lạc hay được về Cõi Trời, nhưng nếu trong thời gian 49 ngày, hương linh hết dạ chân thành ăn năn sám hối, biết bỏ xuống hết tất cả những phiền não và nhận chân ra được rằng mình

đã làm điều sai trái, hương linh sẽ có toàn quyền trên sự lựa chọn của mình giữa 3 cõi Phật -Trời - Người. 

Vật thực dâng cúng cho vong, ngoài trà, nước hoặc nước ngọt, có nên cúng rượu hoặc bia hay không?

Nên nhớ rằng: vật thực cho vong gồm tất cả những gì thật là giản dị thì vong sẽ nhận được, còn những gì rườm rà vong khó lòng nhận được. Sắp dọn cho vong ăn có cần phải đặt chén, dĩa, muổng, đũa hay không? Thật ra vong cũng không cần đến muỗng nỉa gì hết, vong chỉ hưởng mùi thôi. Cho nên, cần phải dùng những thức ăn thật là thanh. 

Vong Thật Sự Cần Những Gì? 

Điều quan trọng không phải là cho vong ăn, mà chính là phải giúp cho vong sám hối, sám hối rất nhiều! Khi một người bỏ thân xác, không phải rằng chỉ một hiện kiếp là người đó có thể thanh toán hết tất cả nghiệp lực của mình trong quá khứ, đó là chưa kể rằng trong hiện kiếp, người đó đã còn tạo ra những nghiệp lực mới nữa. Cho nên vong phải sám hối, sám hối không ngừng. Vì vậy thời giờ cho vong ăn, nên để dành cho vong sám hối, niệm Phật và giảng Pháp cho vong nghe. Cho nên, đừng quan trọng hóa việc cho vong ăn, đó là tư tưởng thường tình của chúng sanh, có cho ăn thì mới tỏ

rõ được tấc lòng thương yêu, trìu mến. Đối với một vong linh, làm sao cho thần thức rung động nhanh chóngđể tìm ra đúng con đường đi kế tiếp của mình, đó mới là một tình thương đúng nghĩa, một sự chắt chiu hợp lý, hợp tình của người ở lại.Người đời đặt ra rất là nhiều nghi thức, bảo phải như vầy,

như vầy, và biến cái không thành cái có.

Cái không là cái gì?

Cái không là vong linh. Biến thành cái có, là vong linh biến trở lại làm người. Cho nên đặt ra rất nhiều nghi thức rườm rà. Thoạt xem qua thì tưởng là có ích lợi cho vong, nhưng thật sự ra thì không có gì ích lợi cả. Vong cần phải bỏ xuống cái gánh nặng của mình. Nếu một vong linh nào vào giờ phút lâm chung, không tự siêu thoát được, thì phải chắc chắn rằng, vong linh đó bị vướng mắc. Hơi ấm cuối cùng dù rằng tụ lại ở ngực, tức là được trở lại

kiếp Người, nhưng vẫn phải siêu độ, vì sao?Vong linh đó không bị đọa, có nghĩa là không bị vướng mắc quá nhiều đến nỗi phải bị đọa, nhưng vẫn có vướng mắc; không có vong linh nào trở lại kiếp người mà không bị vướng mắc cả. Cho nên, nếu hơi ấm cuối cùng tụ từ ngực trở xuống, bắt buộc phải siêu độ để cho các vướng mắc đó được trở nên nhẹ nhàng. Mà những vướng mắc đó là cái gì? Tức là những nghiệp lực của mình, nhân quả mình tạo ra, những điều sai trái mình làm, những suy nghĩ sai lầm của mình. Tất cả những cái gì không nằm trong chữ Đúng, đều phải giúp cho vong cởi bỏ xuống. Những nỗi oan tình, ẩn ức, những uẩn khúc không bày tỏ được… tất cả những điều đó thuộc về Sân Hận, khiến cho vong linh khó lòng cất bước. Vì vậy bắt buộc phải siêu độ. Những  người  được  ra  đi  tức  khắc,  sinh  về  Cõi  Trời  hay Cõi  Phật,  những  người  đó  không  cần  phải  siêu  độ.  Cho nên, siêu độ cho vong linh, điều quan trọng là phải làm sao để cho vong linh thấu hiểu được rằng, vong linh ra đi mang hành trang quá nhiều, mà hành trang đó không phải là những hành trang quý báu. Hành trang đó chỉ là những cục đá mà thôi, mang theo làm gì cho nặng nề. Do đó, cần phải giúp cho vong linh soạn lại cái hành trang của mình, để cho được nhẹ nhàng hơn.Tất cả những nghi thức nào giúp cho vong linh được nhẹ nhàng cất bước, nhìn thấu suốt được con đường mình đi, nói tóm lại, là giúp cho vong linh sớm siêu thoát, các nghi thức đó đều chấp nhận được. Ngoài ra đó, những gì rườm rà, không ích lợi cho vong linh thì không nên đặt thành vấn đề và không nên xem nó là cần thiết.Vong linh cần Pháp thực hơn là vật thực. Cúng một chén cơm, cúng hai chén cơm, cúng ba chén cơm hay cúng một chục chén cơm, vong linh cũng chỉ hưởng được hơi cơm mà thôi. Không nhất thiết phải là mâm cao cỗ đầy, đồ ăn phải thật là ngon, chỉ cần làm sao đồ ăn thật tinh khiết, để vong có thể hấp thụ được cái hơi mà thôi, càng tinh khiết chừng nào thì vong linh càng dễ dàng hấp thụ chừng nấy. Nếu không thể nào nấu ra thành món ăn, chỉ cần 1 chén cơm, vong linh cũng vẫn hưởng được, không sao cả.

 

Việc Siêu Độ Cho Hương Linh Có Nhiều Đứa Con

 

Một người cha hay một người mẹ có nhiều đứa con, nếu hoặc cha hay mẹ mất đi, con cái của họ đồng phát tâm hoặc có một số phát tâm để siêu độ thì:

1.  Nếu con cái cùng tụ về một nơi, cần ghi nhận:

a.  Người con biết tu tập sẽ đảm nhận vai trò chủ lễ.

Những người con khác đem Tâm Lực của mình phụ trợ cho chủ lễ trong việc siêu độ.

b.  Nếu có nhiều người con cũng biết tu tập  thì mỗi người  thay  phiên  nhau  làm  chủ  lễ;  người  này hành lễ xong thì tới phiên người kia.  Điều cốt yếu là giúp cho vong linh sám hối nhiều chừng nào tốt chừng nấy, việc giảng Pháp cũng không kém phần quan trọng. Tỉ tê giảng giải để cho vong hiểu và thấm thía.Chỉ cần cho vong ăn một lần trong ngày, nhưng có  thể  giảng  Pháp  cho  vong  nghe  3  lần  trong ngày cũng vẫn rất tốt. Các vị chủ lễ chia phiên nhau mà hành lễ, 2 lần hay 3 lần trong ngày đều rất lợi lạc cho vong linh.

c.  Ngoài các người con, còn có các thân nhân khác,

Bạn bè, thân quyến, mỗi người đồng đem tâm thành của mình mà siêu độ cho vong linh, chắc chắn  rằng  vong  linh  sẽ  sớm  thoát  khỏi  những vướng mắc trong lòng mà an ổn ra đi. Nên nhớ kỹ một điều, đem hết sự chân thành siêu độ cho vong linh, công đức đó, người hành trì siêu độ hưởng 6 phần, vong linh hưởng được 1 phần.Nếu càng có nhiều tấm lòng thành, thì công đức vong linh được hưởng càng nhiều, sự ra đi xem như cái búng tay, và hành trang của vong linh khi đó lại càng thêm nặng trĩu các đồng tiền Công Đức.Người đời thường đưa tiễn vong linh bằng câu chúc: “Cầu cho Hương Linh được siêu thăng Tịnh Độ.”

Trong trường hợp này, có bắt tay vào việc siêu độ cho vong linh, có hết dạ chân thành siêu độ cho vong linh, có trân trọng trao tặng cho vong linh những đồng tiền Công Đức, các thân bằng quyến thuộc mới thể hiện một cách tuyệt vời và đúng nghĩa lời chúc kể trên.Cần phải luôn luôn tâm niệm rằng: Việc siêu độ đòi hỏi một sự Thành Tâm Thành Ý tối đa. Nếu kẻ thành tâm chỉ có một, mà người “lơ là” lại số đông, thì kết quả cũng chỉ là một mà thôi! Vong linh cũng chỉ hưởng có một phần công đức do người thành tâm thành ý ban cho.

2.  Nếu con cái ở rải rác nhiều nơi:

a.  Những  người  biết  tu  tập  hoặc  chưa  biết  tu  tập nhưng  có  Tâm  Lực  mạnh  cũng  muốn  đứng  ra siêu độ cho cha hoặc mẹ mình, tất cả sẽ hội ý với nhau và ấn định thời khóa siêu độ.

b.  Người  chủ  lễ  chánh  thì  chọn  một  buổi  nào  đó trong ngày. Các người khác chia nhau các buổi còn lại.

c.  Việc siêu độ của từng đứa con, sẽ giúp cho vong linh cảm nhận được một sự ấm áp của không khí gia đình luôn tràn đầy, do đó vong linh sẽ cảm thấy ít đói lạnh hơn.

 

Ghi Nhớ:

Trước khi bắt tay vào việc hành trì siêu độ, chủ lễ nên đọc thật kỹ từng phần của những lời giảng giải, ghi chú những   phần  nào,  những  chi  tiết  nào  cần  thiết  phải  làm,  có  lớp lang, thứ tự để dễ dàng tuần tự tiến hành, không vấp váp, không lúng túng.

 

Hướng Dẫn Phần Nghi Thức

Việc tu tập bao gồm:

  Sám hối

  Trì Chú

  Niệm Phật

  Đọc Pháp và Giảng Pháp

 

Đây là những nguyên tắc căn bản áp dụng cho người sống lẫn người chết.

Người đã lìa đời, không còn đủ căn thức để tự buộc mình hành việc tu tập mà cầu giải thoát, tháo gỡ những vướng mắc  mình  tự  buộc  ràng  từ  khi  còn  tại  thế.  Có  khi  cũng không hiểu, không nhận chân ra được là mình đã làm sai, hay hiểu sai về một việc gì.Khi còn sống không tha thiết đến việc tu tập, trí huệ không được phát sáng. Khi đã bỏ báu thân rồi, thần thức cũng tối

mò mò, không phân định được hướng đi của mình Người chủ lễ có bổn phận giúp cho hương linh đốt sáng ngọn đèn trí huệ của mình qua việc Sám Hối, Trì Chú và Niệm Phật. Sau đó, dùng lời Pháp để giảng dạy, dẫn dắt cho vong “MỞ TRÍ,” phân biệt được điều đúng sai, nên hay không nên. Vong có được chút trí huệ phát sáng, tìm đường thác sanh rất dễ dàng.

 

Sám Hối

 

Phật Thuyết Kinh Thập Nhị Phật Danh So Sánh Công Đức Trừ  Chướng  Diệt  Tội là  một  món  quà  vô  cùng  quý  giá cho chúng sanh trong việc sám hối các nghiệp chướng của mình. Mười hai vị Phật được Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật nêu lên, đặc biệt có một oai thần lực rất lớn trong vấn đề giúp cho chúng sanh sám hối.Nếu chúng sanh nào thật lòng ăn năn sám hối Nghiệp Tội của mình, đem hết Tâm Lực, Ý Lực, Cường Lực để vào việc sám hối, tức khắc các tội lỗi của mình, những điều sai trái gây tạo, nhờ vào oai thần lực của các Vị Phật này, mà được “Lắng Xuống.”Lắng xuống, chớ không phải tiêu tan! Lắng xuống và tiêu tan là hai trạng thái khác nhau.Tiêu tan là không còn hiện hữu. Lắng  xuống  là  vẫn  còn  hiện  hữu  ở  nơi  đó,  nhưng

không nổi lên để quấy phá. Mười hai vị Phật này giúp cho những tội lỗi đó được lắng xuống. Rồi thì sự quyết tâm tu tập hằng ngày, nếu được tiếp tục đều đặn, sẽ giúp cho các tội đó được phai đi cho đến khi biến mất. Chúng sanh thường hay nghĩ sai, bảo rằng: niệm các danh hiệu Phật này rồi thì bao nhiêu tội chướng đều tiêu tan hết. Không phải như vậy, phải hiểu cho tận cùng thâm sâu của việc sám hối. Khi một người hết dạ chân thành sám hối,

các nghiệp tội mình làm sẽ được nhận biết và lắng xuống. Nhưng, muốn cho các nghiệp tội này được tiêu tan, thì đòi hỏi phải có sự dốc tâm tu tập. Người hành trì nghi thức sám hối này mỗi ngày, sẽ giúp cho các tội chướng của mình lắng xuống, rồi thì với tất cả Tâm Lực, Ý Lực, Cường Lực khi tu tập, sẽ làm cho từng tội, từng tội được phai đi … phai đi.Oai lực của mười hai vị Phật này giúp cho bao nhiêu tội lỗi của hành giả được lắng xuống. Đó là điểm khác biệt giữa nghi thức sám hối này với tất cả những nghi thức sám hối khác.Hành giả có thể niệm bất kỳdanh hiệu Phật nào khi hành trì nghi thức sám hối. Tuy nhiên, phải ghi nhớ rằng: Các vị Phật đó chỉ chứng minhtấm lòng ăn năn sám hối của hành giả chớ không cho ra một oai lực nào cả.Riêng đối với các vong linh, oai thần lực của mười hai vị Phật này rất là mạnh mẽ và khiến cho các vong linh được nhẹ nhàng, không còn phải đeo mang những tội, nghiệp mà mình đã tạo nên từ tiền kiếp, cho đến kiếp vừa qua, khiến cho vong linh rất là nặng nề. Oai thần lực của các vị Phật này làm cho các nghiệp, tội đó được lắng xuống, nhẹ nhàng, không còn một cảm giác nặng nề nữa. Tuy nhiên, nó vẫn còn nằm ẩn trong A Lại Da Thức của vong linh, để rồi sau đó, vong linh cần phải đem công năng tu tập của mình mà làm tiêu lần đi nghiệp tội của mình.Ngoài  nghi  thức  sám  hối Thập  Nhị  Phật  Danh  So  Sánh Công Đức Trừ Chướng Diệt Tội,còn có các nghi thức sám hối khác như:

1.  Mười hai vị Phật trong Kinh Vô Lượng Thọ:Những vị Phật này có liên quan rất là mật thiết với Cực Lạc, nhưng cũng là ở vào vai trò Chứng Minh chớ không đưa oai lực để giúp cho hành giả hay cho vong linh.

2.  Trong Nghi Thức Hồng Danh Bửu Sám:  hành giả  phải trì niệm danh hiệu của 88 vị Phật.

3.  Nghi thức Sám Hối do cố Hòa Thượng Thích Trí Tịnh soạn, gồm có 35 vị Phật rút ra từ Kinh Đại Bảo Tích. Trong 3 nghi thức Sám Hối kể trên, những vị Phật chỉ đóng vai trò “Chứng Minh” mà thôi, chớ không thực sự đóng góp vào việc làm “Lắng Xuống” các nghiệp tội của hành giả hay của vong linh.

4.  Lương Hoàng Sám: Người Xuất gia lẫn tại gia đều hành trì được Lương Hoàng Sám, nương vào lòng Từ Bi của rất nhiều vị Phật trong 10 phương. Tuy nhiên, nghi thức sám hối này rất khó có thể giúp

cho người chủ lễ siêu độ cho vong linh vì quá sức

dài, mất nhiều công sức, chỉ trừ khi nào thân nhân

dốc lòng quyết tâm, bất kể ngày giờ, bất kể công sức

thì mới dùng đến nghi thức này.

5.  Từ Bi Thủy Sám Pháp: để giải oan trái giữa đôi bên, mà oan trái đó rất là nặng nề và đã trải qua nhiều đời, nhiều kiếp rồi.Sám Pháp này không dùng cho việc sám hối đâu! Trong trường hợp siêu độ cho vong linh, không dùng

nghi thức này.

 

Trì Chú

 

Người chủ lễ sẽ hướng dẫn để cho hương linh trì 3 câu Chú dưới đây nhiều chừng nào tốt chừng nấy!

 

1. Chơn Ngôn Siêu Độ Cho Hương Linh

Âm: HA-ANH CA THU SHU PHU!

Vong linh thật sự cần cái gì? Vong linh cần được nhẹ nhàng để ra đi. Nếu người chủ lễ không biết một cách rất rõ ràng ý muốn của vong linh, và đạt chưa đến được một cách sâu rộng ý muốn đó, thì vẫn có thể giúp cho vong linh được nhẹ nhàng, cởi bỏ những khúc mắc, mà tiếp tục đi theo nghiệp của mình.

Người chủ lễ đem hết tâm lực của mình cùng với vong linh trì câu Chú này, giúp cho vong từ từ thấm lần … thấm lần. Câu Chú có tác dụng là giúp cho vong linh được nhẹ lần … nhẹ lần để ra đi.

 

2. Lục Tự Đại Minh Chơn Ngôn

 

Tiếng Phạn: OṂ MAṆI PADME HŪṂ

Tiếng Việt: ÁN MA NI BÁT DI HỒNG

 

Lục Tự Đại Minh rất là mạnh, công năng của câu thần Chú này có tính cách dời non, lấp biển, Vị chủ lễ cũng như hương linh đều rất cần trì câu Chú này để giúp Trí Huệ phát sáng. Vong linh trì Lục Tự Đại Minh xem như là đốt lên một điểm sáng, rồi từ đó tỏa rộng ra, không khác một ánh lửa, và đồng thời Trí Huệ được phát sáng, giúp cho hương linh cảm thấy ấm áp, phân định được

mọi sự việc chung quanh mình, và thâm nhập được lời giảng Pháp của chủ lễ.

 

3. Vãng Sanh Tịnh Độ Thần Chú

 

Tiếng Việt:

Nam mô A di đa bà dạ, đa tha già đa dạ. Đa điệt dạ tha: A di rị đô bà tỳ, a di rị đa tất đam bà tỳ, a di rị đa tỳca lan đế, a di rị đa tỳca lan đa, dà di nị dà dà na, chỉ đa ca lệ ta bà ha.

 

Tiếng Phạn:

Namo  amitābhāya,  tathāgatāya.  Tadyathā:

Amṛtodbhave,  amṛta  siddhaṃbhave,  amṛta

vikrānte,  amṛta  vikrānta,  gamine  gagana,  kìrtti

kare svāhā.

 

Cách đọc theo tiếng Phạn:

Nam mô a mi ta ba da, thách ta ga ta da. Tách da tha: A  mia  tô  út  pha  wê,  a  mia  ta  xăm  pha  wê,  a  mia  tavi ca ranh tê, a mia ta vi ca ranh ta, ga mi ni ga ga na, kia ti ca ri soa ha.

 

Người hay trì tụng Vãng Sanh Tịnh Độ Thần Chú sẽ được Đức A Di Đà Phật thường trụ trên đỉnh đầu của người ấy, ngày đêm ủng hộ, không để cho oan gia được dịp thuận tiện hãm hại, đời thường an ổn, sau khi mạng chung, được  tùy ý vãng sanh.Người chủ lễ cần hướng dẫn cho vong linh trì thần Chú này  thật nhiều, kèm với niệm Phật thật nhiều, để cơ hội được vãng sanh càng lên cao hơn.

 

Niệm Phật

 

Nếu trong gia đình có người rãnh rỗi, hoặc có trẻ em nào có thể dạy cho các em niệm Phật được, thì khi đến phần niệm Phật, vị chủ lễ nên nhờ người phụ cùng niệm Phật, để tạo một cái lực mạnh giúp cho vong niệm Phật được trơn tru.

Nên ghi nhớ:  Cố gắng đừng để tâm viên ý mã trong lúc niệm Phật. Phải nhứt tâm mới có được hào quang phát sáng khi niệm Phật, do đó mới bao bọc được vong trong cái hào quang đó.Các trẻ thơ tâm không gợn bất kỳtư tưởng nào. Nên tập cho  các  cháu  niệm  Phật  hằng  ngày,  vừa  lợi  lạc  cho  các

cháu, mà cũng rất là hữu ích khi cần thiết.Niệm Phật càng nhiều càng tốt, tối thiểu phải là 10-15 phút.Người chủ lễ khuyên vong nếu muốn được vãng sanh về Cõi Phật, phải niệm Phật liên tục, niệm Phật không phải chỉ trong khóa lễ tu tập, mà sau khi hồi vị rồi, cũng vẫn phải tiếp tục niệm Phật. Càng niệm Phật nhiều, vong càng cảm thấy nhẹ nhàng, dễ dàng cất bước.

Vai Trò Của Trẻ Thơ Trong Việc Siêu Độ 

 

Tâm của trẻ thơ rất là trong trắng, lời của trẻ thơ thốt ra là một lời chân thật không che đậy, cho nên cần phải dạy cho các cháu niệm Phật hay trì Chú. Một câu niệm Phật của các cháu cũng sẽ giúp cho vong linh rất … rất là nhiều. Câu niệm Phật rất quan trọng, một người niệm Phật với một tâm như như bất động, không bị tâm viên ý mã, nói tóm lại là

với một Tâm Bình thì mới phóng hào quang được. Đối với những đứa bé khi niệm Phật, câu niệm Phật của chúng sẽ phóng hào quang, vì đó là một tâm hoàn toàn trong suốt. Người niệm Phật giữ tâm bình, có nghĩa là giữ tâm của một đứa bé (còn được gọi là Tâm Đồng Tử).

Cho nên dạy cho trẻ thơ niệm Phật để siêu độ cho người quá cố thì rất là đúng và cần thiết. Đối với những đứa trẻ có thể trì Chú được, nên dạy cho các cháu câu thần Chú. Nếu trì Chú thì có thể trì Lục Tự Đại Minh Chơn Ngôn, hoặc

Vãng Sanh Tịnh Độ Thần Chú. Trì 2 câu Chú này mà giữ một tâm bình, tâm trong sáng, thì câu Chú sẽ phóng hào quang rất là chói chang. Vong linh được bao che trong hào quang đó, sẽ cảm thấy nhẹ nhàng thơ thới, và những người

đang hành trì việc siêu độ, cũng sẽ được bao che bởi ánh hào  quang  của  Lục  Tự  Đại  Minh  Chơn  Ngôn,  hoặc  của Vãng Sanh Tịnh Độ Thần Chú.

 

Phần Giảng Pháp

 

Phần chuẩn bị Pháp để giảng có những sự đòi hỏi như thế nào? Dựa trên các tiêu chuẩn ra sao? Nếu vong linh là thân nhân của người chủ lễ biết tu tập thì điều đó quá dễ! Người chủ lễ đã biết rõ tánh tình của vong linh khi còn sống, cái gì thích, cái gì không thích, điều sai lầm nào hay phạm phải, tâm sự ra sao, vướng mắc phải khuyên giải như thế nào v.v…Cho nên, việc giảng Pháp tương đối cũng dễ dàng, chỉ cần để tâm một chút, sắp xếp lại cho có mạch lạc và bắt đầu nói chuyện, giống y như là đang nói chuyện với một người trên dương thế, khi người đó gặp những điều khúc mắc đến hỏi ý kiến của mình, mình khuyên giải họ ra làm sao?Còn đối với một người chưa biết việc tu tập, đem Tâm Lực mạnh mẽ của mình để siêu độ cho một vong linh, họ bắt buộc phải nghiên cứu, tìm hiểu xem những gì mình cần phải nói chuyện với vong linh. Nếu vong linh đó là thân nhân của mình thì không có gì là khó khăn cả. Nhưng, nếu vong linh đó là một bạn hữu hay người quen biết, cần phải tìm hiểu từ ở gia đình của vong linh đó, để có thể hiểu biết thêm một cách tường tận về những khúc mắc của vong linh, hầu tìm cách giảng dạy, dẫn dắt vong linh đó bước ra khỏi những vướng mắc. Việc tìm hiểu những bài Pháp để tạo một kiến thức cho mình,  đã  được  giảng  rõ  rất  nhiều  ở  trang  web  cPhap.com. Những bài Pháp nơi đây đủ để giúp cho một người mới bước vào việc tu tập, có được một trình độ căn bản để có thể siêu độ cho vong linh.. Một người đã tu tập lâu năm, nhưng nếu biết tư duy cho sâu sắc những lời Pháp, sẽ làm cho trí huệ được gia tăng rất nhiều. Những bài Pháp cũng đã được soạn theo đề tài. Tùy theo những vướng mắc của thần thức mà người chủ lễ sẽ nghiên cứu, tìm hiểu những đề tài liên quan hầu giải tỏa những khúc mắc đó cho thần thức.

 

Nhân Quả

 

Tu tập là bắt buộc phải tư duy, đó là cách duy nhất để làm cho Trí Huệ của mình phát triển theo chiều sâu. Trí Huệ phát sáng không chưa đủ, Trí Huệ đó cần phải gom lại, cô đọng lại để trở thành một tia sáng cực mạnh mà người tu tập có thể điều khiển nó trong việc cứu giúp Người và cứu giúp chính bản thân mình. Dù người còn sống hay người đã chết, tất cả đều bị chi phối bởi Nghiệp Lực, không có một ngoại lệ nào, cho bất kỳ ai trong việc chi phối này.Sự tư duy về những câu hỏi sau đây sẽ giúp cho người còn sống hiểu được giá trị của sự hiện diện của mình, ngày hôm nay, trên cuộc đời.Người đã xa lìa cuộc đời rồi, vì không có cơ hội để tư duy một cách sâu sắc về Nghiệp Lực, nên còn vướng mắc và loanh  quanh  với  cái  “Lưới”  do  chính  mình  đã  quấn  vào người của mình.Chính thân nhân còn ở lại sẽ giúp cho người quá cố tư duy để trí huệ bừng sáng, có thể nhận ra được khúc mắc ở nơi

nào, hầu tháo gỡ cái lưới ra khỏi mình, và nhẹ nhàng cất bước.

Câu hỏi được đặt ra là:

Tôi đến đây tự bao giờ?

Tôi đến đây từ vô thỉ kiếp, chớ không phải tôi mới tới đây.

Từ vô thỉ kiếp tôi đã làm gì?

Từ vô thỉ kiếp tôi đã gieo nhân ?

Khi cây mọc lên sum sê, trái đã chín muồi tôi phải làm sao?

Tôi bắt buộc phải hái trái.Vậy chớ trái đó là trái ngọt hay là trái chua hoặc trái

đắng?Cũng có trái ngọt, mà cũng có trái chua, đôi khi có trái đắng, đôi lúc có những trái có hình dạng vô cùng quái dị.

Tại sao lại có nhiều loại trái như vậy?

Đó là do khi tôi ương cây, những hạt giống mà tôi gieo xuống, tôi đã không có sự lựa chọn kỹ càng, cho nên  tôi  mới  nhận  được  những  trái  đắng,  những  trái chua, những trái có hình thù quái dị.Khi tôi nhận được một quả chín muồi thơm ngon, tôi có cảm giác như thế nào? Và khi tôi nhận được những quả mà tôi không vừa ý, cảm giác của tôi ra sao?Khi tôi nhận được một quả chín muồi thơm ngon, tôi biết chắc chắn rằng tôi đã chọn đúng hạt giống, và tôi sẽ theo đó mà vun trồng tiếp tục. Còn những quả chua,  đắng,  hoặc  là  có  những  hình  dạng  không  tốt đẹp, tôi phải lựa lọc và loại ra để không bao giờ có thể ương trở lại những hạt giống như vậy nữa . Nếu tôi muốn lựa lọc lại những nhân này, những hạt giống này thì tôi phải làm sao? Trong số quá nhiều hạt giống, làm sao tôi có thể phân định được hạt giống

nào cho trái ngon, hạt giống nào cho trái đắng, trái chua, trái có hình hài xấu xí?Tôi bắt buộc phải dùng trí huệ của tôi để phân biệt tất cả những hạt giống.

Làm sao để có trí huệ mà lựa chọn những hạt giống này?

Tôi phải tu tập để mới có được trí huệ.

Nếu tôi muốn tu tập để có được một trí huệ, tôi phải làm sao để mang lại kết quả tốt đẹp?Sự thấu triệt Vòng tròn nghiệp lực Tâm - Ý -Tánh có

thể giúp cho tôi có đầy đủ trí huệ để có thể lựa chọn được những hạt giống nào tốt, những hạt giống nào không tốt.Vòng tròn nghiệp lực giúp cho tôi bằng cách nào?Vòng tròn nghiệp lực giúp tôi tự nhìn vào bản thân tôi để lọc lừa cho hết những tánh xấu của tôi, vì những tánh xấu khiến cho trí huệ của tôi bị che khuất, không thể  nào  phát  sáng  được.  Trí  huệ  của  tôi  nếu  không phát sáng được, tôi sẽ không đủ khả năng để có thể lựa chọn được những hạt giống tốt đẹp nhất. Muốn làm được việc này, nó đòi hỏi ở tôi một cái gì?

Nó đòi hỏi ở tôi một sự can đảm.

Can đảm như thế nào?

Là can đảm cầm dao, moi móc, khoét cho sạch, khoét cho tận cùng gốc rễ tất cả những tánh xấu của tôi. Khi tôi không còn bất kỳmột tánh xấu nào nơi tôi nữa, thì lúc đó, trí huệ mới thật sự phát sáng! Như thế, tôi sẽ dùng trí huệ đó như một ngọn đèn để lựa lọc tất cả những hạt giống mà tôi gieo xuống. Có như vậy thì những trái mọc lên sẽ là những trái ngon, trái ngọt, không còn chua, không còn đắng, không còn hình thù quái dị nữa.Một khi tôi đã có đủ đầy những trái ngọt trong tay, nó sẽ làm hành trang để tôi tiến về Cực Lạc, nơi đó là nơi tôi An Trụ đời đời, không vướng bận, không còn dính líu vào vòng sanh tử luân hồi nữa. Dưới sự hướng dẫn của các Bồ Tát nơi cõi Cực Lạc, tôi sẽ góp phần vào việc  mang  đến  những  điều  lợi  ích  cho  chúng  sanh.Không phải nói rằng tôi về Cực Lạc là ngồi chơi an hưởng, mà tôi được về Cực Lạc để từ nơi đó, tôi chắc chắn rằng, mình không còn bận bịu với việc phải làm sao lựa lọc những hạt giống mà mình gieo xuống. Tôi về Cực Lạc để tôi cùng với Thánh Chúng gieo trồng những cây trái mà tôi biết chắc chắn rằng, những cây trái này là từ ở những mầm giống rất là tốt đẹp. Từ đó, việc cứu độ chúng sanh là điều mà tôi có bổn phận phải làm, cũng như tất cả việc cứu độ chúng sanh là điều mà tôi có bổn phận

phải làm, cũng như tất cả Thánh Chúng của cõi Cực Lạc đã và đang làm.

Như vậy, việc tu tập của tôi là một việc làm có ý nghĩa ngay khi còn ở hiện kiếp. Nhờ vào việc tu tập mà tôi sẽ tìm được một sự An Bình cho bản thân tôi. Từ sự an bình đó, tôi sẽ gieo rắc an bình cho những người chung quanh tôi, tất cả mọi người đều sống trong sự nhẹ nhàng, không phiền não. Và rồi sau đó, chuẩn bị cho một chuyến đi, một chuyến đi đầy ý nghĩa, với tất cả hành trang là những quả rất tốt đẹp, rất ngon ngọt mà tôi đã vun trồng ngay trong kiếp này.Mong rằng tất cả chúng sanh đều phát tâm tu tập để sửa đổi tâm tánh của mình. Có như vậy mới thoát được những điều không hay sẽ xảy ra, vô cùng tai hại và kinh khủng cho cõi Ta Bà trong tương lai. Chuẩn bị cho những sự việc không hay xảy đến, có thể là trong vòng năm năm, mười năm hay

thậm chí hai mươi năm, vẫn bắt buộc phải thực hiện ngay từ bây giờ, nếu không, thì những chúng sanh trong thời vị lai của năm năm, mười năm hay hai chục năm kế tiếp đó sẽ gặp điều vô cùng không hay, nếu không muốn nói là khủng khiếp. Mà  những  chúng  sanh  trong  khoảng  thời  gian  đó  là  ai?

Chính là những thân nhân của mình, là hậu bối của mình! Khi đó mình đã là bậc tiền bối, nhưng nếu không chăm lo tu tập ngay từ bây giờ, thì chắc chắn rằng hậu bối của mình sẽ gặp cảnh nguy cơ trong tương lai.hánh Chúng của cõi Cực Lạc đã và đang làm.Như vậy, việc tu tập của tôi là một việc làm có ý nghĩa ngay khi còn ở hiện kiếp. Nhờ vào việc tu tập mà tôi sẽ tìm được một sự An Bình cho bản thân tôi. Từ sự an bình đó, tôi sẽ gieo rắc an bình cho những người chung quanh tôi, tất cả mọi người đều sống trong sự nhẹ nhàng, không phiền não. Và rồi sau đó, chuẩn bị cho một chuyến đi, một chuyến đi đầy ý nghĩa, với tất cả hành trang là những quả rất tốt đẹp, rất ngon ngọt mà tôi đã vun trồng ngay trong kiếp này.Mong rằng tất cả chúng sanh đều phát tâm tu tập để sửa đổi tâm tánh của mình. Có như vậy mới thoát được những điều không hay sẽ xảy ra, vô cùng tai hại và kinh khủng cho cõi Ta Bà trong tương lai. Chuẩn bị cho những sự việc không hay xảy đến, có thể là trong vòng năm năm, mười năm hay thậm chí hai mươi năm, vẫn bắt buộc phải thực hiện ngay từ bây giờ, nếu không, thì những chúng sanh trong thời vị lai của năm năm, mười năm hay hai chục năm kế tiếp đó sẽ gặp điều vô cùng không hay, nếu không muốn nói là khủng khiếp. Mà  những  chúng  sanh  trong  khoảng  thời  gian  đó  là  ai? Chính là những thân nhân của mình, là hậu bối của mình! Khi đó mình đã là bậc tiền bối, nhưng nếu không chăm lo tu tập ngay từ bây giờ, thì chắc chắn rằng hậu bối của mình sẽ gặp cảnh nguy cơ trong tương lai. Tương lai năm năm, mười năm, hai chục năm không là bao

xa cả. Thoắt một cái, búng một ngón tay là tới đích rồi; đừng nghĩ rằng con số hai mươi năm là một con số quá lớn, quá xa. Thậm chí năm mươi năm cũng vẫn là một con số mà người ta có thể tiến đến nó được, chớ không phải chỉ là một con số xa vời, không thể đụng tới được đâu.Cho nên người tu tập chân chánh phải biết nhìn xa, vì khi mình tu tập, nên nhớ một điều rằng: tu cho chính bản thân mình mà cũng cho hậu bối của mình nữa, để giữ sự An Bình của cõi Ta Bà trong hiện tại và ngay cả trong tương lai.

 

Vong Linh Chết Trong Đau Khổ

 

Một vong linh chết trong sự đau đớn, sợ hãi, lòng ngập tràn nỗi lo âu, phiền não, nhiều khúc mắc, người chủ lễ sẽ phải giảng giải cho vong linh như thế nào, để giúp cho họ có thể nhẹ nhàng được, và vơi đi cơn sợ hãi, sân hận hoặc đau đớn hay là phiền não?Tất cả những cảm giác đau đớn, sợ hãi, phiền não là những cảm giác khi vong linh đó còn tại thế. Một người còn sống, còn ngũ căn thì còn cảm nhận được điều đó. Khi đã trở thành vong linh rồi, thoạt ban đầu, vong linh đó vẫn còn ở vị thế chân bên này, chân bên kia, tức là vong linh chưa nhận chân ra được mình đã mất, cứ nghĩ rằng mình còn sống, vì vậy cảm giác đó vẫn còn.

 

Tuần lễ đầu tiên rất quan trọng.

 

Người chủ lễ sẽ phá đi những cảm giác đó của vong linh bằng cách: nói cho vong biết rằng: vong hiện giờ đang ở trong một cảnh giới khác, không còn hiện hữu trên thế gian nữa. Mà một khi không còn hiện hữu nữa, thì tất cả những cảm giác của vong, bắt buộc phải buông xuống, phải rứt nó ra khỏi thần thức của mình, vì nó không còn có thật nữa rồi!Khi đó phải giảng cho vong hiểu về tánh chất KHÔNG của tất cả mọi vật thì vong mới có thể buông xả được những cảm giác đó. Khi vong đã buông bỏ xuống những cảm giác

đó rồi, thì khuyên bảo vong an trụ vào trong lời Kinh, trong tiếng niệm Phật, để cho vong cảm thấy được che chở và không còn sợ hãi nữa. Sau đó từ từ cắt nghĩa cho vong hiểu về những khúc mắc của vong. Phải tùy trường hợp của từng vong linh, có những khúc mắc nào cần tháo gỡ. Cho nên, người chủ lễ phải vận dụng trí huệ của mình rất nhiều để có thể tìm một hướng đi đúng mà dẫn dắt vong. Mỗi vong có một tình trạng khác biệt nhau, cũng giống như mỗi người bệnh có một bệnh trạng riêng, vị bác sĩ sẽ tùy theo bệnh trạng của từng bệnh nhân mà cho thuốc.Để chuẩn bị phần giảng Pháp cho vong, người chủ lễ gần như  là  phải  soạn  thảo  49  bài  Pháp  để  “tỉ  tê”  cùng  vong trong 49 ngày siêu độ.

Việc soạn thảo những bài Pháp, thoạt xem qua thì có hơi khó khăn, lúng túng; tuy nhiên vì mình soạn để giảng dạy lại, bỗng nhiên mình hiểu và thâm nhập Pháp rất nhiều. Người sơ cơ mới làm quen với Đạo, vì thân nhân, lo cho

thân nhân mà dốc tâm tu tập, cố gắng thông hiểu Pháp để giảng dạy lại cho vong linh thân nhân, cả hai sẽ cùng ngộ, cùng phát sanh trí huệ, và cùng thăng hoa.Nên ghi nhớ: Vì vong không còn ngũ căn nữa nên sự tiếp nhận sẽ chậm chạp, không nhanh nhẹn như khi còn sống. Do đó, nên kiên trì giúp cho vong bằng cách nói đi nói lại nhiều lần những lời Pháp. Nắm vững ý chính của lời Pháp, sau đó ngồi thoải mái, từ tốn, xem như vong đang đối diện mình, cùng nói chuyện như khi còn sống.Cũng  có  thể  đọc  một  bài  Pháp  cho  vong  linh  nghe;  sau khi chấm dứt thì giảng rộng ra, hay bình luận thêm. Đây

là cách cùng vong linh tư duy, mình sẽ hiểu thêm ra. Khi mình vừa suy nghĩ vừa nói, vong cũng sẽ nhờ đó mà trí huệ được gia tăng.Những đề tài có sẵn chia ra làm bảy tuần để cho người chủ lễ nương theo đó đọc thật kỹ những bài Pháp và giảng lại cho vong nghe trong 49 ngày. Người chủ lễ nên nhấn mạnh rằng, nếu trong thời gian 49 ngày, vong hết dạ một lòng tu tập, xả bỏ mọi phiền não, mọi vướng mắc và quyết lòng muốn được thác sanh vào nơi đâu thì vong sẽ được như ý.Đây là thời gian ĐẶC ÂN mà vong được hưởng, để hoán chuyển cảnh giới, hay nói một cách nôm na, là “vong được cơ hội để làm lại cuộc đời.” Do đó, nếu vong hết dạ chân thành tu tập trong suốt 49 ngày, dưới sự thành tâm dẫn dắt của người chủ lễ, vong sẽ được toại ý thác sanh về nơi mà vong muốn.Sau 49 ngày, sẽ không còn đặc ân đó nữa, người chủ lễ cũng bó tay, không thể giúp cho vong có cơ hội thăng hoa.Do đó, trong thời gian 49 ngày này, cả chủ lễ lẫn vong linh đều phải hết dạ chân thành. Chủ lễ chân thành hướng dẫn cho vong tu tập. Vong linh cũng hết dạ chân thành sám hối nghiệp chướng nặng nề, xả bỏ mọi phiền não, sân hận, vướng mắc, thần thức được nhẹ nhàng trì Chú, niệm Phật để chuẩn bị cho một cuộc thác sanh được hoàn toàn như ý.

 

Buông Xả

 

Khi siêu độ cho một vong linh, người chủ lễ cần phải giúp cho vong linh buông xả rất là nhiều. Phải giảng Pháp như thế nào để có thể khiến cho vong linh buông xả được?Chỉ cần hỏi vong linh rằng: vong linh bước ra khỏi cái xác của mình rồi, có mang theo được tài sản của mình đi hay không?

Không cần nhiều, chỉ cần mang cái bóp trong đó có một 100 đồng thôi. Vong linh có mang theo được hay không? Vong linh có một đứa con kháu khỉnh, khi vong linh đã rời khỏi thân xác rồi, vong linh có thể mang theo được cái hơi của con mình theo hay không? Vong linh có một sản nghiệp to lớn, gồm nhiều nhà cửa, nhiều ruộng vườn, nhiều xe cộ, nhưng vong linh đã mang

theo được cái gì? Một miếng ngói cũng không mang được, một miếng gạch

cũng không mang được, một cái bánh xe cũng không mang theo được, vong linh không mang theo được gì hết!Như vậy, vong linh sẽ cảm thấy rất là tiếc, nhưng thử hỏi,

vong linh tiếc cái gì?

Vong linh không phải tiếc nhà cao cửa rộng, không phải tiếc ruộng vườn rộng lớn, mà vong linh tiếc một công trình. Một công trình do mình đã tạo nên.

Vong linh cảm thấy hối tiếc về việc mình đã bỏ quá nhiều công sức, nhưng cuối cùng rồi thì vẫn không mang theo được cái gì hết.Bây giờ đặt câu hỏi với vong linh: vong linh bảo rằng vong linh đã đem công sức của mình ra để tạo dựng những cơ sở, những tài sản đó, vậy chớ vong linh có nghĩ rằng, trong

quá trình tạo dựng đó, vong linh đã gây ra những nghiệp chướng nào hay không?Một người có quá nhiều cơ sở, quá sức giàu có, thì phải biết rằng đó không phải thuần là sức của họ đã tạo nên những của cải vật chất đó. Không ai có thể nói rằng, tự sức của tôi, tôi đã tạo nên những cơ sở đó.Vong  linh  khi  còn  sống,  có  tự  tay  cất  lên  cơ  sở  đó  hay không? Vong linh cũng phải thuê mướn người, cũng phải liên lạc để mượn tiền, mượn bạc để trang trải những vấn đề tài chính trong quá trình xây cất đó.Chuyện trước tiên là về vấn đề tài chính, vong linh muốn được người ta cho mượn tiền với lãi suất thấp, với tất cả những điều kiện rất dễ dãi, liệu rằng vong linh có chân thật

một trăm phần trăm hay không?Vong linh mướn người để cất một sơ sở, vong linh có thật sự hành xử Tứ Vô Lượng Tâm trong vấn đề mướn người hay không? Hay lại cũng lươn lẹo, uốn éo, trả giá và đôi khi ép người ta, vì miếng cơm manh áo, mà phải chấp nhận những điều kiện của vong linh?Cho nên, trong việc tạo dựng một cơ sở, cơ sở càng lớn chừng nào, những tánh xấu của người chủ đó càng hiện rõ ra nhiều chừng nấy.Hương linh nuối tiếc một công trình, mà công trình đó đã gây tạo ra biết bao nhiêu nghiệp chướng. Có những nghiệp chướng hiện rõ để cho vong linh thấy được qua những việc gấu ó lẫn nhau, cãi vã, tranh chấp nhau. Cũng có những nghiệp chướng tiềm ẩn, vì những kẻ thấp cổ bé miệng, cam chịu để lấy miếng ăn. Rồi cũng vì việc tạo dựng một công trình, hương linh đã gieo biết bao nhiêu Nhân không lành, vì lúc nào cũng phải thủ lợi cho mình. Không thể nào đem mối lợi cho kẻ khác,

mà chấp nhận điều bất lợi cho mình. Mà muốn giữ điều lợi cho mình thì phải thủ đoạn đưa ra. Ngoài ra còn biết bao nhiêu điều khác nữa xoay quanh việc tạo dựng một công trình. Hương  linh  đắc  thắng  với  công  trình  do  mình  tạo  dựng, nhưng  thật  sự  ra,  công  trình  đó  được  tạo  dựng  trên  quá

nhiều sự khổ đau của kẻ khác. Càng tạo nên nhiều công trình chừng nào thì sự đau khổ mình gây nên cho kẻ khác càng nhiều chừng nấy. Rồi vợ đẹp con ngoan, có khi hương linh đã chiếm đoạt người vợ đó trong tay của một kẻ khác. Tức là hương linh đã gieo một cái nghiệp không lành với thù địch của mình rồi đó.Vì  vậy,  trong  việc  tạo  dựng  một  công  trình,  hương  linh

đã vô tình hay cố ý gây nên nhiều nghiệp chướng, chính những nghiệp chướng đó làm nặng nề bước chân của hương linh. Khi hương linh còn sống, hương linh không nhận ra nó nặng nề. Vì sao? Vì hương linh đi bằng xe hơi.

Còn bây giờ, với một cái bóng nhẹ như sương, như khói, hương linh mới thật sự cảm thấy bước chân mình nặng nề vì những cái vướng mắc đó.Ngày giờ này, hương linh bắt buộc phải buông xả hết tất cả những sự nuối tiếc của mình, vì tất cả giờ đã trở thành Không. Ngay chính thân xác của hương linh cũng còn bị thiêu đốt để trở thành cát bụi. Cái thân xác của mình còn không giữ được, thì sá gì những công trình. Những công trình  đó  xây  dựng  được,  thì  phá  hủy  được.  Hương  linh không tự mình phá hủy nó, thì những kẻ thù địch (nếu có) sẽ phá hủy nó, trong một sớm một chiều.Vì vậy, không có cái gì để nắm giữ, cũng không có cái gì để mang theo. Ngày giờ này hương linh không còn một thân xác nữa. Hãy mau mau tìm một nơi an trụ. Nếu khư

khư không bỏ xuống những gì mà mình còn luyến tiếc, thì chắc chắn rằng hương linh sẽ không thể nào nhẹ nhàng cất bước được. Nay chỉ còn là một cái bóng nhẹ như tơ, thì sức đâu mà lôi kéo cả một chiếc xe chứa toàn là tảng đá lớn?Hương linh cần phải gấp rút tìm nơi an trụ; mà muốn tìm được nơi an trụ thì hương linh phải có ngọn đèn trí huệ và phải làm sao cho cái túi của mình nhẹ chừng nào tốt chừng nấy, để có thể cất bước ra đi được nhẹ nhàng.Muốn có ngọn đèn Trí Huệ, hương linh bắt buộc phải tu tập. Để hành trì việc tu tập, hương linh phải sám hối. Sám hối để chi? Để cho những cục đá mà mình mang theo sẽ tan đi … tan đi thành tro bụi. Hương linh phải trì Chú. Để chi? Để cho ngọn đèn Trí Huệ của mình được phát sáng lên. Hương linh phải niệm Phật. Để chi? Để nương vào sức của Phật, vào ánh hào quang của Phật, giúp cho ánh sáng Trí Huệ được tỏ rõ thêm.Lúc đó, hương linh có đầy đủ những phương tiện cần thiết để giúp cho hương linh tìm được nơi an trụ mới.Cho  nên,  nếu  hương  linh  không  buông  xuống  hết  tất  cả những gì nặng nề mà mình kéo lôi theo, thì đời đời kiếp kiếp, hương linh phải lôi kéo những cục đá này, hương linh mãi mãi không bao giờ tìm được nơi an trụ. Nếu hương linh còn lưu luyến con cháu, không an tâm vì sợ rằng mình ra đi rồi, con mình không tự lo được, cháu mình không thể nào đủ sống, chỉ cần đặt câu hỏi cho hương linh:

 

1.  Điều thứ nhất, hương linh làm cách nào để lo cho con, cho cháu của mình, hay thậm chí, lo cho người vợ mà mình gọi là thương yêu hết mực? Hương linh làm thế nào để cho con mình có cơm ăn ngày 2 bữa? Làm cách nào để cho con của mình có quần áo đẹp mà  mặc?  Hương  linh  sẽ  không  làm  được  gì  hết!Hương linh sẽ phải tự đặt câu hỏi rằng: Tôi có thể tự lo được cho bản thân tôi không? Ngày giờ này, tôi đã không thể tự lo được cho bản thân tôi, thì làm sao tôi có thể lo cho những người khác được?

 

2.  Điều  kế  tiếp,  hương  linh  có  nhìn  thấy  nghiệp  lực giữa hương linh và đứa con của mình hay không? Hương linh có nhìn thấy nghiệp lực giữa mình và người thương yêu nhất là vợ hay không? Chắc chắn rằng,  ngày  nay,  với  hình  dạng  của  một  cái  vong, hương linh có thể nhìn rõ được. Thì như vậy, hương linh còn cái gì để mà lưu luyến nữa? Nghiệp lực đã giải quyết xong rồi! Nếu bây giờ hương linh hỏi rằng: Hương linh có thể nào giữ nguyên trạng thái của cái  linh  hồn  này,  để  có  thể  quây  quần  bên  đứa  con  của

mình, cho tới khi nó nhắm mắt lìa đời hay không? Chắc chắn rằng, hương linh đã thấy nghiệp lực giữa mình và nó chấm dứt rồi. Đường nó, nó đi, đường mình, mình đi. Tại sao lại dại dột gánh vào cái ách của kẻ khác nữa?Mà có muốn gánh cũng không sao gánh được. Khi mình còn trên dương thế, mình là cha nó, nó là con của mình. Ngày giờ này, đường ai nấy đi, nghiệp ai nấy gánh.Hương linh đã không thể giải quyết được gánh nặng của mình rồi, thì làm sao có thể giải quyết thêm một gánh nặng nữa? Tất cả những gì mà hương linh tiếc nuối, đều đã thuộc về vô thường rồi, không còn hiện hữu nữa.

Đối với vong linh, điều cấp bách hiện giờ mà vong linh cần phải giải quyết, đó là tìm cho ra nơi an trụ. Sau khi 49 ngày hoàn mãn, người chủ lễ cũng phải suy nghĩ lại quan niệm sống của mình. Vì sao? Vì tuy là nói chuyện với hương linh, nhưng người chủ lễ cũng nói chuyện với chính thần thức của mình đó.Dù cho người sang, người hèn, người giàu có, người nghèo khổ, từ một vị vua cho đến người bần cùng, từ một cao tăng cho đến người mới tập tểnh biết tu tập, không ai qua khỏi được hình dạng của một vong linh. Đã được tiếng “Người” rồi, thì sẽ phải mang tiếng “Vong Linh”, không trừ một ai

hết!Có thấy một người nào khi đã chết rồi mà không được gọi là “vong” không? Chỉ trừ khi người đó được thác sanh liền tức khắc về cõi Cực Lạc hoặc cõi Trời, thì sẽ không qua tiếng “vong”. Tức  là  những  người  đó  không  hề  có  mặt  ở  Cõi  Âm  sau phút lâm chung. Đã có mặt ở Cõi Âm rồi, dù rằng chỉ một phút, một giây, thì cũng vẫn được gọi là vong linh. Cho nên, người chủ lễ khi nói chuyện với vong linh là cũng tự nói với bản thân mình, để chuẩn bị cho cái vị trí của mình trong tương lai, không ai bước qua khỏi vị trí đó cả, chỉ trừ hai cái lý do vừa nói ở trên.

 

 Tuần Thứ Nhất (Sau 7 ngày)

 

Cắt nghĩa cho vong biết là vong đã chết rồi, không còn hiện hữu trên cõi Đời này nữa, khuyên vong đừng sợ sệt, hãy an trụ trong ngôi nhà mới này (Đã cho vong nhập vị), trong lời Kinh, tiếng kệ, tiếng niệm Phật, tiếng trì Chú.

Tiếp theo đó là giảng dạy cho vong hiểu về sự vô thường của chính bản thân họ, của tất cả mọi sự vật trên cõi đời. Lần lượt tiếp theo, là những đề tài về nhân quả, nghiệp lực, vì người sống lẫn người chết đều bị chi phối bởi nhân quả và nghiệp lực.Cũng  trong  tuần  lễ  này,  người  chủ  lễ  cũng  nên  sắp  xếp để cho những thân nhân, bạn bè hoặc người quen biết với vong linh đến trước bàn thờ vong, phát lời “sám hối” cùng với vong linh. Khi vong linh còn tại thế, họ đã có những xích mích, làm những việc trái lòng, gây tạo sự buồn phiền, sân hận hoặc hiểu lầm đối với vong linh.Những  lời  chân  thành  ăn  năn  sám  hối  này,  sẽ  giúp  cho hương linh được nhẹ nhàng, xả bỏ những phiền não, góp một phần lớn vào việc giúp cho hương linh dễ dàng siêu thoát.

 

Những đề tài Pháp tham khảo trong lễ siêu độ: Tham khảo 4 bài giảng

 * Vô Thường

 * Buông Xả

  *Nghiệp Lực

  *Nhân Quả

        Người Chủ lễ đọc thật chậm để vong nghe ?

Bài giảng pháp Vô Thường: Tất cả mọi sự vật không mãi mãi ở yên trong một trạng thái nhất định mà luôn thay hình đổi dạng. Đi từ trạng thái hình thành, cao to, thấp nhỏ, tan rã, vân vânđạo Phật gọi đây là những giai đoạn thay đổi đó là thành trụ hoại không. Khi ngồi dưới cội Bồ ĐềĐức Phật thấy rằng các pháp đang liên tục biến đổi và băng hoại. Tất cả sự vật trong vũ trụ, từ nhỏ như hạt cát, thân con người, đến lớn như trái đất, mặt trăngmặt trời và núi sông đều nằm trong định luật vô thường. Mọi sự mọi vật biến đổi trong từng giây từng phút, đó gọi là sát na vô thường. Các đồi núi đang thay đổi liên tục nhưng chúng ta không thấy được sự thay đổi đó, bởi vì nó diễn ra quá chậm. Nếu ngược lại chúng ta nhìn một cành hoa buổi sáng và lại quan sát nó vào buổi tối thì dễ thấy là nó đã thay đổi rất nhiều chỉ trong vòng mười hai tiếng đồng hồ đó. Mọi vật trên thế gian, kể cả nhân mạng, và chế độ chính trị, vân vân, đều phải trải qua những giai đoạn sinh, trụ, dị, diệt. Sự tiêu diệt nầy được gọi là “Nhất kỳ vô thường.” Phải quán sát để thường xuyên nhìn thấy tính cách vô thường của mọi sự vật, từ đó tránh khỏi cái ảo tưởng  về sự miên viễn của sự vật và không bị sự vật lôi kéo ràng buộcVạn vật đều vô thường, sanh, trụ, dị, diệt không lúc nào ngừng nghỉ. Phật tử chân thuần phải luôn nghĩ rằng cơn vô thường mau chóng, mới sáng sớm đó đã lại đến xế chiều. Đâu nên không siêng năng, lo dự bị trước hay sao? Kỳ thật, quan niệm vô thường không những chỉ do tư tưởng Phật giáo thừa nhận, mà triết học các nơi khác cũng thừa nhận. Chính các nhà giáo dục Trung Hoa thời cổ cũng thừa nhận bản chất thay đổi và tạm bợ của mọi sự vật. Tuy nhiênPhật giáo chẳng những xem đây là một trong ba pháp ấn quan trọng nhất trong triết lý nhà Phật: vô thường, khổ và vô ngã; mà Phật Giáo còn xem vô thường là qui luật tự nhiên của vũ trụ.

Các kinh điển Phật giáo thường nói đến tam giới vô thường như mây mùa thusanh tử bập bềnh, và mạng sống con người như ánh chớp. Phật tử chơn thuần nên luôn thức tỉnh rằng: “Muôn vật ở đời vốn không bền vững.” Chung quy cũng nằm trong bốn lẽ “Thành, Trụ, Hoại, Không” mà thôi. Hễ có sanh ra, tức nhiên là có trụ nơi đời một thời gian nào đó, kế đến bị hư hoại đi vào kết cuộc quy về nơi cát bụi. Do tỉnh ngộ như vậy, chúng ta mới thấy thuyết “vô thường” mà Đức Phật đã từng tuyên dạy trong kinh điển là đúng. Bao nhiêu công danh, phú quý, thành đạt trong quá khứ, rốt rồi những thứ nầy có khác nào một giấc mơ hoa. Phật tử chơn thuần phải biết quyền biếntùy duyênan nhẫn thì rất có thể các nghịch cảnhkhổ não được chuyển biến thành thuận cảnhMọi vật trên đời nầy nếu đã có mang cái tướng hữu vi, ắt có ngày hoại diệtĐời người cũng thế, hễ có sanh là có tử, tuy nói trăm năm, nhưng so với vũ trụ thì có khác nào ánh điển chớp, hay thoáng tựa sương tan, như hoa hiện trong gương, như trăng lồng đáy nước, như hơi thở mong manh, chứ nào có bền lâu? Tấm thân yêu quý nhứt nầy của chúng ta mà chúng ta còn không thể giữ cho trẻ trung, mạnh khỏe mãi được, mà phải bị đến cái thời chịu các mối khổ sanh, già, bệnh, chết. Thế mới biết tất cả sự vật trên đời nầy đều là vô thường, giả tạm, như mộng, như huyễn, như bọt nước mà thôi. Hết nắng lại mưa, hết mưa trời tạnh, hết mạnh rồi đau, hết vui rồi buồn, hết hợp rồi tan, hết vinh rồi nhục, hết lên xe rồi xuống ngựa, sông dài lúc phẳng lặng, lúc lên thác xuống ghềnhPhật tử chơn thuần nên luôn biết lẽ vô thường, phải luôn cố gắng tu tập, phải cố gắng biến các nghịch cảnh rủi ro cũng như các điều trở ngại cho mình và cho người thành những hoàn cảnh thuận lợi; phải luôn thức tỉnh, bỏ mê theo ngộ mà lập tâm thêm vững mạnh trên bước đường tu. Trong Kinh Pháp Cúđức Phật dạy về “Vô Thường” như sau: Sống trăm tuổi mà không thấy pháp vô thường sinh diệt, chẳng bằng sống chỉ một ngày mà được thấy pháp sinh diệt vô thường (Pháp Cú 113). Như vậy, theo Đức Phật, hiểu luật vô thường không những quan trọng cho chúng ta trong việc thực hành giáo pháp mà còn rất quan trọng cho đời sống hằng ngày của chúng ta. Ngoài việc đem lại lợi ích tức thời, hiểu luật vô thường còn là một phương tiện thiện xảo hữu hiệu giúp chúng ta trong việc thực hành giáo phápVô thường là liều thuốc giải trừ tham sân. Và cuối cùng vô thường là cái chìa khóa giúp chúng ta hiểu được bản chất chủ yếu của vạn hữu. Theo Kinh Tạp A Hàm, quyển III, biến đổi hay vô thường là đặc tánh chính yếu của sự hiện hữu của các hiện tượngChúng ta không thể nói đến bất cứ vật gì, dù là vô tri vô giác hay hữu giác hữu tri, rằng ‘cái này tồn tại’ bởi vì ngay lúc mà chúng ta đang nói thì cái đó đang thay đổi. Ngũ uẩn cũng là thứ được kết hợp lại và do điều kiện, và như vậy ngũ uẩn đó luôn bị định luật nhân quả chi phối. Thức hay tâm và các yếu tố thành phần của nó hay tâm sở cũng không ngừng biến đổimặc dầu ở một mức độ thấp hơn, cái thể xác vật chất cũng thay đổi trong từng khoảnh khắc. Người nào thấy rõ ràng rằng ngũ uẩn là vô thường, người đó có chánh kiến.

 

 

Bài giảng pháp Buống Xả: Để có thể hoàn toàn hướng về con đường tâm linh, thong dong bước trên con đường đạo với lòng tự tin, ta phải biết buông xả. Buông xả không đời hỏi là ta phải mặc áo nâu sòng, phải cạo tóc. Mà chỉ có nghĩa là ta cần phải buông bỏ mọi vọng tưởng, mọi ước mơ mà tâm ta mong cầu, bám víu, chấp chặt. Tâm không bao giờ thoả mãn với cái nó đang có. Lúc nào nó cũng muốn có thêm. Khi không đưọc như ý, nó tự vẽ vời ảo tưởng, và sống trong thế giới huyễn hoặc đó. Nhưng tâm sẽ chẳng bao giờ đưọc hạnh phúc, an nhiên tự tại thực sự, nếu không biết buông xả. Buông xả, dẹp bỏ tâm tham đắm là nét chính yếu của Phật giáo. Chúng ta cần nhận thức rõ ràng, dứt khoát rằng, có nhiều hơn chưa hẳn là tốt hơn. Sẽ không có điểm dừng khi còn muốn có hơn. Vì lúc nào ta cũng phải tìm kiếm thêm nữa. Trái lại ít có lòng ham muốn hơn sẽ khiến ta có lúc cũng thấy đủ, thấy có điểm dừng.

Thử hỏi tại sao ta phải ngồi thiền ở nơi vằng vẻ, bỏ qua bao nhiêu cơ hội, thú vui mà cuộc đời có thể dành tặng? Ta có thể đi du lịch, đảm nhận những trách vụ quan trọng, gặp gở, làm quen với người tâm giao, viết thư từ hay đọc sách báo, theo đuổi những cuộc vui ở đâu đó, thật sự thõa mái, hay theo đuổi một con đường tâm linh khác. Khi chúng ta ngồi thiền mà không có kết quả gì, ta lại khởi tưởng: “Tôi đang làm gì đây? Tu tập như thế nầy có thật sự ích lợi gì cho tôi không? Tôi không thể tu thiền đưọc, chắc là tôi phải tìm pháp tu khác”. Đúng là thế giới hào nháng nầy hứa hẹn với chúng ta rất nhiều điều, nhưng chẳng bao giờ thực hiện lời hứa đó. Tất cả chúng ta đều đã từng chạy đuổi theo những quyến rủ của cuộc đời, nhưng chẳng có gì thật sự đem lại cho ta hạnh phúc hoàn toàn. Sự thoả mãn hoàn toàn -một sự bình an tuyệt đối, hoàn toàn cảm thấy đầy đủ- khó thể tìm thấy trong cuộc đời nầy. Không có gì trong cuộc đời nầy có thể hoàn toàn thoả mãn tham vọng của chúng sanh. Tiền tài, vật chất, người yêu, tất cả đều không thể đem lại cho ta sự bình an đó. Vậy mà lúc nào chúng ta cũng hy vọng: Có thể tôi sẽ tìm đưọc điều gì đó dễ chịu hơn, người nào đó dễ thương hơn và tất cả sẽ mới mẻ, đẹp đẻ hơn.

Chúng ta cần phải nhận định rõ rằng tâm, cũng chỉ là một trong năm uẩn. Căn của tâm là não bộ, cũng như căn của sắc là mắt. Khi tâm xúc chạm với các trần, thì nó phát khởi các tưởng, nhưng chúng ta lại tin vào các tưởng đó, cho chúng chính là mình. Chúng ta rất coi trọng những suy nghĩ của mình. Bảo vệ chúng như bảo vệ của báu, dầu rằng chúng chẳng bao giờ mang lại hạnh phúc cho chúng ta. Chúng chỉ mang lại ảo vọng, lo âu và nghi ngờ. Đôi khi chúng giải sầu cho ta, nhưng nhiều khi cũng khiến ta sầu não khôn lường.

Khi tâm nghi hoặc khởi lên, nếu ta bám theo, chúng có thể khiến ta bỏ cả con đường đạo. Trong khi cách duy nhất để chứng nghiệm rằng sự bình an, hạnh phúc mà đời sống tâm linh có thể mang đến cho chúng ta, là phải thực tu, phải xả bỏ những hy vọng, mong cầu đến độ ta không còn thấy có gì thiếu thốn, có gì cần phải lấp đầy. Muốn biết miếng bánh có thực ngon không thì phải tự ăn. Mong muốn một điều gì mà không thực chứng là một quan niệm sai lầm.

Mong mỏi tìm đưọc sự thoả mãn ở bên ngoài chúng ta cũng là một tà kiến: “Tôi cầu đưọc có trí tuệ, hiểu biết, đưọc yêu thương, thông cảm. Tôi cầu đưọc giác ngộ”. Nhưng chúng ta sẽ chẳng nhận đưọc gì ngoài những lời dạy, những phương pháp tu học. Chính ta hằng ngày phải tu tập, thì mới đưọc kết quả thanh tịnh. Chúng ta không thể bổ khuyết cho sự thiếu sót, thất bại của mình bằng sự mong mỏi điều gì mới lạ khác sẽ xảy ra? Điều đó sẽ từ đâu mà ra? Từ Đức Phật? Hay Pháp? Hay thầy tăng của chúng ta? Hay từ thiền định, từ các kinh sách?

Nhưng ở đây, điều chúng ta đang bàn, không phải là để có đưọc thêm điều gì mà là để dẹp bỏ các chứơng ngại. Ta cần dẹp bỏ điều gì trước hết? Có lẽ đó chính là tâm loạn động của ta. Cái tâm luôn thì thầm với ta về những chuyện không tưởng, khó đạt đưọc. Nhưng một khi ta đã nghe, ta thường dễ tin vào chúng. Có lẽ cách tốt nhất để kiểm soát chúng, không đặt lòng tin vào chúng, là hãy viết chúng xuống giấy. Khi nhìn thấy chúng trên giấy trắng mực đen, ta sẽ nhận ra chúng thật là không tưởng. Tâm ta luôn có khả năng sáng tác hết chuyện nầy đến chuyện khác, không lúc nào dừng nghỉ. Vì thế buông xả, dứt bỏ là chìa khóa của vấn đề. Hãy từ bỏ. Hãy buông xả.

Buông xả cũng đồng nghĩa với chấp nhận rằng cách sống theo thế tục không phải là lối thoát, chúng ta cần phải tìm một phương thức khác. Thay vì làm cho cuộc đời của ta thêm nặng nề bằng những ham muốn, ta nên hạn chế tham cầu. (Nếu cuộc đời ta không thay đổi, mà ta lại muốn đeo thêm những cái mới, thì làm sao ta có thể cải thiện hoàn cảnh?) Giảm bớt ham muốn có nghĩa là chấp nhận rằng cách suy nghĩ cũ của chúng ta không đem lại kết quả gì. Mà chỉ có đau khổ triền miên. Đôi khi ta nghĩ rằng: “Tôi đau khổ như thế nầy là do anh ấy (chị ấy)” hay “Có lẽ vì thời tiết”. Nhưng khi thời tiết đã thay đổi, người gây chướng ngại cho mình đã ra đi, nhưng đau khổ vẫn còn nguyên vẹn. Thế là ta lại phải đổ cho một nguyên nhân nào khác. Thay vì tốn phí thời gian một cách vô ích như thế, ta cần phải trở nên uyển chuyển, cởi mở hơn để thật sự xét lại nguyên do chính của mọi khổ đau, mà không để tất cả những nội kết, những hoang tưởng của tâm dẫn dắt. Tâm ta có lúc thanh khiết có lúc đầy cấu uế, vì thế ta cần phải biết cách điều khiển nó. Một khi ta đã bắt đầu biện hộ, lý giải cho các tâm hành, thì ta khó chấp nhận một phương hướng khác. Chúng ta không nên nghĩ rằng mình cần phải có thêm điều gì đó mới có thể trở nên một người hoàn toàn. Trái lại ta cần phải đoạn diệt các chấp. Lúc đó ta sẽ trở nên một người hoàn toàn.

Chúng sanh luôn tham cầu: “Tôi cần đưọc thông cảm, đưọc biết ơn, đưọc thương yêu, đưọc tán thán”. Hay “Tôi cần phải mua cái nầy, phải sở hữu thứ kia, phải nếm trãi thứ nọ”. Còn ham muốn là còn khổ đau. Từ lúc có mặt trên cõi đời nầy, có lúc nào chúng ta ngừng đòi hỏi đâu. Dầu không bao giờ ta thoả ước nguyện của mình, ta vẫn kiên trì theo đuổi chúng. Tuy nhiên, nếu từ bỏ đưọc lòng ham muốn, dần dần ta sẽ tìm đưọc sự bình an. Hãy buông xả, không chấp cả vào những suy nghĩ, những ý kiến của cá nhân mình. Đừng chấp vào con người mà mình tự nhận là mình, con người đã thành hình trong quá trình khẳng định cái tôi của mình: “Ổn cả thôi. Hãy nhìn xem. Tôi vẫn bình thường”. Vâng, có thể chúng ta vẫn bình thường, đời sống vẫn tiến triển tốt đẹp, nhưng một khi mà hạnh phúc, sự bình an tuyệt đối cờn vắng mặt, thì vẫn còn thiếu một cái gì đó. Khi chúng ta khẳng định rằng chúng ta vẫn bình thường, hình như trong đó ngầm che giấu một điều gì đó. Nếu không, ta đã không nói như thế bao giờ.

Khi ngồi xuống chiếu thiền, ta cũng cần buông xả, nếu không ta khó thể có đưọc kết quả gì. Chúng ta phải hoàn toàn quên mình, để chỉ biết có việc mình đang làm thì mới mong có đưọc kết quả mỹ mãn. Không thể để cho lòng hoài nghi khởi lên rằng, không biết có việc gì tốt đẹp hơn, đáng làm hơn không. Nếu ta không dốc lòng, dốc sức, thì việc hành thiền của ta trở nên nặng nề. Dốc lòng, dốc sức có nghĩa là ta bỏ hoàn toàn thời gian, tình thương yêu, nỗ lực vào đó không đắn đo, hạn chế. Nếu không ta chỉ làm cho có việc. Dốc tâm vào việc hành thiền cũng có nghiã là ta chỉ biết có thiền quán, mà bỏ qua những suy nghĩ như phương pháp tọa thiền, hay các thầy, các sách đã nói gì về thiền. Tất cả những thứ đó phải đưọc để qua một bên thì ta mới có thể hoàn toàn chìm đắm trong thiền định. Làm đưọc như thế thì ta sẽ cảm thấy tự tại, chỉ biết ngay giờ phút hiện tại đó, và chỉ biết có những gì mình cần quán chiếu trong tâm. Khi có sự chú tâm sâu xa thì định sâu lắng mới có thế phát khởi, rồi khổ đau mới có thể chấm dứt.

Nhưng không chỉ có dốc lòng, dốc sức trong lúc hành thiền, mà cả trong những sinh hoạt hằng ngày, khi quan tâm chăm sóc người khác, khi chú tâm trong công việc mình đang làm. Có thế mọi việc ta làm sẽ dễ đưọc thành tựu. Nhưng để có thể nhiếp tâm đưọc như thế, ta cần phải biết buông bỏ ngã chấp của mình. Khi còn lo nghĩ đến cái ngã, thì không thể hoàn toàn dốc tâm vào một việc gì khác. Sự dốc tâm tuyệt đối cũng giống như sửa hòa tan trong nước -không thể còn có sự tách biệt. Ngã chấp không thể nào hoà tan trong thiền quán; nó luôn tách biệt rạch ròi.

Chúng ta cũng cần phải buông bỏ những suy nghĩ như hạnh phúc có thể tìm ở đâu, phải sống đời sống tâm linh như thế nào, phải hành thiền làm sao, các bậc Pháp sư phải hành động, nói năng, cư xử như thế nào. Chánh niệm là biết mà không phán đoán. Có lần tôi đưọc nghe một vị sư người Thái, vì sự hạn chế trong ngôn ngữ, đã nói: ‘Chỉ biết, chỉ biết’, lúc đầu tôi không hiểu ông muốn nói gì, cho đến lúc tôi chợt hiểu ra ông muốn nói về sự chánh niệm hoàn toàn. “Chỉ biết”, hàm chỉ một sự buông xả, chấp nhận. Ngược lại chấp chặt vào suy nghĩ, quan niệm, ý kiến của mình chỉ tạo ra trở ngại.

Không gì có thể thành tựu đưọc, nếu không có sự toàn tâm, toàn trí. Cần phải có sự hiểu biết cũng như lòng thương yêu. Sẽ không có thiền định, nếu không có mặt của cả tâm và trí. Ta có thể tọa thiền năm nầy qua tháng nọ, mà chẳng có kết quả gì. Phải dọn sẳn tâm kiên quyết buông xả trước khi hành thiền. Nếu không cái ngã sẽ cản trở việc thiền quán của ta. Nó sẽ ngọa nguậy lên tiếng: ‘Tôi biết hơn. Có nhiều cách hành thiền khác nữa”. Hay than phiền: “Tôi không thấy thoải mái, chắc cách tu nầy không đúng rồi. Tôi thấy khó chịu quá”.

Nếu ta không thể buông bỏ đưọc những ham muốn, diệt phá đưọc những chướng ngại mỗi khi toạ thiền thì con đường tâm linh mãi mãi sẽ chỉ là một điều bí mật đối với ta. Tất cả những điều Phật dạy chỉ dẫn ta về một hướng -đó là dẹp bỏ mọi ngã tưởng. Muốn đến đưọc nơi đó, ta cần phải luôn luôn sửa đổi chính bản thân từng chút, từng chút.

Buông xả có nghiã là buông bỏ những suy tưởng, buông bỏ tâm tự cao, tự đại, lúc nào cũng cho là mình hiểu biết. Có ai để biết người đang biết đó đâu? Tất cả chỉ là những suy tưởng quẩn quanh, khởi lên, rồi diệt. Buông xả không phải là một pháp hành ở bên ngoài ta. Nó thật sự là một chuyển biến của nội tâm, mà ta cần phải thực tập. Thiếu nó, sẽ không có thiền định.

 

 

Bài giảng pháp Nghiệp Lực: Nhiều người Tây phương viết sách về Phật giáo, có vẻ rất hãnh diện về các Chương bàn về Nghiệp lực (Pali: kamma; Sanskrit: Karma), và Tái sanh. Nhưng những lời giải thích của họ đều sai lầm, hoàn toàn sai lầm!

Các người Tây phương đó tuyên bố đã giải nghĩa chữ Kamma, Nghiệp lực, nhưng tất cả những gì họ viết cũng chỉ là, "thiện nghiệp là tốt lành, ác nghiệp thì dữ ác"; "Làm điều lành, được việc tốt; làm việc ác, chịu điều xấu", cũng chẳng có gì thêm hơn, giống y như giáo lý của các tôn giáo khác. Đấy chẳng phải là Nghiệp lực, Kamma, được giảng dạy trong Phật học.

Đối với Tái sanh, cũng vậy. Họ tuyên bố rất mạnh mẽ, làm như chính mắt họ trông thấy rõ ràng chính các cá nhân nầy đang tái sanh lại. Họ trình bày rất sai lầm bức thông điệp chính yếu của Đức Phật đã dạy rằng chẳng có sự hiện hữu của "cá nhân", hoặc của "Tự ngã" (cái Ta). Mặc dầu "Tôi" đang ngồi đây, nhưng chẳng có cá nhân nào ở đây cả. Khi đã chẳng có cá nhân nào, thì lấy ai để mà chết? Rồi có ai đâu để tái sanh? Đức Phật giảng dạy sự bất hiện hữu của "cá nhân", của "con người". Như thế, sanh và chết là những chơn lý tương đối. Tác giả các quyển sách nhan đề là "Phật giáo" đó thường giải thích Nghiệp lực, và Tái sanh hoàn toàn sai lầm.

Xin các bạn hãy lưu tâm cẩn thận về vấn đề Nghiệp lực. Một bản trần thuật của Phật học cần phải trình bày đầy đủ về sự chấm dứt của Nghiệp lực, chứ chẳng phải chỉ có Nghiệp lực và các hậu quả của nó -- như đã tìm thấy trong mọi tôn giáo. Chỉ đáng được gọi là giáo lý nhà Phật, khi có sự trình bày về việc chấm dứt Nghiệp lực.

Kẻ đã đạt dến sự chấm dứt hoàn toàn Nghiệp lực, tiếng Pali gọi là sabbakammakkhayam patto (sabba = hoàn toàn; kamma = nghiệp; khaya = chấm dứt, tận diệt; patti = chứng đắc, đạt đến). Đức Phật đã dạy rằng, nghiệp lực chấm dứt với sự tận diệt của tham (ràga), sân (dosa) và si (moha). Điều nầy thật dễ nhớNghiệp lực chấm dứt khi tham, sân, si chấm dứt hoàn toàn, nghĩa là, khi các lậu hoặc (cấu nhiễm về tinh thần, hay các lỗi lầm ô uế bên trong tâm) đã dẹp dứt xong hết. Nếu tham, sân, si còn chưa chấm dứt, thì nghiệp lực vẫn chưa chấm dứt. Khi tham, sân, si đã chấm dứt, thì nghiệp cũ cũng chấm dứt, nghiệp hiện nay chẳng được tạo thành, và chẳng có nghiệp tương lai mới nào được tạo nữa -- như thế, nghiệp quá khứ, hiện tại và tương lai phải chấm dứt.
Khi một ngưòi đã chấm dứt được tham, sân, và si, thì nghiệp lực chẳng còn nữa
. Đấy là lối giải thích cần phải được giảng dạy.


Chỉ một bản tường trình về nghiệp lực như thế mới đáng được gọi là của Phật học.

Như thế, chúng ta thấy còn có một loại nghiệp lực thứ ba. Phần đông người ta chỉ biết có hai loại nghiệp lực, loại thứ nhứt là thiện nghiệp hay nghiệp lành, loại thứ hai là ác nghiệp hay nghiệp dữ. Họ còn chưa biết đến loại nghiệp lực thứ ba. Đức Phật gọi loại thứ nhứt là bạch nghiệp hay thiện nghiệp, tức là nghiệp trắng, tốt lành; loại thứ hai là hắc nghiệp hay ác nghiệp, tức là nghiệp đen, dữ ác. Loại thứ ba có thể gọi là chẳng trắng chẳng đen nhằm chấm dứt cả hai loại nghiệp trắng và nghiệp đen. Chính Đức Phật đã dùng các tiếng bạch nghiệp, hắc nghiệp và bất hắc bất bạch nghiệp. Loại thứ ba nầy mới thật là nghiệp lực đúng theo nghĩa của Phật học. Như đã nói qua, hễ chấm dứt tham, sân, si là chấm dứt ngay được nghiệp lực. Nói cách khác, loại nghiệp lực thứ ba nầy, chính là con đường Bát Chánh Đạo; nó chẳng trắng, chẳng đen, nó chỉ riêng mang lại sự chấm dứt vừa bạch nghiệp,vừa hắc nghiệp. Con đường đó là con đường vượt cõi thế gian (tokuttara, siêu thế), vượt lên cả điều thiện lẫn điều ác.

Loại nghiệp lực thứ ba nầy chẳng hề được các người Tây phương bàn đến trong các chương sách của họ về "Nghiệp lực và Tái sanh". Lời dẫn giải của họ đều sai lầm cả, nên chẳng phải là Phật học.

Giờ đây,xin nói thêm vài điều về loại thứ ba của Nghiệp lực. Về điểm nầy, Đức Phật có nói: "Như Lai đã đạt đến sự hiểu biết rõ ràng về điều nầy, nghiệp lực, xuyên qua trí huệ cao cả của chính Như Lai." Bậc Đại Giác (Đức Phật) đã chẳng hề vay mượn của ai, hay của tín ngưỡng hoặc của tôn giáo nào, Ngài đã biết được với trí huệ của chính Ngài và chỉ dạy lại cho mọi người. Các bạn nên chú trọng đến vấn đề và nghiên cứu nó cho cẩn thận, Nghiệp lành, nghiệp ác đều được nói đến ở mọi tôn giáo, làm lành là điều tốt, làm ác là việc dữ, họ đều dạy giống nhau như thế. Nhưng Đức Phật bảo rằng, chỉ riêng tạo nghiệp lành thì cũng chẳng dập tắt được hẳn các đau khổ về tinh thần, một cách hoàn toàn và tuyệt đối, bởi vì ta có thể say đắm rồi bám chặt vào thiện nghiệp. Nói cách khác, thiện nghiệp vẫn còn đưa đẩy con người vào trong vòng sanh và chết của Luân hồi, dầu là sẽ được sanh vào các cảnh gới an lành. Nó chưa phải hẳn là sự tận diệt, sự thanh lương của Niết bàn (Nibbàna).

Vậy thì, về Nghiệp lực, chỉ riêng có Đức Phật mới thuyết giảng đầy đủ về vai trò của loại thứ ba là chấm dứt các lậu hoặc tham, sân, si. Chính xuyên qua loại Nghiệp lực nầy mà bực tu hành mới chứng đắc quả vị Niết bàn (Nibbàna).

 

Bài giảng pháp Luật  Nhân Quả:

 

“Nhân quả” có 5 đặc tính riêng biệt: 

Thứ nhất là công bằng tuyệt đối, không trừ bất kì ai. Nhân quả có quy luật riêng, không giống với các quy luật khoa học khác nên ta gieo nhân gì thì gặt quả đấy. Dù là người nghèo hay giàu, người xinh hay xấu, người cao hay thấp,… đều chịu sự chi phối của nó. Ngay cả Đức Phật cũng không ngoại lệ. Vì 500 kiếp trước, do lỡ tay giết bọn cướp trên tàu để cứu 20 hành khách, nên khi Ngài đang ngồi cùng đại chúng thì bị lưỡi dao vàng từ trên rơi xuống cắt đứt chân.

Thứ hai, một nhân không thể sinh ra quả. Ta thấy, khi gieo bất kì một hạt giống nào cũng cần phải có đất, nước, khí hậu thuận lợi, thời gian chăm sóc thì mới nảy mầm được. Cái nhân ta gieo cũng vậy. Cái nhân thiện muốn nảy mầm được thì phải đúng với đạo lí, mang lại lợi ích lâu dài cho nhiều chúng sinh. Không muốn quả báo xấu xuất hiện thì đừng gieo cái nhân ác, kể cả là một hành động nhỏ nhất hay một suy nghĩ thầm kín.

Thứ ba, trong nhân có quả, trong quả có nhân. Quả hiện tại hàm chứa nhân quá khứ, nhân hiện tại hàm chứa quả tương lai. Chúng ta sống trong luân hồi, tái sinh từ kiếp này sang kiếp khác. Cái chúng ta mang theo qua mỗi kiếp chính là phước và nghiệp. Vậy nên mới có chuyện người đầu thai vào nhà giàu, người đầu thai vào nhà nghèo; người sinh ra được yêu thương, người sinh ra bị ghét bỏ,..

Tuy nhiên, con đường từ nhân đến quả dài ngắn khác nhau. Có quả báo xuất hiện ngay trong kiếp này, có quả báo phải vài kiếp sau mới đến. Thế nên, nhiều người chủ quan, không tin vào nhân quả, chuyện gì hay thì nghĩ do mình giỏi, chuyện gì xấu thì đổ thừa cho số phận. Nên biết, dù biết đạo hay không, chúng ta vẫn phải tin rằng nhân quả là có thật.

Để làm rõ điều này có 4 lí do:

Thứ nhất, dù con người có tin hay không thì nhân quả vẫn là quy luật của tự nhiên, tự xuất hiện và tồn tại một cách khách quan. Vậy nên, Đức Phật là người phát hiện và giảng dạy về nhân quả, và bằng thiên nhãn Ngài đã thấu suốt Nhân quả của tất cả chúng sinh.

Đức Phật đã từng khẳng định rằng vũ trụ này cùng tất cả muôn loài chúng sinh được hình thành và tan biến đi là do cộng hưởng bởi nhân duyên, nghiệp báo của từng chúng sinh gây tạo, chứ hoàn toàn không có thượng đế thần linh nào sáng tạo ra cả. Các vị thần linh và Thượng đế cũng là những chúng sinh như con người, nhưng phước báo và uy lực cao hơn con người. 

Nếu họ tiếp tục làm phước tu tập thì sẽ được sinh lên cõi giới cao hơn. Ngược lại họ hưởng hết phước thì cũng trở lại làm người. Nếu con người tạo những điều lành thì thế giới sẽ bình yên và phát triển an lành tốt đẹp, ngược lại nếu làm những điều ác độc giết hại lẫn nhau thì thế giới này hủy diệt.

Thứ hai, ta tin vào nhân quả để tin vào sự công bằng, tránh mê tín dị đoan hay tin vào thần quyền.

Thứ ba, tin vào nhân quả để bình thản trước mọi hoàn cảnh dù tốt hay xấu. Tin nhân quả, ta biết tìm ra nguyên nhân và cách giải quyết thỏa đáng trước mọi tình huống.

Thứ tư, tin nhân quả để bản thân không dám làm việc xấu, cố gắng làm nhiều việc thiện để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Đồng thời, biết ủng hộ cái thiện, biết lên án, bài trừ, phê phán cái ác. Hễ ta nói điều ác, làm điều ác gây tổn hại đến sự sống của muôn loài chúng sinh thì quả báo ác sẽ đến trong hiện tại và tương lai. Ngược lại, nếu ta nói điều thiện, siêng làm điều thiện, thương yêu giúp đỡ con người, mang lại sự lợi lạc an vui cho chúng sinh thì ta sẽ được kết quả an vui hạnh phúc. Nếu mọi người bớt chút thời gian  đến chùa nghe pháp ; tham gia các khóa Tu hiểu thêm các kĩ năng sống, đạo đức làm người cũng như Phật pháp chính là một biểu hiện của việc tin nhân quả đang gieo một cái nhân lành cho mình. Nếu biết thực hành, vận dụng những điều học được vào cuộc sống, chắc chắn  sẽ thu được rất nhiều thành quả tốt đẹp cho bản thân và xã hội.

Bên cạnh đó gieo nhân lành,thông minh, được mọi người yêu quý như: biết tôn kính Phật, biết khiêm hạ, biết yêu nước, biết tôn trọng người cao tuổi , hiếu kính với cha mẹ, biết tiết kiệm, bảo vệ môi trường, tuân thủ luật giao thông, v.v…Đi sâu hơn chút, nếu  người nói sai luật nhân quả thì sao?  nghe câu chuyện: thời Tổ Bá Trượng có một ông già, kiếp xưa là một vị Tăng, vì hiểu sai và nói sai Luật Nhân Quả mà bị đọa 500 kiếp làm chồn. Nhờ Tổ Bá Trượng khai thị cho, ông mới bừng ngộ và thoát kiếp chồn. Qua câu chuyện này, các em được hiểu thêm rằng: Ngay cả những vị tu hành đắc đạo cũng bị Luật Nhân Quả chi phối, nhưng các vị đó đủ trí tuệ để thấy rõ đường đi của Luật Nhân Quả.

Để các em hiểu rõ hơn về nhân quả và biết cách tạo phước, là lòng tôn kính Phật. “Đức Phật có 32 tướng tốt, có lòng từ bi vô lượng; có trí tuệ vô biên; lòng khiêm hạ tột cùng…”. Đức Phật có trí tuệ vô biên. Ngài được mệnh danh là “Thế gian giải” nghĩa là biết hết mọi điều trên thế gian, sâu thẳm trong tâm từng chúng sinh. Đức Phật có thần thông quảng đại. Không ai có được thần thông phi thường như đức Phật. Điều này đã được thể hiện rõ trong Đỉnh Núi Tuyết – Tập 22. Ngài còn có 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp của một bậc Thánh giác ngộ… Qua đó nhấn mạnh: theo nhân quả, khi chúng ta khởi được lòng tôn kính Phật thì chúng ta được thông minh, trí tuệ, lòng từ bi tăng trưởng, và có diện mạo khả ái, được nhiều người quan tâm, yêu quý, giúp đỡ, v.v

 Tuần Thứ 2 (14 ngày)

 

Giảng cho vong nghe về những khúc mắc của vong. Những đề tài về “khúc mắc của chúng sanh” thì nhiều vô số kể, nhưng thật ra cũng tương tự, cũng xoay chung quanh vấn đề tiền tài, vật chất, sân hận, nợ nần, buồn bã, oan ức, tức là những cái khổ hằng ngày. Vì đó là thân nhân của mình, nên những khúc mắc của họ mình vẫn biết được, cho nên phân loại khúc mắc đó thuộc về đề tài nào, và chú tâm nghiên cứu về đề tài đó.

 

Tham khảo: 2 bài giảng Pháp

*Không Sân hận

*Tu là chuyển nghiệp

 

Bài giảng Tu là chuyển Nghiệp:

Tham sân si là nghiệp chướng của thân miệng và ý thì không chịu chừa bỏ, mà cứ đua nhau ăn chay, rồi cho đó là tu, tu như vậy không đúng với chủ trương của đạo Phật. Tu là thân không làm ác, miệng không nói ác, ý không nghĩ ác. Trong gia đình, nếu mọi người không biết tu thì cứ cãi vã chửi bới gây phiền não cho nhau. Thậm chí gây cãi không nguôi cơn giận thì đánh đập, đánh đập không thỏa mãn cơn giận thì tình nghĩa không còn, mà tình nghĩa đã hết thì ly dị chia tay, gia đình đổ nát. Nếu mọi người biết tu thì ý vừa khởi nghĩ ác, liền biết xấu chế ngự không dám nói lời nặng, không nói nặng thì đâu có cãi, không cãi thì làm gì có chuyện đánh đập, không đánh đập thì đâu có ly dị, gia đình thường được an vui hạnh phúc. Như vậy, nếu người biết tu thì ý không bao giờ nghĩ xấu cho ai, thì tâm không bực bội phiền não, lúc nào cũng vui vẻ an ổn.

Nếu ý không nghĩ xấu thì miệng thân đâu có nói, làm hung ác khiến cho người đau khổ. Không làm khổ người thì được người thương mến, người thương mến thì không hại, nếu có chuyện bất trắc thì được người giúp đỡ. Khi đã biết tu thì tân miệng ý lúc nào cũng thiện, ba nghiệp mà thiện thì tự thân được an vui, trong gia đình trên thuận dưới hòa, ngoài xã hội không gây xáo trộn sẽ được trật tự an bình. Như vậy người biết tu,chẳng những chính bản thân mình được lợi ích, mà gia đình và xã hội cũng được lợi ích. Đó là người tu đúng theo lời Phật dạy.

Nếu chỉ biết ăn chay, tay lần tràng hạt, nhưng mỗi khi có ai xúc chạm đến thì la lối chửi rủa không thua ai; người như thế không hiền, chưa phải là người tu. Do vậy, nên bị chế nhạo: “Ngoài miệng thì niệm Nam mô trong bụng thì chứa một bồ dao găm”. Ngoài mệng thì niệm Phật lâm râm, nhưng trong tâm thì quá hung dữ. Thế nên, ăn chay nhiều niệm Phật nhiều, mà không chịu tu thân, mệng, ý cho hiền thì chỉ làm trò cười cho thiên hạ. Vì vậy, khi nói tới tu, người Phật tử phải nhớ thân miệng ý phải thiện. Phật dạy tu một giờ, là được an vui hạnh phúc một giờ, tu một ngày là được an vui hạnh phúc một ngày, tu một năm là được an vui hạnh phúc một năm.

Gần đây có một số Phật tử nghĩ rằng ăn chay, đi chùa, làm công quả có phước, nên ham, đua nhau làm. Ví dụ trong gia đình ăn chay một tháng bốn ngày, vì nghe nói ăn chay có phước nhiều được khen, nên người vợ tăng thêm sáu ngày, rồi mười ngày... chồng con ăn theo không nổi nên có chuyện xào xáo trong gia đình. Người vợ mới than trách rằng tôi muốn tu muốn tiến, mà bị quỉ nó phá nó ngăn không cho tu tiến. Người nghĩ nói như vậy có tu không? Tu mà ý khởi nghĩ ác, miệng chửi chồng con là quỉ. Như vậy, chưa phải là người Phật tử chân chính. Người Phật tử chân chánh không đặt nặng việc đi chùa thường, tụng kinh giỏi, ăn chay nhiều, mà phải biết tu ba nghiệp thân khẩu ý cho thiện. Tu là chuyển ba nghiệp ác thành ba nghiệp thiện. Đi chùa niệm Phật ăn chay là nhớ từng hành động, từng lời nói, từng ý nghĩ luôn luôn phải hiền. Như vậy, có lúc nào là không tu. Chẳng hạn thân cuốc cỏ, xưa thấy rắn thì lấy cuốc đập chết, nay thấy rắn tránh không đập. Đó là chuyển nghiệp thân ác thành thiện.

Xưa khi tiếp xúc với bạn bè, họ nói lời hung dữ làm mình tức giận bèn nói nặng lời cho bõ ghét, nay nhớ mình là người tu không được lớn tiếng gây cãi, nên im lặng mà nhẫn nhịn. Đó là chuyển nghiệp khẩu ác thành thiện. Lúc ngồi một mình vừa khởi nghĩ xấu về người, liền hổ thẹn dừng không nghĩ nữa. Đó là chuyển nghiệp ý ác thành thiện. Tu như vậy, đâu đợi vô chùa tụng kinh lạy Phật mới tu, mà giờ nào ở đâu cũng tu được, thế mới đúng ý nghĩa tu của đạo Phật. Nếu hiểu và tu như vậy, thì lo gì mai kia không được về cõi Phật. Trong kinh có câu: “Tam nghiệp hằng thanh tịnh, đồng Phật vãng Tây phương”. Ba nghiệp mà hằng trong sạch thì đồng với Phật về cõi Phật. Nếu không bỏ ba nghiệp ác, mà cố niệm Phật nhiều cầu Phật A Di Đà rước về Cực lạc, cũng không được rước về, vì ba nghiệp còn ác thì về đó cứ gây cãi đánh đập hoài, biến cõi Cực lạc thành cõi Ta bà khổ hay sao?

Vậy, tu cốt là chuyển ba nghiệp ác thành ba nghiệp thiện là bước đầu, tụng kinh niệm Phật là bước kế tiếp. Bước đầu là nền tảng mà không thực hiện trước, lại đi bước thứ hai, giống như cất nhà lầu mà không xây nền móng, quyết định cái nhà sẽ đổ không thành. Lại cũng có nhiều Phật tử đi chùa lâu năm, ăn chay, niệm Phật, nếu con cháu có làm gì trái ý thì mắng chửi không tiếc lời, khiến cho con cháu buồn không thương mến. Rồi viện cớ là chỉ hiền với người ngoài thôi, đối với con cháu trong nhà là phải khó phải dữ nó mới sợ. Người Phật tử nói như vậy là không đúng. Tu là phải hiền, hiền với tất cả mọi người, từ trong nhà cho đến ngoài xã hội. Giả sử con cháu có nói bậy, làm sai, thì nên ôn tồn nhỏ nhẹ khuyên dạy con cháu. Đừng nên chửi bới la rầy, vì lúc nóng giận không kiểm soát được ý nghĩ lời nói, sẽ nói bậy, mà nói bậy thì mất uy tín với con cháu.

Kinh Phật ví dụ một Trưởng giả có tất cả bốn bà vợ. Người vợ thứ nhất rất trung thành với ông, thế mà suốt ngày ông không hề nghĩ tới. Người vợ thứ hai được ông lưu ý chút ít. Người vợ thứ ba được ông nhắc nhở liền miệng. Người vợ thứ tư thì ông ở đâu bà có mặt ở đó, không rời một gang tấc. Một hôm ông đau nặng sắp chết, hỏi cả bốn người vợ:
- Tôi sắp chết, trong bốn bà có ai nguyện chết theo tôi không?
Vợ thứ tư lên tiếng:
- Bình thường ông ở đâu thì tôi có mặt ở đó, bây giờ ông chết tôi xin đưa ông tới cửa.
Vợ thứ ba lên tiếng tiếp:
- Bình thường tôi được ông lưu ý nhắc nhở liền miệng, bây giờ ông chết tôi xin đưa ông tới cổng.
Vợ thứ hai nói:
- Bình thường tôi cũng được ông nhắc nhở, bây giờ ông chết tôi xin đưa ông tới mộ.
Vợ thứ nhất nói:
- Bình thường tuy ông không nghĩ tới tôi,nhưng bây giờ ông chết, tôi nguyện chết theo ông.

Quí vị thấy ông Trưởng giả quá bất công và bội bạc, người thương mình, trung thành với mình thì lơ là không nghĩ đến, người thương ít thì luôn luôn theo dõi không rời. Ông Trưởng giả bất công bội bạc này Phật dụ cho mỗi chúng ta. Người vợ thứ tư Phật dụ cho tiền bạc. Chúng ta ở nhà, hay đi đâu đều có tiền trong túi không thể thiếu nó. Nhưng khi chúng ta chết thì nó nằm trong tủ, hoặc ở nơi rương thuộc phạm vi trong nhà, vì vậy mà nói đưa tới cửa. Người vợ thứ ba dụ cho của cải sự nghiệp nhà cửa; nó ở trong phạm vi vòng rào nhà, nên nói đưa tới cổng. Người vợ thứ hai dụ cho công danh chức tước; khi đưa quan tài người chết tới huyệt thì đọc điếu văn kể công trạng chức tước rồi mới hạ huyệt chôn cất, nên nói đưa tới mộ. Người vợ thứ nhất dụ cho nghiệp lành hay nghiệp dữ, thường ngày mình không quan tâm hay để ý gì tới nó, nhưng nó luôn theo mình như hình với bóng, có mình ở đâu thì có nó ở đó không rời nhau, nên nói tình nguyện chết theo.

Tác động của thân khẩu ý lặp tới lặp lui nhiều lần gọi là nghiệp. Người dạy học hằng ngày thì gọi là nghề giáo hay nghiệp giáo. Người cùng làm một việc thì gọi là bạn đồng nghiệp. Có người là có nghiệp; người, nghiệp không rời nhau. Giả sử như ông thầy giáo đi đường có mang theo một số tiền, bất thần ông bị tai nạn, bao nhiêu tiền của ông mang theo đều mất hết. Nhưng nghiệp dạy học vẫn còn không mất, về nhà ông vẫn đến trường tiếp tục dạy học trò. Như vậy, tiền của sự sản là cái ngoài mình, nên bị mất dễ dàng không thể giữ được mãi mãi. Còn nghiệp là cái không ngoài mình, nên chẳng bao giờ mất. Thế mà trong cuộc sống hằng ngày, mọi người đều nghĩ làm sao cho có tiền, làm sao cho có của, nếu có tiền có của rồi thì muốn có địa vị danh vọng. Trong ba thứ đó nghĩ tới tiền nhiều nhứt, rồi tới của cải, danh vọng. Khi chết, thì tiền của từ giã mình trước nhất, tức là khi chết nó ở lại chớ không theo mình.

Trong đời này không ai là không chết , hoặc chết sớm hoặc chết muộn, khi chết thì không ai đem được tiền của theo, chỉ có nghiệp lành hay nghiệp dữ theo mà thôi. Thế nên, nếu là người Phật tử khôn ngoan sáng suốt, dù cho làm ra nhiều tiền của mà làm ác thì nhất định không làm, vì khi chết tiền của không cứu được tội khổ và phải để lại tất cả, chỉ có một mình mình chịu quả báo khổ đau. Nghĩ và nói ác mà đem lại lợi lộc cho mình cũng không nói. Như thế, mới không bị tiền tài sai sử tạo nghiệp ác. Ngày nay không gây tạo tội lỗi, không bị người chê trách, mai kia chết đi cũng nhẹ nhàng thảnh thơi, đó là khéo giữ khéo tu ba nghiệp. Ca dao có câu :
 Bởi chưng kiếp trước khéo tu,
 Ngày nay con cháu võng dù nghênh ngang.

Do kiếp trước khéo tu nên ngày nay con cháu mới sang trọng, nếu hiện tại không chịu tu thì con cháu về sau khó khổ. Chúng ta tu là tạo cho cuộc sống hiện tại tốt đẹp an vui, ngày mai lại càng an vui tốt đẹp hơn. Người biết tu thì thường nhớ tới nghiệp, để tránh nghiệp ác làm nghiệp lành, hơn là nhớ tới tiền của vật chất. Tuy trong cuộc sống, chúng ta phải làm ra tiền mới sống được, nhưng phải làm sao cho công bằng lương thiện, mình an vui, người không khổ, hiện tại mình hạnh phúc mai sau cũng an lành. Vậy, tu không phải mong cầu cái gì cao siêu huyền bí, mà ngay trong thực tế, thường làm lợi mình lợi người một cách cụ thể không mơ hồ viễn vông. Đạo Phật chủ trương tu là để giải thoát, song nói giải thoát có vẻ xa vời quá!

Nhưng, nếu thực tế thân chúng ta không làm ác là giải thoát được cái khổ nghiệp ác của thân. Vì nếu cướp của giết người thì bị cái khổ đánh đập tù tội, bây giờ không tạo nghiệp ác thì thân được lành mạnh tự do, đó là giải thoát nghiệp ác của thân. Nếu miệng không nói lời hung dữ ác độc thì giải thoát được nghiệp ác của miệng. Ý không nghĩ ác thì giải thoát được tâm niệm xấu xa buồn ghét người khác. Tuy không hoàn toàn giải thoát nhưng có giải thoát từng phần; tu ít thì giải thoát ít, tu nhiều thì giải thoát nhiều, có tu là có bớt khổ. Chẳng những bớt khổ trong đời này mà đời sau còn được an vui nữa. Nên người biết tu không sợ chết, vì ai cũng phải chết, và biết rằng mình không tạo nghiệp ác thường tạo nghiệp lành, sau khi chết sẽ an vui không khổ. Tuy nhiên, đừng vì muốn giải thoát mà liều chết sớm để được khỏe mạnh sướng, thì không đúng với tinh thần giải thoát của đạo Phật. Thông thường thì người đời tham sống sợ chết, nên nghe nói chết rất sợ.


 Nhưng người biết tu thì ngay cuộc sống hiện tại lúc nào cũng an vui, khi chết đến thì bình thản không loạn động, nên không muốn chết sớm mà cũng không sợ chết. Vì vậy mà Phật Tổ mới dạy chúng ta tu, tu là nguồn cội hạnh phúc, hết phiền não hết khổ đau. Kể từ ngày nay quí Phật tử ở gần Thiền viện, mỗi tháng hai lần vào ngày rằm và ba mươi, nên đi chùa sám hối và nghe quí thầy giảng để biết phương hướng mà tu tập. Nghe một lần tuy biết đó, nhưng vì cái bệnh của chúng sanh là hay quên, nên mỗi tháng phải đi hai lần, nhờ các thầy nhắc nhở, luôn ghi nhớ mới tinh tấn mà tu hành…

Bài giảng không sân hận:

Sân hận đến từ đâu?

Sân hận có thể phát khởi dưới nhiều hình thức. Thí dụ, sân phát sinh khi ta không vừa lòng với hành động của người khác, trái với ý mình muốn. Giả dụ ta tặng cho ai đó một chiếc đồng hồ đẹp, rồi thấy người đó không gìn giữ cẩn thận. Ta có thể khó chịu, bực bội. Hay trong trường hợp cha mẹ cho phép con lái xe, căn dặn con chỉ được lái đi đâu đó. Nhưng đứa con sử dụng xe không đúng như thế, lái xe đi khắp nơi, không gìn giữ xe. Kết quả là cha mẹ nổi giận vì đứa con không nghe lời dặn dò của mình.

Ta cũng có thể nổi sân khi nhìn thấy ai đó có hành động mà ta không cho là phù hợp. Thí dụ, người này có thể nói sau lưng người khác, cho rằng họ xấu xí, dơ bẩn hay hành vi thô tháo. Khi người bị nói xấu nghe được những điều này, họ sẽ nổi giận, có thể đến độ khó kiềm chế. Tâm họ sẽ tán loạn với ý nghĩ tại sao người ta lại nói thế về mình, nói những điều làm tổn thương mình.

Người khác cũng có thể kích động để ta sân. Thí dụ ta có nghe những lời chỉ trích mình, nhưng giữ được bình tĩnh. Rồi có một người thứ ba đến và khiêu khích ta bằng những lời như: "Nếu là bạn, tôi không để yên cho họ như thế!". Sau đó, ta thấy mình tức giận. Như thế, hận thù có thể được gây ra bởi sự xúi giục.

Một thí dụ khác về điều này là khi sự tức giận được khơi dậy bằng cách nói xấu hay nói về các hành vi không thể chấp nhận được của người thứ ba. Ác cảm cũng thường phát sinh trong các gia đình. Người chồng có thể nói điều gì đó với vợ khiến người này phản ứng lại ngay, không kiềm chế trước những lời nói của chồng. Cả hai sau đó đều mất bình tĩnh và bắt đầu trao đổi những lời cay nghiệt và đắng cay.

Sự sân giận cũng nảy sinh giữa cha mẹ và con cái. Cha mẹ khuyên bảo để con cái của họ được tốt, nhưng nếu người con trả lời lại hoặc phản ứng không phù hợp, cha mẹ có thể trở nên bực bội, giận hờn. Hiểu lầm và xung đột cũng có thể xảy ra giữa bạn bè. Điều này có thể tạo ra sự tiêu cực và phá hoại tình bạn.

Khi quán tưởng thấu đáo về sân hận, ta có thể dễ dàng thấy nó độc hại như thế nào và những khổ đau mà nó gây ra. Từ những thí dụ trên, ta thấy sân hận có thể phát sinh bằng nhiều cách. Có người dễ dàng cảm thấy khó chịu về những vấn đề nhỏ. Người khác có thể chịu đựng các tình huống căng thẳng trước khi nó đến một mức mà họ không thể chịu đựng được nữa và sự tức giận bùng nổ thông qua lời nói hoặc hành động. Tức giận có nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, nguyên nhân gốc rễ là ô nhiễm trong tâm trí, cộng thêm sự thiếu chánh niệm và trí tuệ để kiềm chế sân hận bằng sự kiên nhẫn.

Tìm cách chuyển hóa sân hận

Làm sao đoạn trừ sân hận để ta được sống hạnh phúc? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần quán sát nội tâm cặn kẽ để có thể hiểu sự việc rõ ràng. Nếu không làm như thế, chúng ta sẽ sống một cuộc sống bất hạnh. Đức Phật đã dạy chúng ta rằng chẳng nên phản ứng lại một người đang giận dữ. Nếu phản ứng giống thế, chúng ta còn tệ hơn họ, còn điên dại hơn và chắc chắn là không thể tốt hơn họ về mặt nào cả. Đáp trả lại tâm sân bằng sân hận, thật vô ích.

Chúng ta hãy tìm cách để tránh, để buông, và thanh lọc khỏi sự rồ dại này. Hãy nghĩ đến những cách để buông sự si mê này. Điều này có thể thực hiện được bằng cách huân tập sự kiên nhẫn, khiêm cung. Thí dụ, cha mẹ có thể cho con một món đồ chơi mới, sau đó thấy nó bị bể vỡ. Lúc ấy, thay vì nổi giận, cha mẹ có thể quán tưởng về tính không bền vững của vạn vật. Trái lại, nếu cha mẹ chỉ chú tâm đến sự bất cẩn của con đối với món đồ chơi, thì chắc chắn họ sẽ phật lòng.

Trong bất cứ hoàn cảnh xã hội nào, chúng ta cũng cần nỗ lực buông bỏ các cảm giác sân hận. Nếu chúng ta nổi sân và không thể chịu đựng hơn nữa, thì tốt nhất là tách mình ra khỏi hoàn cảnh đó. Không liên hệ với những người phiền nhiễu ta, sẽ giúp làm giảm sự hiềm hận. Đó là một cách buông bỏ sân hận tạm thời.

Chúng ta thường có khuynh hướng tự trách. Ngay cả khi ta cố gắng phát triển tình thương yêu, ta cũng có thể trở nên bực bội bản thân. Khi phạm một lỗi gì đó, chúng ta kết tội bản thân gắt gao. Thí dụ khi ta có một quyết định sai lầm trong công việc hay mua một món hàng không tốt, có thể khiến ta thất vọng, tự trách, cho rằng mình dại dột. Sự chú trọng vào lỗi lầm sẽ khiến sân hận phát khởi và kéo dài. Thay vì chìm đắm trong sự tự trách, ta nên nghĩ rằng việc phạm sai lầm cũng là bình thường. Không có chúng sinh nào không phạm lỗi lầm.

Chúng ta không thể kiểm soát tâm mình, cũng như không thể kiểm soát tâm người khác, kể cả con cái chúng ta. Không phải lúc nào chúng cũng nghe theo ta, vì chúng là một cá nhân riêng biệt. Con cái không phải là sở hữu của ta. Ta không thể ép buộc chúng chỉ làm theo ý ta, vì thế oán giận chúng thật vô ích. Thay vào đó, chúng ta cần học hỏi từ chúng, để biết tính cách, trạng thái và hiểu cách chúng phản ứng như thế nào trong một số hoàn cảnh. Khi ta có thể hiểu tánh cách, tính khí của người khác thì ta có sự trang bị tốt hơn để đối phó với họ.

Tránh né những người làm ta sân giận không thể giải quyết vấn đề. Thay vào đó, chúng ta cố gắng vun trồng sự chịu đựng đối với những người hay khiến ta nổi sân. Cố gắng để tìm các phương tiện thiện xảo giúp ta có thể nhìn sự việc từ quan điểm, ý nghĩ của họ. Khi đã có thể hiểu họ hoàn toàn, là chúng ta đã tập sống thân thiện với nhau, trao đổi hòa nhã, ít tranh cãi, sân hận, ác ý hay thành kiến. Đây là điểm mấu chốt. Nếu không hiểu những người chung quanh, ta khó tránh khỏi xung đột.

Chúng ta cần phát triển khả năng lắng nghe và đối thoại. Thí dụ, khi người chồng nói, thì vợ cần cố gắng lặng yên lắng nghe mà không chỉ trích. Tương tự, khi người vợ nói thì chồng phải kiên nhẫn, không trả lời cộc lốc. Bằng sự kiên nhẫn, vợ chồng sẽ không phiền hà nhau. Rồi họ sẽ đạt được kỹ năng giao tiếp hòa hợp. Trái lại, nếu vợ chồng tiếp tục cãi vã, mức độ căng thẳng sẽ gia tăng.

Hãy cố gắng quán chiếu rằng sự thật là con người rất khác nhau. Hãy phát triển khả năng tìm hiểu và quán sát người, dầu cho họ là ai, không kể tuổi tác, giới tính. Thí dụ, ta quán sát thấy người già thường than phiền hơn. Đôi khi họ bực bội một cách vô cớ. Khi đã hiểu như thế, thì thay vì bực bội, chúng ta có thể thay đổi cách nhìn và thái độ đối với họ. Nếu ta cố gắng tự sửa chữa mình hơn là thay đổi người khác, thì những sự thay đổi tích cực của ta sẽ được người khác ghi nhận. Nhìn ra được sự nguy hiểm và khổ đi kèm với sân hận chính là cách để buông bỏ nó.

Buông bỏ sân hận

Nếu mọi người hiểu sự tai hại mà sân hận mang đến bằng cách sử dụng sự hiểu biết rõ ràng về Phật pháp, thì tất cả chúng ta đã có thể vứt bỏ sân hận để sống với tâm trí nhẹ nhàng.

Khi sân hận khởi lên, hãy để cảm xúc đó lắng xuống trước khi hành động. Cố gắng kiên nhẫn và khiêm cung. Đừng biểu lộ các cảm xúc bất thiện. Hãy chịu đựng. Chớ thể hiện sự tiêu cực ra nét mặt. Nếu ta có thể tiết giảm sân hận, rồi buông bỏ nó, thì tất cả mọi người sẽ sống chung trong hòa bình và hòa hợp, bất kể chủng tộc, tín ngưỡng, giới tính của chúng ta là gì.

Để từ bỏ sân hận, trước tiên chúng ta có thể tránh xa một tình huống hoặc người đang kích động cảm giác tức giận trước khi ta nói hay hành động sái quấy. Kế đến ta có thể quán sát, tìm hiểu những người quanh ta để có thể hiểu những thói quen và cá tính của họ. Sau đó, ta có thể quán sát những thói quen sân giận của ta, để thấy những cử chỉ, lời nói hay ý nghĩ gì có thể kích động ta đánh mất sự bình tĩnh. Sau đó với sự hiểu biết sâu rộng hơn, ta sẽ thấy sân hận vô ích như thế nào. Ta sẽ thấy nó chỉ mang lại bất hạnh như thế nào. Rồi với tư cách là những chúng sinh có trí tuệ, chúng ta sẽ có thể buông bỏ nó. Khi ta có thể làm như thế, tâm trí ta sẽ được bình an. Sau khi nghe được giáo lý của Đức Phật, chúng ta phải nhớ để áp dụng Pháp trong sự thực hành hàng ngày. Trong bất cứ điều gì ta nghĩ, nói hay làm. Nhờ thế ta có thể hoàn toàn trừ diệt sân hận và học sống vui vẻ.

 

 

Tuần Thứ Ba (21 ngày)

 

Người chủ lễ sẽ nghiên cứu các đề tài về Nghiệp Lực, về lục dục thất tình, về khổ nạn. Những bài Pháp tham khảo : 4 bài giảng Pháp

 * 7 Bước Thăng Trầm

  *Khổ Nạn Của Chúng Sanh

  *Vòng Tương Quan Nghiệp Lực

  *Tánh Chiêu Cảm Nghiệp Lực

 

Bài giảng Pháp về  7 Bước Thăng Trầm

 

Còn 7 bước Thăng Trầm, đó chính là Người THẤT TÌNH; bị phụ bạc trong tình yêu: Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Ai, Bi, Dục-lạc. Chính cái thất tình này đã khiến cho người ta không bao giờ có được một sự an bình nơi tâm tư của mình. Người tu tập đúng nghĩa sẽ không vui quá đáng, sẽ không buồn đau khóc hận quá đáng, không than thân trách phận và cũng không vật vã thương tiếc cho một cái gì đã vuột khỏi tầm tay của mình. Tất cả những cái gì thuộc về thất tình đều phải biết ngưng đọng lại, vì thoát được thất tình sẽ giúp cho tâm mình được an bình phẳng lặng.

Bước vào thất tình là bước vào cái bẫy rất lớn.

Đứng đầu của thất tình là Hỷ, tức là vui. Vui mang tiếng là một trạng thái biểu lộ lòng phơ phới, nhưng cái vui đó là cái vui như thế nào? Con có thể cho Thầy những thí dụ về chữ vui có được không?

Hay lắm! Tốt lắm! Nhưng nếu ngược lại, không tạo được tài sản mới mà mất đi tài sản thì buồn hay vui? Thì  buồn.

Tìm được người yêu thì vui, nhưng mất đi người yêu thì buồn hay vui?  buồn đau đưa đến ý nghĩ tự tử.

Sinh được một đứa con kháu khỉnh thì vui. Nhưng khi sanh một đứa con tàn tật thì buồn hay vui?  Dạ có những người buồn đến độ vứt bỏ luôn đứa con mình sinh ra.

Từ trong chữ Hỷ đã có chữ buồn nằm trong đó; mà tất cả những buồn vui không phải đương nhiên mà xảy ra. Đâu phải tự nhiên mà vui, cũng như đâu phải tự nhiên mà buồn. Tất cả đều bị chi phối, bị lôi cuốn vào vòng nghiệp lực. Hành sử chữ Hỷ là hành sử vòng nghiệp lực của chữ Hỷ, chứ không phải hành sử chữ Hỷ, tức là một cái vui đơn thuần! Con có hiểu điều Thầy nói hay không?  Dạ thưa con hiểu.

Do đó, thất tình, 7 thứ tình cảm đó, nó là đầu mối xuất phát ra biết bao nhiêu vọng đọng trong tâm. Rồi vì Tâm vọng đọng, cho nên Ý cũng không thể nào bình được.

Thầy đơn cử một thí dụ: Vui vì gặp được người vừa ý. Khi gặp được người vừa ý có phải tâm rất bồn chồn, không yên, có đúng vậy không?  Dạ thưa đúng.

Khi gặp được người vừa ý, suốt ngày tơ tưởng đến người vừa ý. Bao nhiêu ý tưởng vây quanh ở chữ “người vừa ý”. Rồi ý tưởng này nối tiếp ý tưởng kia, đôi khi, vì đặt quá nặng tình cảm của mình trên người vừa ý, nên đưa đến sự ghen hờn khi người vừa ý vắng mặt. Bao nhiêu tư tưởng, bao nhiêu sự tưởng tượng vây quanh hình ảnh của người mình vừa ý. Rồi thì có khi hờn ghen, có khi bực tức, đâm ra tư tưởng rối bời, tâm không an định. Vì vậy ảnh hưởng đến cuộc sống sinh họat của mình hằng ngày. Và đôi khi công việc làm của mình cũng bị ảnh hưởng lây.

Như vậy chỉ một chữ Hỷ mà thôi đã tạo nên biết bao nhiêu rắc rối. Đó là Thầy chưa kể đôi khi vì quá ghen hờn, vì quá xem nặng tình cảm mà có thể đưa đến những điều tai hại rối rắm cho cả đôi bên. Đây là một dịp để cho vòng nghiệp lực siết chặt. Khi gặp được người vừa ý, tức là đã gặp được “oan gia” của mình rồi đó. Chữ Hỷ là một chất xúc tác để làm cho hai bên gặp gỡ nhau và vòng nghiệp lực bắt đầu họat động. Tùy theo cường độ của vòng nghiệp lực mà chữ hỷ sẽ được diễn đạt như thế nào giữa hai bên.

Chữ Hỷ càng bùng lên, nghiệp lực càng siết lại. Cho nên, tuy rằng vui, nhưng vui trong nghiệp lực mình mới gặp. Con có hiểu Thầy nói hay không?  Dạ cái vui đó đáng sợ!

Do đó, Thầy nói 7 bước này, nó nặng trình trịch, và nó lôi cuốn người ta đi xuống chứ không đi lên được. Vì vậy mà cần phải thoát ra khỏi nó. Một điều đáng ghi nhớ là chúng sanh chỉ lẩn quẩn trong 7 bước mà thôi, không thoát ra khỏi 7 bước được. Chỉ có con đường tu tập mới có thể giúp cho chúng sanh đặt một chân của mình để bước ra khỏi cái vòng 7 bước. Đầu tiên chỉ mới có một chân thôi. Và sự cố gắng tu tập ngày qua ngày mới lần hồi bước được đến chân thứ hai. Khi đó mới thật sự sống đời an nhiên tự tại. Bao nhiêu đó cũng đủ thấy được sự tai hại của 7 bước chân.

Có điều rằng 7 bước chân này vô cùng quyến rũ. Không mời gọi mà ai cũng muốn nhào vô, muốn bước đi thử để coi như thế nào. Không trừ bất cứ một ai cả!

Tư duy trên 7 bước chân này từng điểm một: Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Ai, Bi, Dục-lạc, thì sẽ hiểu được tức khắc tại sao tôi phải tu tập? Chỉ mới có một chữ Hỷ thôi, tượng trưng cho một cái gì vui, cái gì đẹp, cái gì tốt mà đã đem lại sự sầu khổ rồi; cứ tiếp tục tư duy 6 bước chân còn lại để hiểu được tại sao Thầy có lời kêu gọi chúng sanh phải thoát khỏi cái vòng 7 bước.

Thầy đã nghe rất nhiều những lời phàn nàn. Người đời bảo rằng làm một chúng sanh mà không được hưởng lạc thì không đáng làm một chúng sanh. Thương thay cho những người đã thốt lên câu nói đó! Vì chữ “Lạc” nằm trong thất tình. Tư duy về chữ Lạc sẽ thấy nhiều đau khổ vô cùng. Hưởng lạc là hưởng sự đau khổ. Nhưng sự đau khổ được bao bọc bởi một lớp vải nhung rất êm dịu, khiến cho chúng sanh nằm trên gai góc mà không nhận ra được rằng mình đang lăn trên gai góc, cho tới khi nào miếng vải nhung đó có chỗ rách đi, mới nhận ra rằng máu đã đổ rất nhiều.

Thầy vô cùng thương hại cho các chúng sanh cứ tiếp tục trôi lăn vào lục dục thất tình, để đến khi nhận chân ra được nó thì đã quá muộn màng. Không có một tình nào đem lại một sự vuốt ve êm ái cả.

Tình nào trong thất tình cũng đều là một tình cảm rất là dối trá. Bên ngoài thì bọc vải nhung, nhưng bên trong thì toàn là gươm đao. Chúng sanh cứ nhìn thấy lớp vải nhung rất êm ái bên ngoài, nên rất thích vuốt ve. Đó cũng là một tính chất chung của chúng sanh trong cõi Ta Bà, rất thích những gì êm ái, nhẹ nhàng. Tuy nhiên, đó là một sự êm ái nhẹ nhàng giả dối. Tu tập mới thật sự là đi tìm một sự êm ái, nhẹ nhàng đúng nghĩa.
 

Bài giảng Pháp về  Khổ Nạn Của Chúng Sanh

Chúng sanh trong cõi Ta Bà, ai là người chưa từng khổ? Từ lúc sơ sinh mở mắt chào đời không đánh đã khóc; rồi thì lớn lên, suốt quãng đời từ tấm bé cho đến lúc già nua, thậm chí cho đến hơi thở cuối cùng, bao nhiêu từng đợt khổ đã xảy ra? Có kẻ thì khổ tới tấp, cũng có kẻ thì khổ từng đợt. Nói tóm lại, từ trẻ đến già, từ sang đến hèn, từ ngu dốt đến trí tuệ cao, tất cả đều không bao giờ rời được chữ KHỔ; ngay cả kẻ làm vua làm chúa ngự trên ngôi cao, cũng vẫn phải bị chi phối bởi cái khổ trong suốt quãng đời.

Ai có thể nói rằng: "Từ lúc sanh ra cho đến khi chấm dứt cuộc đời, tôi chỉ có tiếng cười mà không có tiếng khóc." Chúng sanh cũng không thường tự đặt câu hỏi: “Tại sao tôi lại khổ như thế?” Xem chừng ra thì đa số chúng sanh đã xem cái khổ như là một việc tự nhiên xảy đến trong đời người, không bao giờ quan tâm, cũng không bao giờ lo lắng. Và khi quá khổ thì bật khóc và kêu gọi sự giúp đỡ của các Đấng Từ Bi! Cũng có kẻ khi đau khổ lại cất tiếng cười, nhưng nụ cười đó không phải là một nụ cười an nhiên tự tại, mà là một nụ cười chua chát, vì không biết phải diễn tả sự đau khổ của mình bằng cách nào cho thỏa.

Thoạt sanh ra là đã cất tiếng khóc; đó là dấu hiệu đầu tiên cho thấy rằng bước vào cuộc đời, việc trước tiên là phải đi qua “cửa khổ.” Chưa từng một “người bình thường” nào bước vào cuộc đời mà đi qua “cửa sướng” bao giờ!

Như vậy, cái khổ từ đâu đến? Và tại sao người ta phải tùng phục nó và phải chịu đựng nó trong suốt quãng đời của mình từ lúc mở mắt chào đời cho đến khi hắt hơi cuối cùng?

Nói về cái khổ từ đâu đến, nếu là một người lớn tuổi thì câu trả lời có thể rằng: đó là sự va chạm trong thời gian tiếp xúc với người này người nọ, sự va chạm đó đem lại một sự đau khổ. Nhưng đứa nhỏ vừa mới chào đời, không có sự va chạm với ai cả, thì tại sao lại cất tiếng khóc mà không cất tiếng cười? Nếu bảo rằng cất tiếng khóc để cho lồng ngực được nở ra, cho không khí tràn vào 2 lá phổi thì tiếng cười cũng vẫn có thể làm công việc đó. Nói tóm lại, cái khổ từ đâu mà đến? Đến ngay khi đứa nhỏ cất tiếng chào đời!

Đi vào vòng sanh tử, đúng vậy! Đứa bé mới chào đời làm sao nhận ra được vòng sanh tử? Thầy đặt câu hỏi: Trước khi đứa nhỏ chào đời, nó từ đâu mà tới?

Khi một thần thức thoát khỏi thân xác, tất cả đều bị hủy diệt không còn ghi lại vết tích gì cả của một kiếp người, duy nhất chỉ còn sót lại có A Lại Da Thức, tức là thức thứ tám. Nơi đó toàn chứa tất cả những vui buồn - hỷ, nộ, ái, ố, ai, bi, dục lạc, vui chơi, buồn khổ, sân hận ngập trời, tham lam v.v… Tất cả không thiếu bất kỳ một món nào. Bao nhiêu phiền não đều được dồn nén vào trong A Lại Da Thức. Nhưng những sự dồn nén đó trong A Lại Da Thức đều có lớp lang thứ tự, cái trước cái sau, để khi cần thì cái nào tới trước thì ra trước, cái nào tới sau thì sẽ ra sau.

A Lại Da Thức tung tăng dẫn dắt Thần Thức đi khắp nơi. Và tùy theo nghiệp duyên của thần thức đó mà A Lại Da Thức sẽ dừng chân lại. Nó dừng chân nơi nào thì nơi đó là ngôi nhà mới của thần thức. Nếu thần thức đó phải trở lại kiếp người, thì sự dừng chân của A Lại Da Thức sẽ là dịp để cho A Lại Da Thức đẩy hết tất cả những gì mình giữ lấy vào trong thai noãn. Khi vào trong thai noãn rồi thì tất cả những gì được dồn nén vào A Lại Da Thức sẽ có dịp bắt đầu một sự sắp xếp lớp lang, thứ tự trong ngôi nhà mới đó.

Nhưng những việc đó tại sao lại làm cho đứa trẻ khóc mà lại không cười?

Vào phút lâm chung, hình ảnh cuối cùng ở phút lâm chung sẽ trở thành một hình ảnh đầu tiên trong thai noãn; mà hình ảnh vào phút cuối cùng ở con người khó có thể có được sự vui tươi. Vì như đã nói khi nãy, thần thức còn tiếc nuối tất cả những gì mà mình bắt buộc phải bỏ lại sau lưng, cho nên chỉ cần bao nhiêu đó cũng đủ cho đứa nhỏ cất tiếng khóc lúc chào đời. Nhưng cũng có người nói rằng: nhiều khi ở phút lâm chung, người sắp ra đi đã nở một nụ cười thỏa ý, thế thì tại sao khi bước qua một thân xác mới thì nụ cười đó lại không được đi theo?

Đúng lắm! Người nở một nụ cười thỏa ý vào phút lâm chung thường là những người có một sự an nhiên tự tại nơi tâm hồn. Không nhất thiết người đó phải tu tập mới tìm được niềm an nhiên tự tại, mà niềm an nhiên tự tại vẫn có thể phát triển trong một tâm linh của người chưa biết tu tập. Tuy nhiên, muốn được an nhiên tự tại, điều kiện cần thiết là giữ cho tâm của mình không bị vọng động. Trở lại với kiếp người, đó là một con đường cao hơn tam đồ nhưng vẫn thấp hơn cõi Trời và cõi Phật. Phải nhớ rằng, nếu luôn luôn nuối tiếc những gì mình thụ đắc trước lúc lâm chung, thì khi bước vào phút lâm chung, sẽ luôn luôn nuối tiếc những gì xảy ra trong kiếp vừa qua.

Cho nên bắt đầu của sự nuối tiếc là một tiếng khóc. Thầy nói dông dài từ nãy giờ, thật ra chỉ gom lại có hai chữ Nuối Tiếc mà thôi. Bắt đầu của cái khổ là nuối tiếc. Vì nuối tiếc cho nên còn vương vấn, vì vương vấn không thỏa được ý muốn của mình, nên cảm thấy rằng mình thiếu thốn một cái gì đó; để rồi từ đó, chúng sanh lại bắt đầu trôi lăn, trôi lăn để đi tìm cái thiếu thốn. Nhưng vẫn chưa biết được mình thiếu thốn cái gì. Nhiều khi cho đến hết cuộc đời cũng vẫn không tìm ra được cái thiếu thốn của mình. Đầu mối của sự đau khổ chính là nuối tiếc. Để rồi từ đó sẽ tạo ra nhiều sợi dây thắt chặt, thắt chặt. Càng nuối tiếc lại càng tạo tác thêm, càng tạo tác thêm thì lại càng dễ sa lạc.

Để lấp cái khoảng trống đó chỉ có một điều duy nhất là tu tập mà thôi! Vì trong quá trình tu tập, hành giả sẽ nhận chân ra được cái tánh chất KHÔNG của tất cả sự vật trên đời, thì tức khắc, sự nuối tiếc sẽ biến mất, không còn hiện hữu nữa, vì sự nuối tiếc vẫn còn là chấp hữu. Nhưng một khi nhận chân ra được tánh không của vạn pháp, tức là của tất cả sự vật trên đời, không có cái gì là chấp hữu, thì tất nhiên rằng sẽ hiểu một cách sâu xa là sự nuối tiếc cũng là không. Vì nuối tiếc về một cái gì, mà một cái gì đó nó thuộc về tánh Không chứ không thuộc về tánh Hữu, mà một khi đã không thuộc về tánh Hữu thì làm sao có cái gì để Thụ Đắc? Đã không có cái gì để thụ đắc được thì tất nhiên hai tay chỉ nắm lấy khoảng không mà thôi. Khi đó sẽ không còn cái gì để nuối tiếc nữa đâu!

Cho nên, sự tu tập giúp cho hành giả rất nhiều để làm tan biến đi tất cả những sự uất hờn, những sự nuối tiếc, những điều vui buồn trong quá khứ. Nói là quá khứ, nhưng nó vẫn là khởi đầu của hiện tại; một khi đã hiểu rõ như vậy rồi, sẽ không còn gì để nuối tiếc nữa cả. Mà khi không còn gì để nuối tiếc thì mới có thể sống an nhiên tự tại và không thắt chặt vào việc đi tìm cái mà mình nuối tiếc.

Then chốt của vấn đề trong khổ nạn chính ở tâm bình. Tâm bình là một chìa khóa lớn để mở biết bao nhiêu cánh cửa. Không giữ được chìa khóa của tâm bình thì không thể nào mở được tất cả các cửa.

Cho nên khi hiểu rõ ràng như vậy rồi thì khổ nạn trên đời không còn nữa. Một khi khổ nạn đến với mình, cần phải giữ tâm bình để có thể nhận diện được khổ nạn này như thế nào, ra làm sao. Tính chất của nó như thế nào khiến cho mình luyến tiếc để đưa đến cái khổ? Một khi mình đã vạch mặt, chỉ tên nó được rồi thì việc mình muốn hủy diệt nó là việc búng tay không gì khó cả. Không loanh quanh đi tìm nơi đâu nữa. Vì càng tìm, càng sẽ bị vướng mắc vào sợi dây do chính mình bung ra.

Cho nên trên đời này, từ việc lớn cho đến việc nhỏ, từ việc khó khăn cho đến việc rất dễ dàng, tất cả đều nằm trong một chữ Bình mà thôi. Khi giữ được tâm bình rồi thì tấm gương sẽ sáng ngời. Vì không có gì để có thể chao động nó, cho nên tất cả mọi thứ đều hiện rõ trong gương và có thể nhìn vào đó để phân tích một cách dễ dàng những gì xảy đến cho mình. Từ đó sẽ dễ dàng để có thể hành động mà giải tỏa tất cả những khó khăn.

Bài giảng Pháp về  Vòng Tương Quan Nghiệp Lực

Người tu tập đúng mức, đúng phép, luôn luôn phải kiểm từng lời ăn tiếng nói, phải kiểm soát từng tư tưởng một. Không thể nói bất kỳ những gì ở ngay miệng của mình, mà phải nói những gì từ trong tâm của mình xuất ra thì mới được. Tự trong tâm của mình xuất ra thì những điều đó mới là những điều chọn lọc, đáng nói. Còn những điều ở ngay miệng của mình là ma chướng của mình...

Nó lúc nào cũng chực chờ ở ngay miệng của mình, hay ngay mắt của mình, ngay mũi của mình. Nói chung lại là trong ngũ căn của mình, lúc nào ma chướng cũng sẵn sàng chờ đợi để khiến cho mình có thể thốt ra lời không đúng, nghĩ những điều không đúng, thấy những điều không đúng, nghe những điều không đúng. Cho nên, tâm phải kiểm gần như liên tục, liên tục.

Điều này nó kéo dây qua nghiệp chướng rất nhiều. Tại sao ma chướng ở ngay miệng mình lại chạm vào ma chướng ở miệng người khác?  Mà tại sao lại không là người kia chạm vào ma chướng của người này? Do đó, nó nằm vào những cái dây nghiệp lực rất ư là vi tế.

Nghiệp lực, khi người ta nói đến nó là chỉ nói ở cái mặt ngoài, chưa đề cập đến mặt trong. Chính cái mặt trong mới đáng sợ. Mặt ngoài có thể tìm cách để tránh né được, nhưng cái mặt trong mới rất là khó tránh. Chính vì vậy, nếu không tận tâm khoét cho hết tâm của mình, bốc vào trong tận cùng tâm của mình thì không thấy được cái vi tế của nghiệp lực. Cho nên, phải kiểm tâm luôn luôn là như thế. Vừa ló ra bất kỳ một dấu hiệu nào là phải chặt đứt ngay. Và nếu mình không tận sức của mình thì mình khó có can đảm móc đến tận cùng của tâm ra.

Điều này vô cùng vi tế, vô cùng quan trọng; bởi vì, người ta nói đến nghiệp lực, nhưng người ta không hiểu được tận cùng thâm sâu sự chuyển động của nghiệp lực như thế nào. Đôi khi tránh được ở điểm này nhưng không tránh được ở điểm kia. Là sao? Tránh được ở bề mặt, nhưng tận cùng ở bên trong không chặt được những rễ nhỏ nhỏ, vô cùng nhỏ, vì vậy, nó vẫn còn mọc ra. Mà những rễ nhỏ thì đừng khinh thường, vì những rễ nhỏ tới một lúc nào đó, nó sẽ trở thành cái rễ rất lớn. Chính cái rễ nhỏ mới bấu víu nặng nề hơn cái rễ lớn. Vì vậy mà nhiều đời nhiều kiếp, người ta cứ lăn mãi, lăn mãi vào chỉ một nghiệp lực mà thôi, chớ đừng nói đến nhiều nghiệp lực.

Cho nên phải tránh tạo nghiệp lực. Vì một khi nghiệp lực đã tạo ra rồi, thì rễ lớn rất dễ lấy lên, nhưng cái rễ nhỏ nhỏ nhỏ, nó bấu víu khó giựt lên lắm.

Không phải con có những nghiệp “giống” như nghiệp người kia…Mà là có một sự “tương quan”. Khi có sự tương quan mới kéo lại được gần. Và khi có sự tương quan, thì mới có vấn đề vòng tròn này ập vào vòng tròn kia, nhưng muốn có sự tương quan phải trở về với quá khứ.

 

Tu tập là phải tư duy. Không tư duy, chỉ lập lại những lời của Phật và Bồ Tát là không đủ, không đủ. Chư Phật và Bồ Tát không có nhiều thời gian để giảng cho chúng sanh từng chút từng chút. Bên cạnh đó, trí tuệ của mỗi chúng sanh mỗi khác, không thể nào đồng nhất để mà giảng chỉ một lời mà thôi. Vì vậy, phải tùy theo trí tuệ của mỗi chúng sanh mà sẽ hiểu được lời của chư Phật và Bồ Tát nhiều hay ít, sâu hay cạn. Do đó, tu tập mà không tư duy, thì cũng chỉ là bưng ly nước uống ực, rồi thôi! Không biết được là ly nước đó mát, hay có vị ngọt chua cay như thế nào?

 

Bài giảng Pháp về  Tánh Chiêu Cảm Nghiệp Lực

 

          Người tu tập có tâm tốt không chưa đủ, nếu tâm đó vẫn chưa Bình, ý vẫn chưa Định, và tánh xấu vẫn chưa Giùi Mài. Vì vậy, vẫn còn phải bắt buộc vào trường tranh đấu. Tranh đấu với cái gì? Tranh đấu với chính bản thân mình! Làm sao để thắng được mình, làm sao để chiến thắng với tất cả những tánh xấu của mình; để rồi sau đó, phủi tay, nhẹ nhàng, thư thả cất bước.

Cho nên, phải nhớ cho rằng, tánh là những cây cột cứng chắc. Một căn nhà dù có đẹp cách mấy, mà cột hư mục nát, không sớm thì muộn, ngôi nhà đó sẽ đổ. Người tu tập phải nhận chân ra được điều đó để sửa hết những tánh xấu của mình, thì mới có thể chống chọi lại được nghiệp lực ùa tới. Khi tánh còn vọng động, tâm không yên, thì nghiệp sẽ phá tác. Vì vậy, chính mình phải tự chiến đấu với bản thân mình.

Nên nhớ rằng nghiệp lực của mỗi chúng sanh được gây tạo ra tuỳ theo tâm tánh của chúng sanh đó qua nhiều đời nhiều kiếp. Một khi vòng nghiệp lực đã thành hình rồi thì chỉ mỗi một mình chúng sanh đó mới có đủ tư cách phá và thoát vòng nghiệp lực mà thôi. Không một ai có thể thay thế để làm được việc đó, kể cả chư Phật và Bồ Tát. Các Ngài cũng chỉ rơi lệ đứng nhìn chúng sanh đó đang vùng vẫy, cất tiếng kêu đau thương trong vòng nghiệp lực do chính mình tạo nên mà thôi! Chư Phật và Bồ Tát chỉ có thể nhanh nhẹn cứu người phước đức gặp nạn tai, hung hiểm nhưng hoàn toàn không vướng vào nghiệp lực của người đó.

Chư Phật và Bồ Tát chỉ có thể trong khả năng và phương tiện của các Ngài, mà khuyên nhắc, dẫn dắt mọi chúng sanh trên con đường tiến về cái đẹp, cái hay, và từ đó có thể tránh xa những điều xấu ác đang ùa về với mình. Các Ngài tuyệt đối không thể nào ôm hết tất cả những nghiệp chướng quái ác của chúng sanh vào trong tay của các Ngài được!

Đa phần chúng sanh đều tưởng lầm rằng Bồ Tát Quán Thế Âm có ngàn tay, ngàn mắt cho nên Ngài sẵn sàng cứu vớt bất cứ chúng sanh nào réo gọi tên Ngài. Quả đúng như thế, Ngài không từ chối bất cứ một ai cả, một tiếng kêu thương đau nào được thốt ra, Ngài đều có mặt ngay. Tuy nhiên, nếu nổi khổ đau đó xuất phát từ nghiệp lực của chính chúng sanh đó thì Ngài đành rơi lệ đứng nhìn, vì sao? Vì qua nhiều đời, nhiều kiếp, chúng sanh đó đã vung tay, không chùn bước để tạo tác bao điều không tốt đẹp thì ngày giờ này, cũng chính họ phải run rẩy mà nhận lấy cái quả chín muồi đang rớt xuống. Nó không rơi vào túi của ai khác. Của chúng sanh nào thì nó rơi đúng vào túi của chính chúng sanh đó. Bồ Tát Quán Thế Âm không thể nào giơ tay để hứng lấy cái quả đó giùm cho bất cứ một chúng sanh nào cả. (Trích trong Lạc Pháp)

 

 

Vong đã xa rời dương thế, ra đi nhưng vẫn còn ôm ấp những ước vọng chưa thực hiện được. Sự nuối tiếc cuộc đời sẽ là cơ hội tốt đưa vong trở lại cõi Ta Bà, nhưng thử hỏi:Khi còn tại thế, vong có thực sự sống những ngày

hoàn toàn an bình, không phiền não, không vướng bận, không lo âu chăng?

  Vong chưa từng bao giờ đối diện với nghiệp chướng nào sao?

  Vong chưa từng bao giờ gây tạo nên nghiệp lực với ai chăng?

Bước vào cõi Ta Bà là bước vào vòng Sanh Tử Luân Hồi, là quấn vào người của mình không biết bao nhiêu là vòng nghiệp lực chằng chịt, không tìm ra được mắt tháo gỡ. Hằng ngày, các Chư Phật và Bồ Tát đã bận rộn với biết bao

nhiêu chúng sanh kêu gào cứu khổ!Trở lại cõi Ta Bà, vong linh có chắc chắn rằng mình sẽ thác sanh về một nơi sung sướng, có nhà cao cửa rộng, có nệm ấm chăn êm, có kẻ hầu người hạ chăng? Vong tin tưởng rằng sẽ được cư ngụ trong một Quốc Gia hùng cường, giàu có, biết tôn trọng và chăm lo cuộc sống của mỗi người dân hay sao? Nếu vong linh phải thác sanh vào một nơi mà ánh sáng văn minh không có, cuộc sống con người vô cùng  lạc  hậu,  không  khác  loài  súc  sanh,  thiếu  ăn, thiếu mặc, bữa đói, bữa no, liệu rằng vong linh có còn phấn khởi để trở lại cõi Ta Bà nữa hay không?

  Người ở cõi Ta Bà còn cố gắng tu tập để được vãng sanh về Cực Lạc, thì tại sao vong linh lại chọn cõi Ta Bà để trở lại, cho thêm nhiều phiền não, nhiều khổ sầu, nhiều tai ương?

 

Tuần Thứ Tư (28 ngày)

 

Sẽ xoay quanh đề tài về Tự Ái.

Người chủ lễ vạch rõ cho vong thấy rằng chính do ở Tự Ái mà vong đã sân hận, đã đem nhiều phiền não đến cho mình, đã gây tạo nên biết bao nhiêu nghiệp lực với kẻ khác.

Bài Pháp tham khảo: 2 Bài

 * Tự Ái

  *Nghiệp Chướng Nền Tảng Của Chúng Sanh

 

GHI NHỚ:

Khuyên Vong : Trong tất cả các buổi giảng Pháp, đều gợi lên cho vong thấy rằng, vong không nên trở lại cõi Ta Bà, lúc nào cũng vạch rõ sự thù thắng vi diệu của cõi Trời, cõi Phật.Khuyên vong nên sám hối, trì Chú, niệm Phật thật nhiều để người được nhẹ nhàng, dễ dàng xả bỏ những vọng tưởng.Như thế việc thác sanh về cõi Trời, cõi Phật cũng sẽ được dễ dàng.

 

 Tuần Thứ Năm (35 ngày)

 

Người chủ lễ sẽ giảng cho vong nghe về Tam Độc: Tham – Sân- Si, về những tai hại, những hậu quả đáng ghê sợ của nó và Ba Món Phiền Não này đã lôi kéo chúng sanh trôi lăn trong vòng sanh tử như thế nào?Đề tài Tham Sân Si là đề tài lớn, người chủ lễ cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng để giảng giải cho vong nghe.Thần thức có hiểu thấu đáo thì sẽ dễ dàng xả bỏ những vướng mắc của mình, vì đa số những vướng mắc đều nằm vào Tham Sân Si.Nếu người chủ lễ cảm thấy lúng túng, không diễn tả hết được tính chất của Tam Độc này thì cứ đọc cho vong nghe những bài Pháp nói về Tham Sân Si.Nên đọc chậm rãi, rõ ràng để cho vong dễ thâm nhập.

 

Bài giảng Pháp về Tam độc -Tham -Sân -Si: Trong Kinh Pháp Cú Đức Phật dạy rằng tam độc “tham, sân, si” là những nguyên nhân gây ra bất hạnh và phiền não, ưu tư cho con người. Tham, sân, si có thể được tìm thấy một cách dễ dàng nơi hành động, ngôn ngữ, và ý nghĩ của chính mình cũng như của kẻ khác.

         THAM

 “Tham” là tham lam. Ham muốn thái quá. Đắm say, thích thú muốn có nhiều những thứ mình ưa thích như tiền tài, sắc đẹp, danh vọng v.v… Lòng ham đó chẳng hề biết chán, càng được thời càng ham. Tham cho mình, rồi tham cho cả bà con quyến thuộc, quốc gia, xã hội của mình. Cũng vì lòng tham, mà nhân loại tranh giành giết hại lẫn nhau. Kẻ tham hay ghen ghét những người thành tựu. 

Nếu có tâm tham thời phải “tu tâm” ngay, phải tập tính “thiểu dục tri túc”. Thiểu dục là muốn ít, tri túc là biết đủ. Người thiểu dục, tri túc thì có một đời sống giản dị, thanh cao và an toàn vì biết đủ với những thứ mình đã có. Bỏ dần lòng tham đi để đạt tới được “vô tham”. Vô tham là không tham lam.

 Ở đời, có năm món dục lạc, mà người ta thường ham muốn nhất là: tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ. “Ngũ trần dục lạc” ấy, thật ra, vui ít mà khổ nhiều. Tham tiền thời phải đày đọa thân sống, đôi khi còn dùng những phương tiện bất chính để chiếm đoạt và khi mất thì lại đau khổ. Đối với sắc đẹp nên quán thân là bất tịnh, tham sắc thì nhiều khi lại lao vào những mưu chước tồi tệ để thỏa lòng dục vọng. Tham danh vọng, quyền tước thì phải vào lòn ra cúi, lao tâm khổ trí. Tham ăn uống cao lương mỹ vị thì bị nhiều bệnh khó trị, thân thể mệt nhọc, mạng sống không thọ. Tham ngủ nghỉ thì trí não hóa đần độn. Ngũ trần dục lạc đó chính là những nguyên nhân ràng buộc kiếp người vào vòng sinh tử, luân hồi, sa đọa. 

 Truyện tích kể rằng một phú gia không con, chết đi, bỏ lại tất cả tài sản sự nghiệp lớn lao. Vua truyền lệnh cho nhập gia sản của ông vào quốc khố và đến hầu Đức Phật. Vua bạch lại tự sự với Đức Phật và ghi nhận rằng mặc dầu nhà phú gia này ở gần nơi Đức Phật ngự, không bao giờ ông để bát cúng dường Ngài. Nhân cơ hội này Đức Phật kể thêm về tiền kiếp của phú gia là đã từng làm việc thiện bằng cách cúng dường một vị Bích Chi Phật nhưng lại tiếc của đem cúng và còn phạm một tội ác là giết cháu ruột để giành gia tài của anh mình. Đức Phật nhân đó dạy rằng: 

(Pháp Cú 355)
Giàu sang, tài sản dồi dào
Chỉ làm hại được kẻ nào ngu thôi,
Dễ gì hại được những người
Đang cầu giác ngộ hướng nơi Niết Bàn,
Chỉ vì ham muốn giàu sang
Kẻ ngu tự hại bản thân đã đành
Hại thêm cả kẻ xung quanh. 

 Đức Phật ngợi khen người không tham lam và khuyên mọi người nên cúng dường các vị đó. Nhưng khi bố thí nên suy xét kỹ càng. Làm vậy sẽ tương tự như nếu đem hạt giống mà gieo trên đất lành, đất màu mỡ thời hạt mới đơm hoa, kết trái sum suê. Nếu gặp người thọ thí có đức hạnh mà bố thí sẽ được phước báu nhiều. Giảng về quả phúc của người cúng dường đến bậc hoàn toàn thanh tịnh, Đức Phật dạy tham như cỏ hoang làm hại ruộng nương, đây là làm hại “đất tâm” của người tu hành và trị tham chẳng gì hơn là việc bố thí:

(Pháp Cú 356)
Cỏ hoang làm hại ruộng vườn
Tham lam gây hại nhiều hơn cho người,
Tham lam ai đã lìa rồi
Cúng dường vị ấy chẳng nơi nào bằng
Hưởng về phước báu vô vàn.

 Theo Kinh “Thập Thiện Nghiệp Đạo” người không tham muốn thì được thành tựu những điều tốt đẹp sau đây: Ba nghiệp thân, khẩu, ý được tự tại, của cải không bị mất mát, hưởng phúc đức và những sự tốt đẹp sẽ đến với mình, mặc dù mình không mong ước. 

 Đức Phật còn dạy là đừng để tham và sân, đừng để tội lỗi lôi mình vào cảnh khổ. Tội lỗi ở đây nghịch nghĩa với chánh hạnh, là không theo giáo pháp, trong câu sau này có nghĩa là sân hận. Căn nguyên của điều ác là tham lam và sân hận:

(Pháp Cú 248)
Các ngươi nên biết rõ rằng
Dễ gì chế ngự việc làm ác đâu
Tham lam, tội lỗi hố sâu
Kéo ta xuống chốn khổ đau đời đời.

SÂN

 “Sân” là cơn giận, lòng giận dữ, nóng nảy, thù hận khi không vừa lòng, không được thỏa thích như ý muốn. Bất bình vì bị xúc phạm, nhân đó làm những chuyện sai trái. Sau cơn giận thời giữ lại lòng oán ghét tìm dịp mà trả thù. 

Sở dĩ sân sinh khởi là do lòng yêu thích “cái ta” hay thích “cái của ta”. Nếu người ta mắng nhiếc, chê bai kẻ nào khác thời ta không thấy giận, nhưng nếu ai chửi bới hoặc khiển trách ta hay người thân của ta, hoặc làm tổn hại tài sản của ta lập tức ta cảm thấy khó chịu ngay. Khi khó chịu tăng dần thời sẽ trở thành nóng giận. Nhưng nên nhớ rằng trên đời này không ai tránh khỏi bị khiển trách, bị chê bai, khó tránh khỏi miệng thế gian như Đức Phật đã từng đưa nhận xét:

(Pháp Cú 227)
Người con Phật hãy nghe đây
Chuyện không phải chỉ đời này mà thôi
Từ đời xưa đã nói rồi:
“Làm thinh thời sẽ có người chê bai,
Nói nhiều cũng bị chê hoài,
Dù cho nói ít cũng người chê thôi”.
Làm người không bị chê cười
Thực là chuyện khó ở nơi cõi trần.

 Trong quá khứ, trong tương lai và trong hiện tại chưa hề có người nào bị tất cả mọi người chê bai hay được tất cả mọi người khen ngợi, đúng như lời Đức Phật dạy:

(Pháp Cú 228)
Ở đời toàn bị chê bai
Hay toàn nghe tiếng người ngoài khen ta
Từ xưa chẳng thấy xảy ra,
Tìm trong hiện tại thật là khó sao,
Tương lai cũng chẳng có nào.

 Nhưng vì bị chê bai mà nổi sân thời tai hại vô cùng vì lúc nóng giận thì con người không còn đủ bình tĩnh để tự kiểm soát hành vi và ngôn ngữ của mình. Kinh Hoa Nghiêm có nói: “Một niệm lòng sân hận nổi lên, thì trăm ngàn cửa nghiệp chướng đều mở ra.” Và: “Một đốm lửa sân, có thể đốt hết muôn mẫu rừng công đức.” Đức Phật khuyên: “Hãy từ bỏ nóng giận thì phiền não sẽ không đến với các ngươi.”

 Phải tu tâm để đạt tới “vô sân”. Vô sân là không nóng nảy, hết giận hờn. Chúng sinh bị qua nhiều kiếp sinh tử luân hồi chính vì không thắng nổi lòng sân. Chư Phật được tự tại, giải thoát, là do dứt trừ được lòng sân tận gốc. Điều khó nhất là diệt trừ phẫn nộ ngay từ trong tâm. Khi tâm chúng ta không còn nghĩ đến giận hờn thì tự nhiên cơn phẫn nộ sẽ không bộc phát. Trong khi đốn cây để cất tịnh thất cho mình, thầy Tỳ kheo nọ vô tình làm tổn hại đến cái chồi non của một vị thần cây. Vị này nổi giận, muốn giết thầy nhưng kịp nghĩ suy nên kiềm chế được cơn sân hận của mình đang phát sinh. Đức Phật tán dương vị thần và dạy:

 (Pháp Cú 222)
Khi cơn giận dữ bùng ra
Ai mà ngăn được mới là người hay
Giỏi như hãm lại được ngay
Chiếc xe đang chạy chở đầy, phóng nhanh,
Nếu không thì bản thân mình
Cầm cương hờ hững tài tình gì đâu.

 Đại đức Mục Kiền Liên hỏi thăm nhiều vị Trời nhờ công đức gì mà được tái sinh vào cảnh trời. Các vị này kể ra những hành động xem ra có vẻ không quan trọng lắm như chân thật, nhẫn nại và bố thí v.v… Khi ngài Mục Kiền Liên bạch hỏi Đức Phật vậy những hành động tuy nhỏ nhưng tốt lành có thể nào dẫn đến các cõi trời không, Đức Phật dạy: 

(Pháp Cú 224)
Nói lời chân thật luôn luôn,
Dẹp cơn nóng giận dỗi hờn khó coi,
Dù ta có ít của thôi
Cũng chia bố thí cho người đến xin,
Nhờ ba việc tốt lành trên
Đưa ta đến cõi chư thiên, cõi trời.

 Giảng về quả phúc của người cúng dường đến bậc hoàn toàn thanh tịnh, Đức Phật dạy rằng cỏ dại làm hại ruộng vườn thời lòng sân hận cũng làm hại loài người. Vì vậy người nào diệt hết lòng sân hận thì người đó đáng được ngưỡng vọng và khâm phục: 

(Pháp Cú 357)
Cỏ hoang làm hại ruộng vườn
Lòng sân gây hại nhiều hơn cho người,
Ai lìa sân hận được rồi
Cúng dường vị ấy chẳng nơi nào bằng
Hưởng về phước báu vô vàn.

 Voi là một con vật quan trọng hàng đầu trong số những thú vật được con người huấn luyện để sử dụng. Giống như voi với sức mạnh có thể bứng gốc một thân cây, quấn vòi quanh thân cây ấy để mang đi dễ dàng, Đức Phật dạy rằng con người cũng có thể tạo cho mình tiềm lực vật chất, nghị lực tinh thần, lòng kiên nhẫn và sức mạnh, chẳng khác một con voi thuần thục. Luyện được lòng nhẫn nhục mới là khó:

(Pháp Cú 321)
Luyện voi dự hội, tài thay
Luyện voi vua cưỡi cũng hay vô cùng,
Nhưng mà nếu luyện được lòng
Luôn luôn nhẫn nhục, chẳng còn nổi sân
Khi nghe phỉ báng bản thân
Mới là điêu luyện, muôn phần tài hơn.

 Đức Phật dạy rằng tự chế ngự được mình mới là điều rất quý và người chịu cố gắng, đủ nhẫn nại để tự huấn luyện mình thời cũng sẽ được hưởng kết quả tốt lành như người đã khéo huấn luyện các con thú vật như la, ngựa và voi. Con người thuần thục, giới đức trang nghiêm là hơn tất cả:

(Pháp Cú 322)
Con la được huấn luyện qua
Trở nên thuần tánh, tỏ ra tốt lành,
Ngựa nòi sinh chốn sông xanh
Sau khi huấn luyện, trở thành ngựa hay,
Voi ngà to lớn quý thay
Sau khi huấn luyện voi này tuyệt luân,
Con người nếu chính bản thân
Tự mình thuần hóa được luôn chính mình
Mới là người thật tài tình!

 Đức Phật khuyên chúng sinh hãy từ bỏ cả tham lẫn sân. Ngài ví một chiếc thuyền như thể xác, như tấm thân con người do năm uẩn tạm hợp. Thân này sẽ tan rã vì vô thường, nên xét kỹ thời thấy nó quả thật trống không. Nước trong thuyền là những tư tưởng xấu cần diệt trừ. Tát cho khô nước tức là dập tắt ngay lửa tham sân. Khi thuyền khô cạn nước thời thuyền trở nên nhẹ nhàng để mau chóng qua bờ. Thân tâm dẹp sạch tham dục và sân hận thời trở nên thanh tịnh, đó là điều kiện tốt để sớm chứng được cảnh Niết Bàn:

 (Pháp Cú 369) 
Tỳ Kheo tát nước thuyền này
Thuyền không nhẹ nhõm xuôi ngay theo dòng,
Tham và sân trừ diệt xong
Thân này cũng nhẹ thoát vòng nhiễm ô
Niết Bàn mau chóng qua bờ.

 Theo Kinh “Thập Thiện Nghiệp Đạo” người nào không nổi sân, thì tâm không khổ não, tâm không tranh giành, tâm nhu hòa ngay thẳng, tâm từ bi như Phật, thường làm lợi ích yên ổn cho các chúng sinh, thân tướng trang nghiêm được chúng sinh tôn kính và vì có đức nhẫn nhục nên sẽ được mau sinh lên cõi Phạm Thiên. 

SI

 “Si” là si mê, vô minh, ngu tối. Người vô minh không sáng suốt, không suy xét hiểu biết đúng lẽ phải, đúng sự thật để phán đoán việc hay dở, tốt xấu, lợi hại v.v… nên mới làm những điều nhiễm ô tội lỗi, có hại cho mình và người. Si, vô minh theo thế tục gọi là “dại” hay “ngu”. Vô minh che lấp tâm trí, làm cho con người không còn nhìn thấy được những chất bợn nhơ đang gậm nhấm từ bên trong con người khiến các thói hư tật xấu ấy sẽ tăng dần và cuối cùng đưa con người vào con đường tội lỗi triền miên. Đức Phật dạy rằng vô minh là điều ô trược tệ hại nhất. Hãy dứt bỏ vô minh để trở thành người trong sạch

 Hai ngài Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên bạch với Đức Phật rằng họ không thể thuyết phục được ông thầy của họ trước kia đến gặp Đức Phật và nghe giáo pháp vì vị này còn quá luyến ái tín đồ riêng. Nhân dịp này Đức Phật giải thích sự khác biệt giữa người suy luận chân chính với người suy luận sai lầm và hậu quả dĩ nhiên của mỗi lối suy luận:

 (Pháp Cú 11)
Những gì không thật, hão huyền
Lại cho là thật và tin vô bờ,
Những gì chân thật lại ngờ
Lại cho không thật, chỉ là giả thôi,
Nghĩ suy lầm lạc mất rồi
Thấy sao chân thật rạng nơi pháp mầu.

(Pháp Cú 12)
Biết đây là thật để tin
Biết kia không thật, hão huyền mà thôi
Nghĩ suy theo đúng đường rồi
Thấy ngay chân thật rạng nơi pháp mầu.

 Với hai câu Pháp Cú kể trên, chúng ta đã thấy vai trò chủ yếu của vô minh và tà kiến trong các nguồn gốc phát sinh các hành vi bất thiện. Như vậy chúng ta cũng không lạ gì khi Đức Phật khuyên chúng ta không nên tu theo lối khổ hạnh khắt khe, ép xác, chỉ nhắm vào bề ngoài và không nên chuyên lo tế tự, vì những hành động này không dẫn chúng ta đến giác ngộ giải thoát, không giúp chúng ta trở nên trong sạch. Thấy một vị Tỳ kheo có nhiều đồ đạc, của cải riêng tư, lại thêm có nhiều y, Đức Phật quở rầy. Thầy giận, cởi bỏ hết áo cà sa mặc bên ngoài quăng đi, chỉ mặc chiếc áo cánh ở trong thôi. Đức Phật thuật lại câu chuyện tương tự đã xảy ra trong tiền kiếp của thầy. Ngài khuyên đi tu phải sống đạm bạc, trong tâm phải biết hổ thẹn khi làm điều quấy và biết lo sợ khi phạm tội lỗi. Muốn thanh lọc thân tâm thì cần dứt bỏ lòng hoài nghi:

(Pháp Cú 141)
Dù tu khổ hạnh triền miên
Trần truồng, bện tóc, tro đen xoa mình
Nhịn ăn, nằm đất, lăn sình
Sống dơ, ngồi xổm để hành xác thân
Nào đâu thanh tịnh được tâm
Nếu không trừ dứt đi phần hoài nghi.

 Một thời ở Ấn Độ vẫn còn tồn tại nhiều hình thức khổ hạnh. Lớp dơ dáy bên ngoài được vài người xem là dấu hiệu của bậc thánh nhân. Đức Phật không chấp nhận hình thức khổ hạnh khắt khe chỉ nhắm vào bề ngoài như thế. Các tu sĩ theo con đường tu hành của Ngài phải đi theo một con đường ở khoảng giữa, đó là “trung đạo”. Phải tránh hai cực đoan, một là khổ hạnh và đường khác là lợi dưỡng. Giản dị, khiêm tốn, thanh đạm cùng với lối sống sạch sẽ là những đặc tính chính yếu của chư vị Tỳ kheo. Hơn nữa muốn cho tâm ta được thanh tịnh thời cần dứt bỏ đi phần hoài nghi vì nếu chưa nhiếp phục được hoài nghi tức là không có niềm tin nơi Phật, Pháp và Tăng.

 Đức Phật dạy rằng dù cho có tế thần lửa trong một thế kỷ không bằng trong giây lát tôn kính bậc chân tu hoàn toàn trong sạch, có đạo hạnh. Cháu của ngài Xá Lợi Phất, theo lời thầy của anh ta truyền dạy nên anh có thói quen mỗi tháng giết thú vật và đốt lửa rừng tế thần để cầu mong được tái sinh vào cảnh trời. Ngài Xá Lợi Phất đem cháu đến hầu Phật và Đức Phật chỉ dạy, hướng dẫn người cháu về con đường chân chính nên theo:

 (Pháp Cú 107)
Trăm năm ở tại rừng sâu
Dốc lòng thờ lửa cũng đâu sánh bằng
Chỉ trong giây lát cúng dường
Những người đạo hạnh một đường chân tu
Thật là công đức vô bờ
Hơn là thờ lửa mê mờ trăm năm.

 Đức Phật cũng dạy rằng kính lễ một vị đắc quả thánh, một bậc chánh hạnh, dù chỉ là trong giây lát cũng đem lại công đức và thập phần quý hơn là cúng dường lễ vật hoặc vật thực đến người phàm tục. Một người bạn của ngài Xá Lợi Phất hằng năm tiêu phí rất nhiều tiền để giết thú tế thần và mở hội bố thí rộng rãi. Đức Phật thuyết phục ông ta trở về lối cúng dường chân chính:

 (Pháp Cú 108)
Suốt năm bố thí, cúng dường
Để cầu phước báu chẳng bằng so ra
Phần tư công đức của ta
Khi ta kính lễ những nhà chân tu
Thanh cao, chính trực vô bờ.

 Thường thời không sợ “tham” và “sân” nổi lên, mà chỉ sợ mình tự giác ngộ chậm, chỉ sợ mình si mê, vô minh mà thôi. Nếu “tham” và “sân” nổi lên, mà ta sáng suốt phán đoán kịp thời, không có si mê, thì tham sân kia cũng chẳng làm gì được. Người học Phật phải dẹp trừ lòng si mê của mình, lúc nào cũng phải sáng suốt đối với tất cả mọi việc, phải tu tâm để đạt được “vô si”. Vô si là không mờ ám, không si mê. Đối với tất cả mọi việc, lúc nào cũng có trí tuệ sáng suốt, suy xét, phán đoán việc tà chính, hay dở, phải trái v.v… Do đó, việc làm mới chính đáng, tránh khỏi những điều tai hại, vừa lợi ích cho mình và vừa lợi ích cho người, ở hiện tại cũng như ở tương lai. Giảng về quả phúc của người cúng dường đến bậc hoàn toàn thanh tịnh, Đức Phật dạy: 

(Pháp Cú 358)
Cỏ hoang làm hại ruộng vườn
Si mê gây hại nhiều hơn cho người,
Si mê ai đã lìa rồi
Cúng dường vị ấy chẳng nơi nào bằng
Hưởng về phước báu vô vàn.

 Theo Kinh “Thập Thiện Nghiệp Đạo” người không si mê, thì thành tựu được các pháp công đức sau đây: được ý vui chân thiện và bạn chân thiện; tin nhân quả, thà bỏ thân mạng chớ không làm ác; chỉ quy y Phật; tâm ngay thẳng, có chính kiến; sinh lên cõi trời, khỏi bị đọa vào ba đường ác; hưởng phúc huệ; không lòng chấp ngã, bỏ hết ác nghiệp và khỏi bị nạn dữ v.v…

TAM ĐỘC

 Trong Kinh Pháp Cú Đức Phật dạy rằng tam độc “tham, sân, si” là những nguyên nhân gây ra bất hạnh và phiền não, ưu tư cho con người. Tham, sân, si có thể được tìm thấy một cách dễ dàng nơi hành động, ngôn ngữ, và ý nghĩ của chính mình cũng như của kẻ khác. Kinh nghiệm cho ta biết bất cứ ở đâu hay lúc nào, nếu tham sân si có mặt và ngự trị thì cuộc sống riêng hay chung đều trở nên xấu xa đau khổ. Tham sân si là sản phẩm của con người và xã hội và chính chúng là nguyên nhân làm hư hại cuộc sống an lành của loài người giống như bông tre nở từ cây tre và là biểu tượng suy tàn của cây tre, nghĩa là khi tre trổ bông là lúc tre tàn lụi.

 Một số đại phú gia đã lớn tuổi rồi mới đi tu. Một bà vợ của một người trong nhóm đó nấu nướng rất khéo léo nên hằng ngày họ thường mang bình bát trở lại đây để khất thực. Bà thí chủ cúng dường thức ăn đồ uống rất ngon lành. Khi bà này chết họ thương nhớ, than khóc, kể lể. Đức Phật khuyên các thầy “Thực hành tâm không luyến ái vì khi nào còn rừng rậm tham, sân, si thời các thầy còn chịu đau khổ. Hãy đốn ngã rừng cây ấy các thầy mới được giải thoát”:

(Pháp Cú 283)
Đốn rừng nhưng chớ chặt cây,
Đốn rừng tham ái với đầy sân si
Chính do rừng dục vọng kia
Mà bao sợ hãi dễ bề sinh ra
Rừng to, rừng nhỏ quanh ta
Cả hai rừng đó mau mà đốn đi,
Các Tỳ Kheo hãy thoát ly
Thoát rừng dục vọng muôn bề tối tăm.

 Hãy đốn rừng, nhưng không chặt cây thật. Khi Đức Phật vừa nói “hãy đốn rừng”, có vài vị Tỳ kheo hiểu sai, theo nghĩa trắng. Đọc ngay được tư tưởng sai lầm ấy Đức Phật nhấn mạnh thêm, dạy rõ rằng rừng đây không phải là cây thật sự mà chỉ là đám rừng của những dục vọng như tham ái, sân hận và si mê. Do rừng dục vọng mà phát sinh sợ sệt. Hãy đốn ngã cả hai thứ rừng, rừng cây to và rừng cây nhỏ của dục vọng. Ở đây, cây to là những dục vọng lớn, có nhiều mặt năng lực và cây nhỏ là những dục vọng nhỏ, ít năng lực hơn. 

 Trong khi dạy cho con người biết “Tham, Sân, Si” là nguyên nhân của cuộc sống đau khổ, cần phải tiêu diệt, Đức Phật cũng nói cho chúng ta biết còn có ba pháp nữa là “Vô tham, Vô sân, Vô si” là những yếu tố tâm lý cần nên phát triển để xây dựng cuộc sống an lành. Muốn phát triển ba pháp thiện này chúng ta phải tu dưỡng theo chánh đạo gồm “Giới, Định và Tuệ”.

 Lời khuyên thời thật dễ dàng, nhưng loài người đâu có dễ dàng phục thiện. Vì con người, đã lâu đời lâu kiếp bị những phiền não căn bản nhiếp phục chi phối. Một lần nọ Đức Phật thuyết Pháp cho năm người nghe, chỉ có một người chăm chú nghe, còn những người kia thì lơ đễnh, không để ý đến lời khuyên dạy của Ngài. Một người ngủ gục, một người lấy ngón tay vẽ xuống đất, một người ngồi gần gốc cây lắc nhẹ cành lá, một người ngẩng nhìn trời xanh. Đức Phật giảng rằng sở dĩ như vậy là do những khuynh hướng, các thói quen của họ đã có từ nhiều kiếp trong quá khứ. Khi Đại đức A Nan bạch hỏi rõ lý do, Đức Phật giải thích thêm rằng đó là do bốn nguồn cội “tham, sân, si, và ái dục”:

 (Pháp Cú 251)
Lửa nào có thể sánh ngang
Lửa tham dục nọ dữ dằn vô biên,
Không còn cố chấp nào bền
Bằng tâm sân hận nổi lên cấp kỳ,
Lưới nào trói buộc dầm dề
So ra với lưới ngu si buộc ràng,
Sông nào chìm đắm cho bằng
Dòng sông ái dục cuốn phăng bao người. 

 Có hai vị Tỳ kheo. Một, thông suốt giáo pháp nhưng còn là phàm tăng, không thực hành những điều đã học. Vị kia, tuy không học nhiều nhưng thực hành trọn vẹn giáo pháp, từ bỏ tham, sân, si, nên đã đắc quả A La Hán, chứng ngộ Niết Bàn, thọ hưởng quả vị của đời sống thiêng liêng đạo hạnh. Một hôm vị phàm tăng muốn gây rối cho vị thánh tăng trước mặt Đức Phật nên đặt ra nhiều câu hỏi gút mắc. Biết rõ ý định thấp hèn ấy, Đức Phật nêu ra vài câu hỏi có liên quan đến sự chứng ngộ giáo pháp. Theo kinh nghiệm bản thân, vị A La Hán trả lời được tất cả nhưng vị phàm tăng thì không, vì không thành tựu được thánh đạo nào. Nhân dịp này, Đức Phật ca ngợi vị A La Hán đã thực hành giáo huấn của Ngài, mặc dầu không thông suốt giáo pháp bằng vị phàm tăng:

 (Pháp Cú 20)
Dù cho chỉ tụng ít kinh
Nhưng theo giáo pháp thực hành sớm khuya
Hết tham, hết cả sân, si
Lòng luôn tỉnh giác, tâm thì hiền lương
Trước sau giải thoát mọi đường
Tu hành lợi ích ngát hương muôn đời.

 Theo Phật Giáo, pháp học sẽ không bổ ích nếu không thật sự thực hành điều đã học. Như vậy, Phật Giáo không phải là một triết học suông mà là con đường giác ngộ duy nhất.

 Một thiếu phụ trẻ đẹp được người cha dẫn đến giới thiệu để làm vợ Đức Phật vì người cha trông thấy tướng mạo trang nghiêm của Ngài. Nhưng Đức Phật từ chối. Ngài cho biết trước đây khi Ngài sắp thành Đạo dưới cội bồ đề Ma Vương từng cho ba người con gái tuyệt đẹp cố gắng lấy nhan sắc đến nơi để quyến rũ Ngài, nhưng tất cả đều thất bại. Ba người con gái đó là các nàng Tham ái, Ác cảm và Dục vọng. Giờ đây không ai có thể dùng bất cứ hình thức nào để dụ dỗ Ngài sa đọa được. Vì Ngài đã tận diệt mọi dục vọng, không còn dấu vết gì của tham, sân, si nữa. Cuộc chiến thắng tinh thần của Ngài không thể bị lay chuyển:

(Pháp Cú 179)
Chẳng ai hơn nổi con người
Đã từng thắng phục được nơi dục tình
Người như vậy chính thân mình
Ở đời không sợ dục tình dõi theo
Mênh mông Phật giới cao siêu
Tham, sân, si dấu tích đều còn đâu
Các ngươi cám dỗ dễ nào.

(Pháp Cú 180)
Lưới mê được giải tỏa rồi
Dục tình kia khó tìm người dõi theo
Mênh mông Phật giới cao siêu
Tham, sân, si dấu tích đều còn đâu
Các ngươi cám dỗ dễ nào!

 Việc thực hiện con đường đi ra khỏi “tham, sân, si” luôn luôn được Đức Phật quan tâm và khuyến khích các đệ tử của Ngài hành trì để từ đó các pháp an lạc được tăng trưởng và các pháp khổ đau được diệt trừ. Nếu không khéo hành trì thì không những các khổ đau tăng trưởng mà các thiện pháp cũng bị tiêu trừ. Nếu ai ráng tu tập và trau dồi tâm trí để thoát khỏi vòng phiền não “tham, sân, si” tất nhiên người ấy sẽ được hoàn toàn giải thoát. (Thư viện Hoa Sen)

 

 

 

 

 

 

 

Tuần Thứ Sáu (42 ngày)

 

Đề tài được chọn để giảng trong tuần này là đề tài về Phiền

Não.Bài Pháp tham khảo:

 * Địa Ngục Của Mỗi Chúng Sanh

  *Tâm Bình

  *Buông Xả

Trong tuần này, người chủ lễ sẽ trình bày cho vong sự thù thắng của cõi Trời, những phước báu mà Thiên Chúng được hưởng ở cõi Trời.Muốn được sanh về cõi Trời, vong phải dốc lòng xả bỏ phiền não, phải giữ một trạng thái Bình để tuyệt đối không vấy vào sân hận.

 

Bài Pháp Tâm Bình:

Tâm bình đẳng tức là tâm chân thành.  Bình đẳng nghĩa là không có phân biệt, có phân biệt tức là không bình đẳng.  Có phân biệt tức là có cao thấp, thế thì đâu có bình đẳng.  Nhìn từ hình tướng bên ngoài thì Phật pháp nói có thập pháp giới: Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác, và lục đạo chúng sanh, chuyện này không bình đẳng.  Nhưng đức Phật dạy chúng ta ‘[Chúng] Sanh, Phật bình đẳng’, ý nghĩa này rất thâm sâu.  Từ trên Lý mà nói thì đương nhiên là bình đẳng, thập pháp giới đều từ tự tánh biến hiện ra, tánh tướng nhất như, tánh tướng không hai.  Từ trên Sự mà nói thì có bình đẳng hay không?  Trên Sự vẫn là bình đẳng.  Cái bình đẳng trên Sự chỉ có Phật, Bồ Tát nhìn thấy, phàm phu chúng ta không nhìn thấy.  Tại sao phàm phu không nhìn thấy?  Phàm phu chấp tướng, một khi chấp tướng thì bạn nhìn không thấy, phàm phu trên tướng phân biệt, hư vọng phân biệt!  Tại sao chư Phật, Bồ Tát nhìn thấy?  Vì chư Phật, Bồ Tát không chấp tướng.

Thí dụ người thế gian chúng ta quý trọng nhất là kim cương, hột xoàn, chỉ một viên nhỏ xíu đã rất đắt; thí dụ lấy một viên thủy tinh và một viên kim cương để chung một chỗ, có ai nhìn thấy hai viên này bình đẳng không?  Chỉ có đôi mắt của những đứa bé sơ sinh là bình đẳng.  Tại sao chúng nó bình đẳng?  Chúng nó không có tâm phân biệt, nó nhìn thấy hai viên đều giống nhau, đều đẹp hết!  Ðều là đồ chơi hết.  Tâm của người lớn thì có phân biệt: ‘Ôi chao đây là viên hột xoàn, kia là viên thủy tinh’.  Giá trị của nó sẽ không bình đẳng.  Từ đó có thể biết, không bình đẳng là do vọng tâm sanh ra.  Bạn quan sát kỹ càng những đứa trẻ sơ sinh, bạn cho chúng viên kẹo, chúng nó ăn liền.  Những ‘viên đại tiện’ của chúng nó, nó cũng ăn, mà còn ăn một cách ngon lành.  Tại sao chúng nó đều ăn hết vậy?  Chúng nó không có phân biệt.  [Thế mới biết] không có phân biệt, không có chấp trước là bình đẳng.

Trong nhà Phật, trong các hạnh Bồ Tát có một phương pháp gọi là Anh Nhi Hạnh (hạnh trẻ con [sơ sinh]), hạnh này dạy bạn học theo những đứa trẻ con!  Trẻ con không có phân biệt, không có chấp trước, ngây thơ hồn nhiên, bạn hãy quan sát từ những việc nhỏ nhặt này.  Chư Phật, Bồ Tát không có tâm phân biệt, tuy hiện tượng thập pháp giới có tồn tại nhưng đối với các ngài, thập pháp giới đều bình đẳng cả.  Ðây là như kinh Hoa Nghiêm nói: ‘trong sự sai biệt có bình đẳng quán, trong bình đẳng có sai biệt quán’;  sai biệt và bình đẳng là một, không phải là hai, đây là nhập vào pháp môn bất nhị (không hai).  Khi bạn có thể nhập vào pháp môn không hai thì bạn là Pháp Thân Ðại Sĩ, là Bồ Tát trong Nhất Chân pháp giới.  Tuy bạn hiểu được đạo lý này, nhưng bạn không vào cảnh giới này thì bạn vẫn là Bồ Tát trong thập pháp giới, bạn vẫn chưa vượt thoát khỏi thập pháp giới.  Nhập vào Nhất Chân pháp giới thì vượt khỏi thập pháp giới, công phu chân chánh là ở chỗ này, đây là công phu chân thật, tu hành chân thật! 

Khi quý bạn đọc kinh Hoa Nghiêm đến đoạn năm mươi ba tham vấn, bạn xem 53 vị thiện hữu này, từ hành tích của họ thì không nhìn ra, hình như không khác gì người trong thế gian, công phu [của họ hoàn] toàn dùng trong tâm, giống như trong kinh có nói: ‘Từ bên ngoài mà nhìn thì hình như không có gì, nhưng [họ] đều đang dụng công trong tâm!’  Trong tâm dụng công gì vậy?  Dụng công phu [tập luyện] thanh tịnh, công phu bình đẳng, đây mới gọi là thiệt tinh tấn!  Từ biểu hiện bên ngoài bạn nhìn không ra.  Người không có công phu thì đương nhiên nhìn không ra, nhưng người có công phu thì sẽ nhìn ra.  Người có công phu cao hơn họ nhìn thấy rất rõ ràng; người có công phu bằng họ cũng có thể thấy rõ ràng; những người không bằng họ thì nhìn không ra.  Trên tầng cao có thể nhìn thấy phía dưới, [ngược lại] phía dưới nhìn không thấy trên cao.

 

Phải biết tâm bình đẳng vô cùng quan trọng, nếu tâm bạn không thanh tịnh, bị ô nhiễm, thì nói một cách khác ba ác đạo nhất định bạn sẽ có phần; nếu tâm không bình đẳng thì rất khó thoát ly lục đạo luân hồi.  Trong đề kinh, tại sao đặt thanh tịnh ở hàng thứ nhất, bình đẳng thứ nhì, chánh giác thứ ba?  Vì ô nhiễm [không thanh tịnh] là nghiệp nhân của tam ác đạo, không bình đẳng là nghiệp nhân của tam thiện đạo; không bình đẳng vẫn có thể ở trong tam thiện đạo, nghiệp chướng của nó không nặng lắm.  Không giác thì sao?  Không thể ra khỏi thập pháp giới.  Cho nên chánh giác được đặt ở sau chót.  Chánh giác nói ở đây không phải chánh giác của A La Hán chứng đắc mà là Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác, là cảnh giới của Phật, trong kinh điển nói đến cảnh giới này rất nhiều, phải xem kỹ ý nghĩa của nó.

 

Bài Pháp: Địa ngục của mỗi chúng sinh

 

*Có rất nhiều người thắc mắc hỏi rằng: Địa ngục có thật hay không? Tại sao chư Phật và Bồ Tát TỪ BI mà lại có quá nhiều loại địa ngục để trừng phạt chúng sanh? Kính xin Sư Phụ từ bi giải thích cho con được rõ điều thắc mắc này.

Thế nào là địa ngục?

Địa ngục là nơi giam cầm một người đã làm chuyện quấy trá, và không phải thuần giam cầm để người đó sống trong nệm ấm chăn êm ở trong đó, mà có thể nói rằng, vừa bị giam cầm, vừa phải chịu những khổ sở nhọc nhằn, nếu không muốn nói là kèm theo với những hình phạt. Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát đã kể ra rất nhiều ... rất nhiều những loại địa ngục, và những địa ngục này nghe qua đều làm cho mọi người cảm thấy sợ hãi. Địa ngục đó được xây một cách kiên cố với mười tám tầng, có nghĩa là, người ta xây một cái nhà rất rất là lớn có 18 tầng,  thay vì có phòng ốc đẹp đẽ như một căn nhà để ở, thì nó lại là nơi giam cầm, đầy những hình phạt, đầy tiếng kêu đau thương, đầy những sự đau đớn, khốn khổ, ai nghe qua cũng đều hoảng sợ, giật mình.

Con có nghĩ rằng trên quả đất này, có một nơi nào rộng lớn, đủ để xây một cái địa ngục có 18 tầng, hoặc ở trên mặt đất, hoặc ở dưới mặt đất; với một số dân đông đảo gần cả chục tỉ người, có bao nhiêu tội phạm có thể chứa được trong địa ngục đó?

Con phải nghĩ rằng: địa ngục dù lớn bao nhiêu đi chăng nữa, giả sử lớn như một đại dương, cũng vẫn không đủ để chứa những tội nhân của gần 10 tỉ người trên quả địa cầu này.

Nói như vậy không có nghĩa rằng địa ngục không có, mà Thầy khẳng định rằng địa ngục có, có đầy đủ các loại địa ngục, y như ngài Địa Tạng đã kể ra, không thiếu bất kỳ một địa ngục nào hết. Con sẽ thắc mắc rằng: Thầy vừa mới nói không có, bây giờ thì lại có, như vậy có nghĩa là sao?

Nếu nói về sự xây cất kiên cố để cho mọi người có thể nhìn thấy, có thể sờ mó thì địa ngục đó hoàn toàn không có. Nhưng, có một thứ địa ngục, thật sự ra, nó kiên cố gấp vạn lần cái địa ngục được xây cất một cách hữu hình. Địa ngục đó không có người canh giữ, không có người phán xét, không có bất kỳ một ai cả, nhưng tội nhân hoàn toàn không trốn đi đâu được hết! Địa ngục đó được mang tên là "Địa Ngục Của Chính Mình," của chính mỗi cá nhân trong chúng sanh. Từ người cao sang, quyền quý, một vị vua, một người thống lĩnh hàng hàng lớp lớp binh tướng, dân chúng trong một quốc gia, một người có nhiều sức mạnh v.v... cho đến một kẻ cùng đinh, cho đến một người lê lết không ngồi dậy nổi, không đi đứng được, tất cả đều có cho riêng mình một địa ngục.

Địa ngục đó có thể hiện ra mà cũng có thể biến mất. Tại làm sao?

Thầy đã nói qua: mỗi chúng sanh đều có thể tạo cho mình một vòng nghiệp lực, và vòng nghiệp lực đó được tạo nên bởi Tâm – Ý – Tánh.

Nếu bây giờ tâm của một chúng sanh là một tâm hung dữ, lúc nào cũng nghĩ đến chuyện làm khổ đau kẻ khác, làm sao đem lại lợi ích cho mình mà bất chấp những thủ đoạn, bất chấp tất cả những gì có thể làm đau lòng người khác, nói tóm lại, là có đạp trên xác chết của kẻ khác để đi mà đem lại lợi lạc cho mình, thì người đó vẫn làm. Tất cả những người mang một cái tâm không bao giờ đem lại phúc lợi cho kẻ khác, đều được liệt vào: "Tâm Xấu Ác."

Từ tâm xấu ác sẽ dẫn đến những ý nghĩ không tốt đẹp, những ý nghĩ không lành, làm cách nào để hại kẻ khác, làm cách nào để có thể thu được nhiều lợi lạc, làm cách nào để chiếm đoạt những điều quý giá của kẻ khác.

Hỗ trợ cho những ý xấu xa, cho một cái tâm không lành là những tánh tình tham lam, độc ác, những tánh thích làm đau kẻ khác, những tánh bỏn xẻn, ghen ghét, ganh tỵ; nói tóm lại, tất cả những tánh nào gọi là xấu xa nhất sẽ hỗ trợ cho những ý tưởng không lành. Tất cả những thứ đó (thuộc Tâm - Ý - Tánh) sẽ họp chung lại và sẽ tạo vòng nghiệp lực và chính cái vòng nghiệp lực đó đóng hai vai trò.

Vai trò thứ nhất: chính người đó đã tạo nên vòng nghiệp lực với những kẻ khác, vòng nghiệp lực đó sẽ không bao giờ bị chặt đứt cho đến khi nào nó đụng phải vòng nghiệp lực của kẻ bị gây hấn, chừng đó nó mới bắt đầu phá tác. Nếu người đó vẫn chứng nào tật nấy, không một chút ăn năn hối lỗi, không sửa đổi thì vòng nghiệp lực đó sẽ vẫn còn chắc chắn cho đến khi nào mà người đó thật sự ăn năn, sám hối và trả hết tất cả những gì mà mình đã làm thiệt thòi cho kẻ khác. Chừng đó vòng nghiệp lực mới được cắt ngang!

Tuy nhiên, nên nhớ kỹ một điều: vòng nghiệp lực này chưa giải quyết xong thì vòng nghiệp lực khác lại tiến lên, chất chồng, chất chồng, cho nên việc cắt đứt vòng nghiệp lực là một việc không phải dễ.

Vai trò thứ hai của vòng nghiệp lực là: vòng nghiệp lực đó sẽ tụ họp tất cả những điều xấu xa của Tâm - Ý - Tánh, gom lại để trở thành ra một địa ngục và bao bọc người chủ của vòng nghiệp lực đó. Khi đó, cái nghiệp nào nổi bật nhất sẽ tạo nên tất cả những hình phạt quấn chung quanh chủ nhân của vòng nghiệp lực, và chủ nhân của vòng nghiệp lực đó sẽ phải đau đớn, sẽ phải  khổ sở vì tất cả những hình phạt được tạo nên bởi vòng nghiệp lực, cho đến khi nào mà chủ nhân của vòng nghiệp lực nhận chân ra được rằng mình đã sa lầy và đã làm quá nhiều chuyện quấy trá,  chừng đó nếu người đó thật tâm tu tập, biết ăn năn, sám hối, biết bố thí, biết đem hết tất cả những gì mà mình đã cướp đoạt của kẻ khác để trang trải, để trả trở lại thì lúc đó, địa ngục sẽ từ từ nới rộng ra cho đến khi nào chủ nhân của vòng nghiệp lực đó hoàn toàn làm tiêu được những lỗi lầm mà mình đã tạo nên cho kẻ khác, khi đó địa ngục mới chấm dứt. Tuy nhiên, địa ngục đó chấm dứt nhưng vòng nghiệp lực giữ vai trò đầu tiên chưa chấm dứt, vẫn còn đó vì vòng nghiệp lực đó chưa đối đầu với kẻ bị hãm hại phía bên kia.

 

*Con có điều thắc mắc là cái địa ngục của người đó hiện hữu khi họ còn sống, hay là chỉ hiện ra khi họ đã chết rồi hoặc là cho cả 2 trường hợp sống lẫn chết?

Nếu một kẻ làm quá nhiều chuyện quấy trá khi còn ở hiện kiếp, nhưng trong quá khứ, không có bất kỳ một phước đức nào gọi là phước dư để có thể chan hòa vào ở hiện kiếp, thì địa ngục đó tức khắc sẽ hiện lên trong hiện kiếp.

Nếu người đó có phước dư, tùy theo phước dư đó nhiều hay ít, nếu người đó đã hưởng hết phước này rồi mà vẫn còn sống thì địa ngục lúc đó sẽ hiện lên ngay trong hiện kiếp.

Nếu người đó vẫn còn hưởng được phước dư cho đến ngày nhắm mắt, thì địa ngục đó sẽ là cái bắt đầu cho cái kiếp tới của người đó khi người đó chào đời. Cho nên sẽ thấy rằng, tại sao có những người mới chào đời nhưng bị tật nguyền, câm điếc, mù lòa, đau khổ dồn dập...

Đó là vì Người đó sanh ra đời không mang theo một chút phước nào cả, mà lại mang theo một địa ngục to tướng, sanh ra với một cái địa ngục quấn chung quanh mình! Vì vậy tất cả những cái gì mà người đó nhận được ở kiếp tới đó, là kết quả của cái địa ngục mà mình đã tạo ra ở kiếp vừa qua.

Do đó, địa ngục không phải là một cái địa điểm, mà địa ngục được ví như là một ngôi nhà mà thần thức mang đi theo cho mỗi một kiếp của mình. Kiếp người có địa ngục của kiếp người, kiếp thú cũng vẫn có địa ngục của kiếp thú. Tùy theo họ thác sinh vào cảnh giới nào, họ sẽ mang theo cái địa ngục vào cảnh giới đó. Nếu họ đã mang cái địa ngục trên người, mà họ vẫn còn tiếp tục làm những chuyện sái quấy, thì địa ngục đó vẫn triền miên trên người của họ

*Giống như là con rùa mang theo cái căn nhà của mình vậy! Tùy theo họ trang trí căn nhà của mình như thế nào, họ sẽ ở trong căn nhà đó trong cái kiếp đó.

 

Đúng vậy! Cho nên nếu nói địa ngục là một công trình xây cất, có một địa điểm, việc đó không có!

*Trong Kinh có nói đến địa ngục đói khát, địa ngục lửa, địa ngục băng, v.v... tất cả những địa ngục đó đều hiện hữu ở trong cái kiếp mình đang sống, tùy theo cái nghiệp nào trội nhất.

Đúng vậy! Đúng vậy! Một kẻ hành hạ kẻ khác, không cho kẻ khác ăn và làm cho người ta chết vì đói, (nếu không phải vì nghiệp lực giữa hai bên), thì người đó sẽ mang trong người một địa ngục và người đó cũng sẽ bị chết đói ở trong địa ngục đó.

* Người đời luôn gọi tất cả những sự bệnh hoạn, đau khổ, không may của mình là "Bệnh Nghiệp." Nó liên quan đến cái địa ngục do chính mình tạo ra như thế nào?

Một người có thể bị bệnh triền miên từ lúc mới sanh ra đời cho tới ngày nhắm mắt, hay là bệnh ở trong khoảng một thời gian nào đó, cho tới ngày nhắm mắt, thì thử hỏi rằng: bản thân của người đó có được vui tươi không? Có được hạnh phúc không? Có được hưởng lạc hay không? Tóm lại là người đó đau đớn vì bệnh hoạn của mình, muốn ăn nhiều cũng không được, muốn chơi nhiều cũng không được, muốn di chuyển nhiều cũng không được, muốn suy tư nhiều cũng không được, muốn ngủ một giấc ngon cũng không được, tự bản thân của người đó sẽ cảm thấy như thế nào? Có phải cảm thấy rằng, trên nguyên tắc, là người đó bị "Bệnh Nghiệp." Với cặp mắt thường tình thì sẽ không thấy được người đó đang ở trong một địa ngục, nhưng nếu dùng đôi mắt của một người đã thấu suốt tất cả mọi việc (có huệ nhãn) thì sẽ thấy rõ rằng người đó đang ở trong một địa ngục, bị bao quanh bởi một địa ngục.

Địa ngục là một từ ngữ để diễn tả một sự giới hạn tất cả những quyền lợi, những gì tốt đẹp, cái gì làm cản trở sự tự do của một người.

* Vậy nếu bị bao quanh bởi nhiều loại phiền não, đó cũng là một địa ngục?

Đúng như vậy. Tất cả phiền não do đâu mà có? Phiền não là kết quả của tất cả những gì mà cá nhân đã gây tạo ra và kết quả đó quay trở ngược vào với chính cá nhân đó. Mang tiếng "Phiền Não," người ta nghĩ rằng nó là phiền não chứ thật ra, nó là kết quả của cái nhân mà người đó đã gieo.

Tại sao gọi là phiền não? Vì nó không làm vừa ý người đã gieo tạo cái Nhân, mà nhân này lại là nhân không lành, do đó cái quả nhận được sẽ đương nhiên là không tốt đẹp.

Do cái quả không tốt đẹp mà cá nhân này sanh ra phiền não.

Gọi nó là phiền não, nhưng thật sự ra nó không phải là phiền não, mà chỉ là kết quả của một cái nhân không lành.

Rồi thì phiền não càng chất chồng, chất chồng, càng lúc càng dầy thêm, tạo thành một màn dầy, nói nôm na là Màn Vô Minh. Tại sao lại gọi như thế? Là tại vì nó quá dầy và tối đen thăm thẳm, làm che mờ đi cái trí huệ của người đó khiến họ không còn nhận chân ra được điều phải trái, đúng sai của những sự việc mà đúng lý ra họ có thể nhận thức rất dễ dàng, nhưng nay vì màn vô minh quá dầy đặc, khiến cho trí huệ bị lu mờ đến không còn nhìn thấy gì được nữa.

Trước mắt họ như để một tấm vải đen, khiến cho không còn nhìn thấy bất kỳ một cái gì hết để mà có thể phán xét được điều đúng, điều sai, điều nên làm, điều không nên làm. Vì vậy tu tập là làm cho mỏng lần màn vô minh

 

* Như vậy cái âm phủ tối đen đó thật sự chính là ...

Cái tận cùng thâm sâu của vô minh đó!Khi một người đã bỏ báu thân rồi, trở thành một cái vong, mà cái vong đó lại mang theo cái địa ngục to tướng chung quanh mình thì thử hỏi cái vong đó có di chuyển đi đâu được không?

*  Mà cũng không tự tại chọn nơi mình muốn đi được.

Không đi đâu được, không chọn được hướng đi của mình, vong cứ lẩn quẩn, lẩn quẩn với cái địa ngục của mình. Khi đã trở thành một cái vong rồi thì địa ngục tức khắc hiện lên, và vong đó sẽ cảm thấy rằng mình đang ở trong cái địa ngục, rất rõ ràng. Vì vậy, nếu cái vong đó có một duyên may, hiểu rõ được những điều quấy trá mà mình đã làm và tỏ ra chân thành ăn năn sám hối, khi đó ngài Địa Tạng sẽ giúp cho cái vong giao cảm với những người nào mà cái vong biết được rằng có thể giúp đỡ được cho mình. Vong có được ba lần để có thể giao cảm với bất kỳ người nào mà vong đã đặt hy vọng vào sự giúp đỡ của họ. Nếu người trên dương thế giúp được cho cái vong hiểu thấu đáo những lỗi lầm của mình, vong biết ăn năn, sám hối một cách chân thành thì khi đó thần thức rung động lên, địa ngục tức khắc sẽ tan, và vong được siêu thoát! Siêu thoát có nghĩa là gì? Có nghĩa là được rời khỏi, không còn bị bao vây bởi cái địa ngục của mình nữa, cho nên Thầy mới nói rằng: cái địa ngục đó không có ai canh giữ cả nhưng không có bất kỳ một tội nhân nào có thể thoát được.

* Khi vong đã lìa khỏi cái địa ngục trội nhất mà họ đã bị vướng mắc để đi thác sanh đến một kiếp tới, vong đó vẫn tiếp tục mang theo những địa ngục nho nhỏ khác vào trong cái kiếp mới của họ hay không?

* Sau khi cái địa ngục trội nhất được phá bỏ rồi thì cái vong được siêu thoát, siêu thoát là một từ ngữ để chỉ rằng vong đã thoát khỏi địa ngục rồi và được ung dung để đi theo nghiệp lực của mình.

Trong tất cả những tội mà một cái vong đã tạo tác khi còn trên dương thế, tội nào được xem là nặng nề nhất, ghê gớm nhất, kinh khủng nhất, đem lại điều thiệt hại lớn lao nhất cho kẻ khác, tất cả sẽ tạo nên một địa ngục nổi bật nhất, với những hình phạt tương xứng. Cái vong lúc đó sẽ bị vây quanh bởi cái địa ngục này.

Nhờ sự chân thành sám hối, ăn năn, địa ngục tan biến, giúp cho vong siêu thoát, ung dung theo nghiệp lực của mình mà tìm đường thác sanh. Những địa ngục nho nhỏ khác, kết quả của những lần gieo nhân không lành, cũng sẽ được lôi cuốn theo với cái vong.

Nếu vong thác sanh vào một kiếp người nữa, thì sẽ mang những địa ngục nho nhỏ đó đi theo mình, lúc đó cái kết quả là, đứa bé được sanh ra sẽ èo uột, nhiều bệnh tật hoặc sinh ra trong một hoàn cảnh đói khát, trong một hoàn cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo, hoặc là bị tật nguyền, bị việc này việc kia xảy tới cho đứa nhỏ. Những đứa nhỏ sanh ra đời với nhiều bệnh tật, với nhiều tật nguyền, đó là kết quả của những địa ngục nho nhỏ mà nó mang theo. Đó là chưa kể những nghiệp lực khác. Khi đã trở thành ra một địa ngục rồi thì dù địa ngục lớn hay địa ngục nhỏ, những việc tác hại cũng đều nổi bật, và bên cạnh của địa ngục được tạo thành, đều luôn luôn có vòng nghiệp lực đi kèm. Cho nên đừng nói rằng tôi đã bị ở trong cái địa ngục này rồi thì tôi sẽ thoát khỏi vòng nghiệp lực. Không phải như thế! Địa ngục này là của chính mình, còn vòng nghiệp lực kia là một sự đối đãi với kẻ khác.

*  Có người từng thốt lên một câu rằng: tôi trước sau gì cũng bị đọa thôi, vậy tôi cứ tha hồ làm ác. Nói như thế tức là người đó coi như đã xây cho mình một cái địa ngục kiên cố để không bao giờ thoát ra khỏi được.

 

Đúng vậy! Đúng vậy! Có những người làm rất nhiều chuyện không tốt đẹp, nhưng ở một giai đoạn nào đó của cuộc đời, có thể là nhờ ở một thiện tri thức, hoặc là nhờ ở một hoàn cảnh đưa đẩy, mà người đó chợt hiểu ra rằng mình đã làm nhiều chuyện sái quấy, và người đó hồi đầu hướng thiện, thành tâm ăn năn, sám hối và dốc lòng tu tập, đem hết tâm sức mình để tu tập cho đến ngày nhắm mắt thì, khi thần thức thoát khỏi thân xác, đúng lý ra sẽ mang theo một địa ngục to lớn (kết quả của khoảng thời gian mình làm chuyện quấy trá rất nhiều), nhưng nhờ đã bỏ công sức tu tập, hết lòng sám hối ăn năn, địa ngục đó được thu nhỏ lại và trở thành một địa ngục nhỏ, không còn là một địa ngục lớn lao như trước nữa. Tuy nhiên, người đó vẫn phải mang địa ngục đó đi theo mình qua một kiếp tới, và nếu người đó được thác sanh trở lại làm người, thì cái địa ngục mà họ mang cũng sẽ theo họ bước vào cuộc đời, lúc đó sẽ có một sự cân phân để xem việc tạo tác và việc tu tập của họ trong kiếp vừa qua có tương xứng nhau hay không. Nếu tương xứng thì xem như địa ngục đó của họ sẽ biến mất.

Tất cả những tai ương, hiểm họa, bệnh tật hay sóng gió tạo ra do ở cái địa ngục mà họ mang theo khi đi vào cuộc đời, sẽ giảm lần sức công phá cho đến chấm dứt.Tuy nhiên, vòng nghiệp lực mà họ đã tạo ra trong khoảng thời gian làm rất nhiều chuyện quấy trá thì vẫn phải tiếp tục, không tiêu được.

* Phải làm cách nào để giộng tan địa ngục của mình? Làm sao để phá vòng nghiệp lực mà mình đã gây tạo nên?

Muốn giộng tan cái địa ngục của mình, chỉ có một con đường duy nhất mà thôi, là phải thành tâm, thành ý, chân thật tu tập!

Trong tiếng "Tu Tập", bao gồm luôn cả ăn năn, sám hối, bố thí và làm tất cả những gì lợi lạc cho chúng sanh. Khi một người đã dốc lòng tu tập một cách chân thành như vậy rồi thì tâm của họ, tư cách của họ cũng luôn ngời sáng. Con phải hiểu rằng: tu tập đúng nghĩa không thể nào nay tu mai bỏ được đâu, mà phải đem hết sức mình, không khác gì người leo núi, nửa chừng buông tay là rớt xuống, phải dốc hết tâm lực để tu tập, thì mới có thể phá tan địa ngục được.

Tuy nhiên, muốn cắt vòng nghiệp lực thì phải nhớ kỹ một điều: Tâm - Ý - Tánh đã tạo nên vòng tròn nghiệp lực, muốn phá vòng nghiệp lực cũng sẽ không ngoài Tánh - Ý - Tâm (đi trở ngược lại).

Sửa Tánh - Chỉnh Ý - Bình Tâm, sẽ giúp cho việc cắt vòng nghiệp lực được dễ dàng.

Nếu người đó còn đủ thời gian dài để tu tập cho đến khi nhắm mắt lìa đời, thì biết đâu rằng họ có thể xóa được vòng nghiệp lực của một hay hai hoặc ba nghiệp lực. Tuy nhiên, việc xóa vòng nghiệp lực lại đưa đến một vấn đề khác nữa. Nếu nghiệp lực được tạo ra với một kẻ còn hiện hữu cùng lúc, cùng thời thì việc đó rất dễ. Nhưng nếu người đó không còn hiện hữu nữa, thì cũng không xóa được vòng nghiệp lực đâu. Tuy nhiên sẽ làm cho giảm thiểu qua việc hồi hướng.

Cho nên phải tu tập rất là nhiều, và phải thành tâm hồi hướng cho tất cả những người mà mình đã đem lại sự đau khổ cho kẻ khác, vì tạo vòng nghiệp lực với kẻ khác là đem đau khổ tới cho kẻ khác!

* Do đó Chư Phật, chư Bồ Tát nói rằng: câu niệm Phật, câu trì Chú có thể làm tiêu đi cái địa ngục của mình là ở chỗ đó, là giúp cho mình đủ trí huệ để làm sáng cái âm phủ của mình.

Rất đúng! Câu thần Chú, lẫn câu niệm Phật đều cho chúng sanh một trí huệ vì tất cả đều phát sáng hào quang. Khi có trí huệ thì có thể phân định được đúng sai, phải quấy, nên hay không nên, và khi có trí huệ là sẽ đi lên chớ không đi xuống. Vì vậy, với trí huệ thì luôn luôn cân nhắc và luôn luôn hành sử tất cả mọi việc theo Tâm - Ý - Tánh: Giữ Tâm không vọng động, giữ Ý không điên đảo, giữ Tánh không khởi phát, tất cả mọi việc phiền muộn sẽ không hiện hữu. Phiền muộn không hiện hữu thì làm gì có xáo trộn, làm gì có xích mích, làm gì có gây hấn, làm gì có sân hận!

Cho nên, phải luôn luôn nhớ rằng: muốn được thăng hoa là phải giữ Tâm thanh tịnh, không vọng động, phải giữ Ý rất bình, không để cho ý xấu nổi lên. Những tánh xấu cần phải triệt tiêu chớ không đè nén xuống, vì đè nén xuống sẽ có lúc nó trồi lên, phải diệt nó hẳn hòi, và phải can đảm để diệt nó, để cho nó không còn hiện hữu nữa, như vậy nghiệp chướng sẽ không bao giờ có cơ hội hình thành.

Nghiệp chướng đã không hình thành thì làm sao phiền não hiện hữu được và địa ngục sẽ không bao giờ có cơ hội để tạo nên.(Lạc Pháp.com)

 

Giảng Cho Vong Linh Về Cảnh Giới Trời và Cảnh Giới Phật

 

Sau đây là hai cảnh giới: Trời và Cực Lạc. Người chủ lễ có thể đọc lên cho vong nghe. Nếu có thể thì giải thích sự thù thắng (sự vượt bực, sự khác thường) của từng cảnh giới, vong thấu hiểu và tự mình lựa chọn.

 

Cảnh Giới Trời

 

Ánh sáng nơi cõi Trời Dục Giới luôn luôn rực rỡ, gió mát quanh năm suốt tháng, không bao giờ thấy nắng nóng, nực nội, cũng không bao giờ thấy mưa rơi, tuyết giá. Một khung cảnh làm cho Thiên Chúng luôn luôn cảm thấy phơi phới trong lòng, lúc nào cũng thấy phấn khởi, lúc nào cũng thấy vui tươi, không chút phiền não, không chút lo âu, không chút buồn rầu. Tóm lại chữ Buồn, chữ Lo không bao giờ hiện hữu ở tại Cõi Trời cả. Mỗi Thiên Chúng đều có thần   thông,  nghĩ  đến  cái  gì  thì  cái  đó  sẽ  hiện  ra.  Một  Thiên Chúng Nữ sửa soạn để đi chơi, nghĩ đến một chiếc áo thật đẹp theo ý muốn của mình, tức thì cái áo hiện ra. Một Thiên Chúng Nam nghĩ đến việc: tôi muốn được cỡi ngựa để rong chơi với bạn bè, tức khắc một đàn ngựa con nào cũng đẹp, con nào cũng oai vệ, hiện ra theo ý muốn của người đó.Hoặc giả, chiều hôm nay tôi muốn mời vài người bạn tới để dùng tiệc; tôi muốn những thức ăn như thế này, thế này; tôi muốn nơi tôi ở được trang hoàng như vầy, như vầy. Tất cả mọi thứ tôi đã vẽ sẵn ra trong đầu, tức khắc tôi sẽ đạt được hết theo ý muốn của tôi. Tôi muốn vui chơi, đàn ca, xướng hát, tôi muốn xem kịch, tôi muốn làm bất kỳcái gì mà tôi thích, nhất nhất không sót một cái gì hết, tất cả đều hiện ra theo ý muốn.Trên Cõi Trời có rất nhiều chùa, tất cả đều rất uy nghi, tráng lệ; chỉ cần tôi tỏ ý muốn tu tập, tức khắc các vị Bồ Tát sẽ chỉ dẫn cho tôi một cách rất rõ ràng việc tu tập. Nếu tôi muốn phát tâm tu tập, đó là một điều rất tốt, không gặp sự khó khăn gì hết. Từ việc tôi phát tâm tu tập, cho đến việc tôi bước sang cảnh giới Cực Lạc, đều rất là dễ dàng. Chúng sanh khi được thác sanh về Cõi Trời, có nghĩa là, chỉ ở Cõi Trời Dục Giới mà thôi. Muốn được lên tầng Trời cao hơn, phải tu tập thêm. Đã mang tên là Cõi Trời Dục Giới, tất cả những gì gọi là hưởng Lạc, đều không thiếu sót một điều gì cả. Vì vậy, khi chúng sanh được về Cõi Trời Dục Giới, rồi đắm chìm vào trong Dục Lạc, cho nên khó lòng mà lo tu tập lắm. Ngày tháng qua nhanh, đến khi dòm lại thì hình tướng đã suy hao, không còn những tướng tốt nữa. Vì vậy, được sanh về Cõi Trời, nhưng nếu phát tâm tu tập, thì có thể kéo dài thời gian ở tại Cõi Trời, và cũng có cơ hội tốt, nếu muốn, để được sanh về Cực Lạc.Còn nếu chỉ thuần hưởng Dục Lạc không, thì sẽ có một  thời hạn nhất định. Khi phước Trời đã mãn, nếu không tu tập, vong bị trả trở về cõi Ta Bà và sẽ theo nghiệp kế tiếp của mình mà đi; như vậy vong sẽ trở lại với điểm bắt đầu là TRẢ NGHIỆP và tiếp tục TẠO NGHIỆP cho đến ngày nhắm mắt lìa đời, nói tóm lại là trôi lăn trong vòng Sanh Tử Luân Hồi.Một người được thác sanh về Cõi Trời, nhưng nếu họ không chú tâm đến việc hưởng lạc thú của Cõi Trời, mà vẫn tiếp tục tu tập, hoặc phát nguyện tu tập, thọ mạng của Thiên Chúng này sẽ được kéo dài hơn mức quy định.Người được thác sanh về cõi Trời vẫn chưa thoát ly vòng sanh tử luân hồi,qua khỏi phần thọ mạng ở cõi Trời, sẽ phải trở lại kiếp Người để hành xử nghiệp kế tiếp của mình.Chủ lễ nên khuyên vong linh, cố gắng tu tập, niệm Phật thật là nhiều, để có thể đến cõi Phật, thoát ly vòng sanh tử luân hồi; nếu chỉ ở cõi Trời lo hưởng phước, hưởng cái thù thắng vi diệu đó, thì khi hết phước, trở xuống cõi trần, lúc đó thiên tai biến động lại chín muồi, thần thức còn khổ nữa. Do đó thần thức phải cố gắng tu tập để thoát ly sanh tử.

 

 Tuần Thứ Bảy Chung Thất (49 ngày)

 

         Đây là tuần lễ cuối cùng của 49 ngày siêu độ. Tuần lễ này vô cùng quan trọng đối với vong, mà cũng là đối với người chủ lễ, vì nó sẽ chứng tỏ được sự thành công của người chủ lễ trong việc siêu độ cho một vong linh, nhất là việc hoán chuyển, từ cảnh giới thấp lên đến cảnh giới cao hơn. Trong tuần lễ này, người chủ lễ xoay quanh đề tài về: sự tha thứ, phước huệ, hồi hướng về cảnh giới Cực Lạc.Bài Pháp tham khảo:

  *Minh Tâm Kiến Tánh

  *Đới Nghiệp Vãng Sanh

  *Mục Đích Của Việc Tu Tập

Người chủ lễ trình bày cho vong cảnh giới Cực Lạc, sự an nhiên tự tại, và điều vô cùng quan trọng và đáng nói là, một khi vong đã trở thành Thánh Chúng rồi, vong sẽ thoát được vòng Sanh Tử Luân Hồi, không còn nghiệp chướng trùng trùng quấn chặt quanh mình nữa. Với tư cách là một Thánh Chúng, vong sẽ trở lại cõi Ta Bà để cứu độ chúng sanh, trong đó gồm luôn cả chính thân nhân ruột thịt của mình.Cực Lạc là nơi vong an trụ đời đời, vô thời hạn. Cõi  Trời  là  nơi  vong  được  hưởng  Phước,  hưởng  những niềm vui bất tận, có thể nói, muốn gì được nấy!Tuy  nhiên  Phước  báu  này  cũng  không  được  gọi  là  vĩnh viễn,  vẫn  có  thời  hạn,  dài  hay  ngắn,  còn  tùy  theo  công năng tu tập hành Thập Thiện của mỗi chúng sanh, khi còn tại thế.Người chủ lễ hướng dẫn cho vong niệm Phật thật nhiều … nhiều hơn các ngày trong các tuần trước, giúp cho vong phát nguyện tu tập, trau giồi Tâm - Ý -Tánh và sám hối thật nhiều.

Trong suốt 7 ngày của tuần lễ thứ 7 này, người chủ lễ giúp cho vong tu tập rất nhiều và giờ giảng Pháp cũng nhiều hơn, cốt sao để giúp cho Trí Huệ của vong được sáng lên.Tuy nhiên, việc lựa chọn giữa hai cảnh giới Trời và Phật là do vong quyết định thì mới được.

Người chủ lễ chỉ có bổn phận trình bày hai cảnh giới Trời và Cực Lạc, không thể dự phần vào việc quyết định giùm cho vong được.

 

Cảnh Giới Cực Lạc

 

Cảnh giới Cực Lạc đã được diễn tả rất rõ ràng trong Kinh A Di Đà sau đây: “Xá Lợi Phất! Vì sao cõi đó tên là Cực Lạc? Vì cõi đó chúng sinh chẳng có các sự khổ, chỉ hưởng thụ các sự vui, nên gọi là Cực Lạc.Lại nữa Xá Lợi Phất! Cõi nước Cực Lạc có bảy tầng lan can, bảy tầng mành lưới, bảy tầng hàng cây, đều do bốn thứ báu bao bọc chung quanh, cho nên cõi đó gọi là Cực Lạc.Lại nữa Xá Lợi Phất! Cõi nước Cực Lạc có ao làm bằng bảy báu, nước có tám thứ công đức, đầy dẫy trong đó, đáy ao dùng cát vàng trải làm đất, bốn bên thềm đường, dùng vàng bạc, lưu ly, pha lê hợp làm thành, phía trên có lầu các, cũng dùng vàng bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, châu đỏ, mã não nghiêm sức. Hoa sen trong ao, lớn như bánh xe, hoa màu xanh thì ánh sáng xanh, màu vàng thì ánh sáng vàng, màu đỏ thì ánh sáng đỏ, màu trắng thì ánh sáng trắng, tốt đẹp thơm tho trong sạch. Xá Lợi Phất! Cõi nước Cực Lạc thành tựu công đức trang nghiêm như thế.Lại nữa Xá Lợi Phất! Cõi Phật đó thường trổi nhạc

trời, đất bằng vàng ròng, ngày đêm sáu thời, mưa xuống  hoa  trời  Mạn  Ðà  La.  Chúng  sinh  cõi  đó, thường vào buổi sáng sớm, đều lấy túi y đựng đầy hoa đẹp, đem đi cúng dường vạn ức Ðức Phật trong mười phương, khi đến bữa ăn bèn trở về nước của mình, ăn cơm xong đi kinh hành. Xá Lợi Phất! Cõi nước Cực Lạc thành tựu công đức trang nghiêm như thế. Lại nữa Xá Lợi Phất! Cõi đó thường có đủ thứ chim lạ đẹp đủ màu như: Chim hạt trắng, khổng tước, anh vũ, xá lợi, ca lăng tần già, cộng mệnh. Các thứ chim đó, ngày đêm sáu thời, vang ra tiếng hoà nhã. Tiếng đó  diễn  nói  Pháp:  năm  căn,  năm  lực,  bảy  bồ  đề phần, tám thánh đạo, các Pháp như vậy thảy, chúng sinh trong cõi đó, nghe tiếng đó rồi, đều niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. »

Chúng sanh được vãng sanh về cõi Cực Lạc sẽ đời đời an trụ nơi cõi ấy, thoát được vòngsanh tử luân hồi, không còn bị nghiệp lực triền miên trói buộc.

 

Ngày Thứ 49

 

Vào ngày thứ 49 tính từ ngày lâm chung (tức là ngày thứ 7 của tuần thứ 7), vẫn theo nghi thức bình thường; sau khi cho vong sám hối là đến phần trì Chú, niệm Phật (nên nhờ thêm một vài người trong gia đình hoặc bạn bè, quen biết phụ việc niệm Phật cùng với vong).Trong lúc đó, người chủ lễ khấn Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát để giúp tiễn vong đi, trong lời niệm Phật vang rền của các thân nhân.Khi khấn xong, người chủ lễ thành tâm niệm danh hiệu của Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát trong khoảng thời gian từ 15-20 phút, trong lúc đó thì Ngài cùng với quyến thuộc lo việc tiếp dẫn cho vong linh. Sau thời gian trì niệm danh hiệu của Ngài, người chủ lễ tụng phần hồi hướng và Tự Tam Quy rồi kết thúc việc siêu độ cho vong!

          +Nếu vong đủ duyên để về cõi Phật, Thánh Chúng sẽ đến rước.

        +Nếu vong được sanh về cõi Trời, Tứ Thiên Vương sẽ đến rước.

        +Nếu vong trở lại cõi Người, Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát sẽ đưa đi.

Người chủ lễ cũng phải khấn hai Vị Hộ Pháp và tỏ lời cảm ơn hai Vị đã bảo vệ cho vong trong suốt thời gian 49 ngày. Hôm nay việc siêu độ cho vong đã hoàn mãn, xin cung tiễn hai Vị Hộ Pháp.

 

GHI NHỚ:

Trong suốt 49 ngày, sau mỗi khóa lễ siêu độ, chủ lễ khấn hai Vị Hộ Pháp để giúp vong hồi vị, đồng thời vị chủ lễ cũng chấp 2 tay nói lớn:

Khóa lễ siêu độ cho vong linh tên ________ đã hoàn tất,

xin thỉnh vong linh hồi vị.

Vừa  nói  vừa  đưa  2  tay  chấp  lại,  chỉ  thẳng  vào  hình  của

vong linh, hơi nhích 2 bàn tay lên.

 

 

TỊNH TÂM TRƯỚC KHOÁ LỄ

Chủ lễ ngồi yên lặng, tịnh tâm trong 5 phút để cho thân tâm được

lắng đọng trước khi vào khoá lễ siêu độ cho hương linh.

 

CHƠN NGÔN TỊNH PHÁP GIỚI

 

(Trì Thần Chú này để cho thân tâm cảnh vật đều thanh tịnh.

Chủ lễ có thể tuỳý chọn trì theo tiếng Phạn hoặc tiếng Việt.)

 

Tiếng Việt: ÁN LAM SOÁ HA. (7 lần)

Tiếng Phạn: OṂ RAM SVĀHĀ. (7 lần)

 

CHƠN NGÔN PHÁT HÀO QUANG

 

(Trì Thần Chú này để giúp cho Chủ Lễ có hào quang và oai lực khi

cúng cho hương linh. Ngồi xuống, hai tay bắt ấn, trì từ chữ rõ ràng,

chậm rãi, quán hào quang rực sáng bao phủ chung quanh người.)

 

CA SHA THA PHA (15 phút)

 

Bắt đầu: tay bắt Ấn Kiết Tường  Kế tiếp: xếp 3 ngón xuống trở       thành Ấn Kiết Tường Kim Cang

 

 

NGHI THỨC SIÊU ĐỘ: CHO HƯƠNG LINH

(Chư Phật tử nghiêm tịnh thân tâm, quỳ,

chắp tay cung kính. Chủ lễ nguyện hương.)

0 0 0

NGUYỆN HƯƠNG

Nguyện đem lòng thành kính,

Gởi theo đám mây hương,

Phưởng phất khắp mười phương,

Cúng dường ngôi TamBảo,

Thề trọn đời giữ đạo,

Theo tự tánh làm lành,

Cùng pháp giới chúng sanh,

Cầu Phật từ gia hộ,

Tâm Bồ đề kiên cố,

Xa bể khổ nguồn mê,

Chóng quay về bờ Giác. (1 lạy) 0

 

KỲ NGUYỆN

(Riêng người Chủ Lễ khấn:)

Hôm nay là ngày ________, tháng ________, năm ________.

Đệ tử chúng đẳng nhất tâm thành kính, dâng hương  đăng,  hiến  cúng  Thập  Phương  Chư Phật, Chư Đại Bồ Tát, Chư Hiền Thánh Tăng,

U  Minh  Giáo  Chủ  Đại  Nguyện  Địa  Tạng Vương Bồ Tát, thọ trì Sám Hối, xưng dương Phật hiệu, chuyên vì cầu siêu, truy tiến quá cố  hương  linh  tánh  danh:  ________,  Pháp danh ________, sanh ngày ________, tháng ________,  năm  ____,  mất  ngày  ________, tháng  ________,  năm  ____,  hưởng  thọ ________ tuổi. o

 

(Ðứng dậy cắm hương lên lư xong rồi chắp tay đứng thẳng và tất cả đồng tụng phần kế tiếp.)

TÁN THÁN PHẬT

 

Ðấng Pháp Vương vô thượng,

Ba cõi chẳng ai bằng,

Thầy dạy khắp trời người,

Cha lành chung bốn loại,

Quy y tròn một niệm,

Dứt sạch nghiệp ba kỳ,

Xưng dương cùng tán thán,

Ức kiếp không cùng tận. (xá) o

 

QUÁN TƯỞNG

 

Phật chúng sanh tánh thường rỗng lặng.

Ðạo cảm thông không thể nghĩ bàn.

Lưới đế châu ví đạo tràng,

Mười phương Phật Bảo hào quang sáng ngời.

Trước bảo tọa thân con ảnh hiện.

Cúi đầu xin thệ nguyện quy y. (xá) o

 

ÐẢNH LỄ TAM BẢO

CHÍ TÂM ĐẢNH LỄ :

Nam mô tận hư không, biến pháp giới, quá, hiện,  vị  lai  Thập  phương  chư  Phật,  Tôn Pháp,  Hiền  Thánh  Tăng,  thường  trú  Tam Bảo.  (1 lạy) o

 

CHÍ TÂM ĐẢNH LỄ :

Nam mô Ta Bà Giáo chủ, Ðiều Ngự Bổn SưThích  Ca  Mâu  Ni  Phật,  Ðương  lai  Hạ  sanhDi  Lặc  Tôn  Phật,  Ðại  Trí  Văn  Thù  Sư  Lợi

Bồ Tát, Ðại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, Hộ PhápChư Tôn Bồ Tát, Linh Sơn Hội thượng PhậtBồ Tát. (1 lạy) o

 

CHÍ TÂM ĐẢNH LỄ:

 

Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, Đại Từ, Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Ðà Phật, Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Ðại Thế Chí Bồ Tát, Đại Nguyện Ðịa Tạng Vương Bồ Tát, Thanh Tịnh Ðại Hải Chúng Bồ Tát. (1 lạy) o

TÁN LƯ HƯƠNG

Lư hương vừa bén chiên đàn,Khói thơm nghi ngút muôn ngàn cõi xa.

Lòng con kính ngưỡng thiết tha,Ngưỡng  mong  chư  Phật  thương  mà  chứngminh.Nam mô Hương Vân Cái Bồ Tát Ma Ha Tát.

(3 lần) o

 

CHÚ ÐẠI BI

 

Nam mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát.(3 lần) o

Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi TâmĐà Ra Ni. 0

 

Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị da bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da. Án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị da, bà lô kiết đế, thất Phật ra lăng đà bà.Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà

tát đa, na ma bà tát đa, na ma bà dà, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án, a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát

bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô, kiết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra. Mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm phật ra xá lợi, phạt xa phạt xâm, phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì địa rị sắc ni na, ba dạ ma na, ta bà ha. Tất đà dạ, ta bà ha. Ma ha tất đà dạ, ta bà ha. Tất đà du nghệ,

thất bàn ra dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì, ta bà ha. Ma ra na ra, ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da, ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ, ta bà ha.

Giả kiết ra a tất đà dạ, ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ, ta bà ha. Ma bà rị thắng yết ra dạ, ta bà ha. o

Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam mô a rị da, bà lô yết đế, thước bàng ra dạ, ta bà ha. Án, tất điện đô, mạn đa ra, bạt đà dạ ta bà ha.

(3 lần) 0

 

TRIỆU THỈNH HƯƠNG LINH

(Riêng người Chủ Lễ đọc)

 

Duy nguyện U Minh Giáo Chủ Đại Nguyện Địa  Tạng  Vương  Bồ  Tát,  xin  phóng  hào quang tiếp triệu quá cố hương linh tánh danh:

________,  Pháp  danh  ________,  tử  ngày ________, tháng ________, năm ________, hưởng thọ ____ tuổi, lai đáo Pháp đàn, tiệm hình Pháp vị, thọ tài hưởng thực, thính Pháp, văn Kinh, siêu sinh Tịnh Độ. o

 

Nam mô Siêu Lạc Độ Bồ Tát Ma Ha Tát. (1 lạy) o

 

 QUY Y CHO HƯƠNG LINH

 

Hương linh ____ nhất tâm quy y Phật. o

Hương linh ____ nhất tâm quy y Pháp. o

Hương linh ____ nhất tâm quy y Tăng. o

 

Quy y Phật, đức trí vẹn toàn.

Quy y Pháp, xa lìa tham ái.

Quy y Tăng, tự tâm thanh tịnh. o

Hương linh ________ quy y Phật, bất đọa Địa ngục.Hương linh ________ quy y Pháp, bất đọa Ngạ quỷ.Hương linh ________ quy y Tăng, bất đọa Súc sanh.o

Hương linh quy y Phật rồi.  o

Hương linh quy y Pháp rồi. o

Hương linh quy y Tăng rồi. o

 

SÁM HỐI

 

Hương linh _____ vốn tạo bao ác nghiệp, Đều do vô thỉ tham, sân, si.

Từ thân, miệng, ý phát sinh ra,Tất cả hôm nay nguyền sám hối. o

Nam mô Cầu Sám Hối Bồ Tát, tác đại chứng minh. (3 lần) o

Hương linh ____, xin đem tất cả tâm thành đối trước chư Phật và Bồ Tát, dập đầu sám hối, ăn năn tất cả những nghiệp chướng mà hương

linh  ____  đã  vô  tình  hay  cố  ý  gây  tạo  nên.Vì hương linh có Tâm xấu ác nên đã toan tính hại Người.Vì hương linh có Ý không lành nên luôn mang đến cho Người nhiều đau khổ.Vì hương linh mang nhiều Tánh xấu nên đã gây niềm Sân Hận cho Người.

Ngày nay nhờ Phật, hương linh ____ đã thấu rõ  những  Nghiệp  tội  mà  hương  linh  đã  gây nên từ vô thỉ kiếp cho đến kiếp vừa qua.Cúi lạy Mười Phương Chư Phật, Chư Đại Bồ Tát, chứng minh cho lòng chí thành sám hối của  hương  linh  ____  và  giúp  cho  tất  cả  tội chướng của hương linh ____ đều được tiêu trừ.

 

Nam mô A Di Đà Phật tác đại chứng minh.(1 lạy) o

 

KHAI KINH KỆ

 

Phật pháp rộng sâu rất nhiệm mầu,

Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu,

Con nay nghe thấy chuyên trì tụng,

Nguyện tỏ Như Lai nghĩa nhiệm mầu. o

 

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (3 lần) o

 

PHẬT THUYẾT KINH

THẬP NHỊ PHẬT DANH SO SÁNH

CÔNG ĐỨC TRỪ CHƯỚNG DIỆT TỘI

 

Tôi nghe như vầy:

 

Một thuở nọ, Đức Phật cùng với 1250 vị đại TỳKheo ở trên núi Linh Thứu gần đại thành Vương Xá. Ngoài ra còn có 12000 vị Bồ Tát Ma Ha Tát, với Vô Năng Thắng Bồ Tát làm thượng thủ.Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo Di Lặc Bồ Tát rằng:“Này  Di-Lặc!  Từ  đây  về  hướng  đông,  vượt qua mười bất khả thuyết chư Phật sát độ ức trăm ngàn vi trần số cõi Phật, có một thế giới tên là Giải Thoát Chủ. Trong cõi nước ấy có

Đức Phật hiệu là: Hư Không Công Đức, Thanh Tịnh Vi Trần, Đẳng  Mục  Đoan  Chánh,  Công  Đức  Tướng, Quang Minh Hoa, Hồng Liên, Lưu Ly Quang, Bảo  Thể  Hương,  Tối  Thượng  Hương,  Cúng Dường  Ngật,  Chủng  Chủng  Trang  Nghiêm Đảnh  Kế,  Vô  Lượng  Vô  Biên  Nhật  Nguyệt Quang  Minh,  Nguyện  Lực  Trang  Nghiêm, Biến  Hóa  Trang  Nghiêm,  Pháp  Giới  Xuất Sanh, Vô Chướng Ngại Vương Như Lai, Ứng

Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác; với tùy tâm sở dục, Ngài hiện đang hành Đạo tiêu diêu và thuyết Pháp ở nơi đó. (1 lạy) o

 

Nếu thiện nam tử thiện nữ nhân nào phạm bốn trọng tội, thì do bởi trọng tội của người ấy, giả sử đất ở Diêm Phù biến làm vi trần và mỗi vi trần làm thành một kiếp; dẫu người ấy có nhiều kiếp tội như thế, nhưng khi xưng danh hiệu của Đức Phật này một lần và lễ bái một lần, thì tội tất đều diệt trừ. Huống nữa là có ai ngày đêm thọ trì đọc tụng và nhớ niệm

chẳng  quên;  công  đức  của  người  đó  chẳng thể nghĩ bàn. Ở trong thế giới kia có một vị Bồ Tát, tên là Nan Thất Vô Chướng Ngại Vương. Ngài đã được Như Lai thọ ký sẽ thành Phật, hiệu là: Hào Tướng Nhật Nguyệt Quang Minh Diễm, Bảo Liên Hoa, Cố Như Kim Cang Thân, Biến Nhất Thiết Xứ, Vô Chướng Ngại Nhãn, Viên Mãn Thập Phương, Phóng Quang Phổ Chiếu Nhất Thiết Phật Sát, Tướng Vương Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện  Thệ  Thế  Gian  Giải,  Vô  Thượng  Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn. (1 lạy) o

 

Ở phương đông của thế giới kia lại có một Đức Phật, hiệu là: Nhất Thiết Trang Nghiêm Vô Cấu Quang Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng  Chánh  Giác.  Hãy  nên  tu  tâm,  xưng danh hiệu của Đức Phật ấy và cung kính tôn trọng. (1 lạy) o

 

Ở phương nam có một Đức Phật, hiệu là: Biện Tài Anh Lạc Tư Niệm Như Lai, Ứng Cúng, Chánh  Đẳng  Chánh  Giác.  Hãy  nên  tu  tâm, xưng danh hiệu của Đức Phật ấy và cung kính tôn trọng. (1 lạy) o

 

Ở phương tây có một Đức Phật, hiệu là: Vô Cấu Nguyệt Tràng Tướng Vương Danh Xưng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác. Hãy nên tu tâm, xưng danh hiệu của Đức Phật ấy và cung kính tôn trọng. (1 lạy) o

 

Ở phương bắc có một Đức Phật, hiệu là: Hoa Trang Nghiêm Tác Quang Minh Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác. Hãy nên tu

tâm, xưng danh hiệu của Đức Phật ấy và cung kính tôn trọng. (1 lạy) o

 

Ở hướng đông nam có một Đức Phật, hiệu là: Tác Đăng Minh Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng  Chánh  Giác.  Hãy  nên  tu  tâm,  xưng

danh hiệu của Đức Phật ấy và cung kính tôn trọng. (1 lạy) o

 

Ở hướng tây nam có một Đức Phật, hiệu là: Bảo Thượng Tướng Danh Xưng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác. Hãy nên tu

tâm, xưng danh hiệu của Đức Phật ấy và cung kính tôn trọng. (1 lạy) o

 

Ở hướng tây bắc có một Đức Phật, hiệu là: Vô Úy Quán Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác. Hãy nên tu tâm, xưng danh hiệu

của Đức Phật ấy và cung kính tôn trọng. (1 lạy) o

 

Ở  hướng  đông  bắc  có  một  Đức  Phật,  hiệu là:  Vô  Úy  Vô  Khiếp  Mao  Khổng  Bất  Thụ Danh Xưng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác. Hãy nên tu tâm, xưng danh hiệu của Đức Phật ấy và cung kính tôn trọng. (1 lạy) o

 

Ở  phương  dưới  có  một  Đức  Phật,  hiệu  là: Sư Tử Phấn Tấn Căn Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác. Hãy nên tu tâm,

xưng  danh  hiệu  của  Đức  Phật  ấy  và  cung kính tôn trọng. (1 lạy) o Ở phương trên có một Đức Phật, hiệu là: Kim Quang  Uy  Vương  Tương  Tự  Như  Lai,  Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác. Hãy nên tu tâm, xưng danh hiệu của Đức Phật ấy và cung kính tôn trọng.” (1 lạy) o

 

Lúc bấy giờ Đức Phật bảo ngài Di Lặc Bồ Tát:“Nếu có chánh tín thiện nam tử, hay chánh tín thiện nữ nhân nào, chí tâm xưng danh hiệu của mười hai Đức Phật này, thì suốt mười ngày hãy nên sám hối tất cả nghiệp tội. Hết thảy chúng sanh có bao nhiêu công đức hãy đều

nên tùy hỷ. Hãy khuyến thỉnh tất cả chư Phật trụ lâu ở thế gian. Hãy đem các thiện căn của mình hồi hướng đến khắp chúng sanh trong

Pháp Giới.

 

Ngay lúc đó, tất cả nghiệp tội của họ sẽ liền được  diệt  trừ,  tất  cả  nghiệp  chướng  được thanh tịnh, liền được thành tựu đầy đủ trang

nghiêm  tất  cả  Phật  độ  và  thành  tựu  cụ  túc vô úy. Họ lại được đầy đủ thân tướng trang nghiêm, đầy đủ chư Bồ Tát làm quyến thuộc vây quanh, được đầy đủ vô lượng đà la ni, đầy đủ vô lượng tam muội, và đầy đủ Phật độ trang nghiêm như ý. Họ cũng được đầy đủ vô lượng Thiện Tri Thức, mau được thành tựu những việc như đã nói ở trên và bất tăng

bất giảm.

 

Ở  trong  chốn  phiền  não,  họ  tu  hành  Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác và có tướng mạo đoan chánh. Quả báo đáng mừng thay!

Họ cũng được tài bảo dồi dào, luôn sanh vào dòng dõi tôn quý, thân tướng cụ túc, và cũng được quyến thuộc hiền hòa vây quanh.” o

Lúc bấy giờ Thế Tôn muốn trùng tuyên nghĩa lý trên nên nói kệ rằng:

 

“Nếu có thiện nam tử

Hay thiện nữ nhân nào

Thọ trì Phật danh này

Trong đời đời kiếp kiếp

Được người khác kính mến

Quang minh uy lực lớn

Tôn quý trong hàng người

Về sau sẽ thành Phật.” o

 

KỆ SÁM HỐI

Hương Linh ________

Chí tâm Sám Hối:

Đệ tử chúng con

Trong cõi Ta Bà

Mang nhiều nghiệp chướng

Thật là sâu nặng

Hôm nay dập đầu

Thành tâm sám hối.(1 lạy) o

 

Một lòng ăn năn

Tất cả việc làm

Con đã tạo nên

Đem điều đau khổ

Tròng vào cổ người

Khiến người tức tưởi

Đau xót muôn phần.

Ngày nay con hiểu

Tất cả tội lỗi

Là do ở Tâm

Tâm con không lành

Khơi dậy Ý xấu

Tánh con quá dữ

Không năng sửa đổi

Tạo nên nghiệp chướng

Rất đỗi sâu dày.

Con đã nhận ra

Tâm Ý Tánh này

Là đầu mối đó

Khiến con phải chịu

Khổ sở trăm bề.

Phật Pháp nhiệm mầu

Giúp con mở Trí

Kiểm điểm Tâm mình

Giữ tròn Ý tốt

Dùi mài Tánh xấu

Để không bao giờ

Gây lụy phiền phức.

Hủy bỏ tất cả

Những điều sai trái

Thật sự ăn năn

Điều không tốt đẹp

Làm khổ bao người

Tạo nên nghiệp chướng.

Lòng con chân thành

Ăn năn sám hối.

Cúi lạy chư Phật

Mười phương minh chứng

Để con nhẹ nhàng

Thư thả cất bước. (1 lạy) o

 

Hương Linh ________

Chí tâm Phát Nguyện:

Khi bỏ báu thân

Con sẽ sẵn sàng

Đem thân thanh tịnh

Về chốn Tịch Liêu.

Lòng con hoan hỉ

Thấy cảnh Trời Tây

Cực Lạc đón chào

Con ngự tòa sen

Lòng rất vui mừng

Trở nên Thánh Chúng. (1 lạy) o

 

Hương Linh ….

Chí tâm Tùỳ Hỷ:

Nhờ ơn chư Phật

Bồ Tát giúp con

Trí huệ mở mang

Con hiểu được rằng:

Sống trên cõi đời

Phải luôn tôi luyện

Tâm mình trong sáng

Ý mình rực rỡ

Tánh mình trau chuốt

Làm sáng lòng ta

Đem điều tốt đẹp

Đến cho muôn người,

Tránh sự phiền hà

Tạo bao nghiệp chướng. (1 lạy) o

 

Hương Linh  ….

Chí tâm Khuyến Thỉnh:

Cúi lạy Chư Phật

Lạy chư Bồ Tát

Xin giúp cho con

Đời đời kiếp kiếp

Trong ánh hào quang

Soi thấu của Ngài

Bỏ đi điều dữ

Chỉ biết điều lành

Đem niềm An Lạc

Đến cho chúng sanh.

Nhờ ơn Chư Phật

Con đem công sức

Tu tập của mình

Gói trọn thân con

Hành trang sẵn sàng

Ra đi thư thả

Trọn lòng ước mong

Pháp giới chúng sanh

Trong cõi Ta Bà

Dốc lòng Tu Tập. (1 lạy)

 

Hương Linh  …..

Chí tâm Hồi Hướng:

Xin giúp cho con

Giữ Tâm thanh tịnh

Tu tập tốt đẹp

Đem điều hạnh phúc

Đến cho muôn người

Mang hết công đức

Tu tập của con

Hướng về tất cả

Pháp giới chúng sanh

Từ người đến vật

Đều cùng hưởng cả.

Con xin chia sẻ

Công đức sâu dày

Tất cả muôn loài

Đồng hưởng điều lành

Cùng nhau chung bước

Về miền Cực Lạc,

Thoát kiếp luân hồi,

Sống đời An Nhiên. (1 lạy) o

 

CÚNG CƠM CHO HƯƠNG LINH

(Chủ lễ đến trước bàn thờ vong, châm trà và gấp thức ăn vào chén cơm của hương linh).Phần này chỉ dành cho hương linh còn trong 49 ngày

 

Xin nguyện hương linh  ……Về đây thọ hưởng đơn thành,

Nén hương, bát nước, cơm canh cúng dường.Hương linh ………..   thọ hưởng, Chứng tri lòng thành.

 

KHAI YẾT HẦU CHƠN NGÔN

(Tay bắt Ấn Kiết Tường)

ÁN BỘ BỘ ĐẾ RỊ, GIÀ ĐA RỊ,

ĐÁT ĐA NGA ĐA GIA. (7 lần)

 

Sau đây chủ lễ mời hương linh đến trước bàn thờ Phật, nghiêm chỉnh, nhất tâm cùng trì Chú và niệm Phật với Chủ lễ.

 

CHƠN NGÔN SIÊU ĐỘ

HƯƠNG LINH

(Tay bắt Ấn Kiết Tường, trì Thần Chú này giúp cho hương linh được nhẹ nhàng, mau siêu thoát. Khuyên hương linh cùng trì theo từ chữ rõ ràng, chậm rãi).

 

Âm: HA-ANH CA THU SHU PHU! (10 phút)

 

LỤC TỰ ĐẠI MINH CHƠN NGÔN

(2 tay bắt Ấn Kiết Tường, chuyên tâm trì Chú này tôí thiểu 10 phút)

 

 

(Tiếng Phạn): OṂ MAṆI PADME HŪṂ

(Tiếng Việt): ÁN MA NI BÁT DI HỒNG

 

NIỆM PHẬT

(Quỳchấp tay cung kính phát nguyện)

Đệ tử chúng con,Nay vì hương linh _____,Sám hối ba nghiệp tội.Phàm được bao phước thiện,Con xin nguyện hồi hướng.Nguyện cùng với hương linh,Vãng sanh nước Cực Lạc.Thấy Phật ngộ Pháp Tánh,Phát tâm đại Bồ Đề. Đoạn vô biên phiền não, Tu vô lượng pháp môn. Thệ nguyện độ chúng sanh, Đồng trọn thành Phật đạo. o

 

Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, Đại

Từ, Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật. o

Nam Mô A Di Ðà Phật  (Niệm từ 10 phút trở lên) o

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát  (10 Câu) o

Nam Mô Ðại Thế Chí Bồ Tát  (10 Câu) o

Nam Mô Ðịa Tạng Vương Bồ Tát  (10 Câu) o

Nam Mô Thanh Tịnh Ðại Hải Chúng Bồ Tát (10 câu) o

 

TÂM KINH

MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT ÐA

 

Khi Ngài Quán Tự Tại BồTát thực hành sâu  xa  Pháp  Bát  Nhã  Ba  La  Mật  Đa, Ngài soi thấy năm uẩn đều không, qua hết thảy khổách.

“Này Ông Xá Lợi Phất, Sắc chẳng khác Không, Không chẳng khác Sắc, Sắc tức là Không, Không tức là Sắc. Thọ, Tưởng, Hành, Thức cũng đều như thế.”“Này Ông Xá Lợi Phất, ‘Tướng Không của  mọi  pháp’ - không  sanh,  không diệt,  không  nhơ,  không  sạch,  không  thêm,  không  bớt,  cho  nên  trong  ‘Chơn Không’,  không  có  Sắc,  không  có  Thọ, Tưởng,  Hành,  Thức.  Không  có  Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, Ý. Không có Sắc,

Thinh, Hương, Vị, Xúc, Pháp. Không có Nhãn  Giới,  cho  đến  không  có  Ý  Thức Giới, không có Vô Minh, cũng không có cái hết Vô Minh, cho đến không có Già Chết, cũng không có cái hết Già Chết. Không có Khổ, Tập, Diệt, Đạo, không có Trí Huệ, cũng không có Chứng Đắc. Vì

không có Chứng Đắc, nên Bồ Tát y theo Bát Nhã Ba La Mật Đa, Tâm không ngăn ngại, vì không ngăn ngại, nên không sợ hãi, xa hẳn điên đảo, mộng tưởng, đạt tới cứu cánh Niết Bàn.”“Chư Phật trong ba đời cũng y theo Bát Nhã Ba La Mật Đa mà được đạo quả Vô Thượng  Chánh  Đẳng  Chánh  Giác.  Nên biết Bát Nhã Ba La Mật Đa là Đại Thần Chú,  là  Đại  Minh  Chú,  là  Vô  Thượng Chú, là Vô Đẳng Đẳng Chú, trừ được hết

thảy khổ, chân thật không hư.”

 

Vì vậy, Phật liền nói Thần Chú Bát Nhã Ba La Mật Đa:

 

“YẾT  ÐẾ  YẾT  ÐẾ,  BA  LA  YẾT  ÐẾ,  BA LA TĂNG YẾT ÐẾ, BỒ ÐỀ TÁT BÀ HA.”  (3 lần) o

VÃNG SANHTỊNH ĐỘ THẦN CHÚ

Tiếng Việt:

 

Nam mô A di đa bà dạ

đa tha già đa dạ.

Đa điệt dạ tha:

A di rị đô bà tỳ

a di rị đa tất đam bà tỳ

a di rị đa tỳ ca lan đế

a di rị đa tỳ ca lan đa

dà di nị dà dà na

chỉ đa ca lệ ta bà ha. (7 lần) o

 

Tiếng Phạn:

Namo amitābhāya

tathāgatāya.

Tadyathā:

Amṛtodbhave

amṛta siddhaṃbhave

amṛta vikrānte

amṛta vikrānta

gamine gagana

kìrtti kare svāhā. (7 lần) o

 

GIẢNG PHÁP

 

Sau  đây,  chủ  lễ  đứng  trước  bàn  thờ  vong,  giảng Pháp khuyên nhắc hương linh … ….Vị  chủ  lễ  nên  nghiên  cứu  thật  kỹ  lưỡng chương  Hướng  Dẫn  Phần  Nghi  Thức:  Mục Giảng Pháp, để có thể nắm vững nội dung của việc giảng Pháp cho vong linh mỗi Thất tuần (từ tuần 1 đến tuần 7), trong mỗi tuần.Vong cần phải giảng Bài chậm rãi vong cũng nghe chậm rãi, nhắc đi nhắc lại nhiều lần vì ngũ căn không còn, nên không thể lãnh hội nhanh được. Do đó, cần có sự nhẫn nại, dìu dắt vong, để vong hiểu  một  cách  thấu  đáo.  Mỗi  tuần  một  bài

pháp mới. Khi cúng cho vong mỗi ngày, cứ bài pháp đó nhắc đi nhắc lại dưới nhiều hình thức khác nhau, nhấn mạnh nhiều đến Nhân và Quả, vì nghiệp lực là sự tác động của Nhân và Quả. Nếu vong hiện đang bị vướng mắc cũng là do đã gây tạo nên nhân không lành.

Việc  giảng  pháp  cho  vong  nghe  góp  một phần không nhỏ vào việc giúp vong tỉnh ngộ, nhận ra điều sai lầm để ăn năn sám hối, thần thức nhẹ nhàng, vong cất bước dễ dàng tìm đường thác sanh.

 

PHỤC NGUYỆN

(Riêng người Chủ Lễ đọc)

 

Đệ tử tên là ……., Pháp danh ………, xin đem công đức Sám Hối, Trì Chú, Niệm Phật hồi hướng cho hương  linh  chính  danh……….,  Pháp  danh ………,  sinh ngày…….., tháng…….., năm…….., mất ngày……., tháng ……, năm ……., hưởng thọ……tuổi. o

Ngưỡng mong chư Phật và Bồ Tát thùy từ gia hộ độ cho hương linh _______, thần thức được nhẹ nhàng, trí huệ phát sáng để nhận chân ra điều sai lầm đã tạo tác, biết thành tâm ăn năn, sám hối về những

nghiệp chướng đã gây tạo từ nhiều đời nhiều kiếp cho đến kiếp vừa qua.

 

Cúi lạy Đức Từ Phụ A Di Đà Phật, Đức Quán Thế Âm Bồ Tát từ bi cứu khổ, cùng Đức Đại Hùng Đại Lực Đại Thế Chí Bồ Tát, U Minh Giáo Chủ Đại Nguyện Địa Tạng  Vương  Bồ  Tát,  rủ  lòng  thương xót, phóng quang tiếp dẫn thần thức của hương  linh  _____  vãng  sanh  Cực  Lạc

Quốc. o

 

HỒI HƯỚNG

 

Nguyện đem công đức này,

Trang nghiêm Phật Tịnh Độ

Hồi hướng cho Hương Linh _____

Cùng oán thân trái chủ

Trên đền bốn ơn nặng

Dưới cứu khổ tam đồ

Nếu có ai thấy nghe

Đều phát lòng Bồ Đề

Hết một báu thân này

Đồng sanh cõi Cực Lạc.

 

TỰ TAM QUY

 

Tự quy y Phật :

Xin nguyện chúng sanh,

Thể theo Đạo cả,

Phát lòng Vô Thượng. (1 lạy) o

 

Tự quy y Pháp :

Xin nguyện chúng sanh,

Thấu rõ Kinh Tạng,

Trí Huệ như biển. (1 lạy) o

 

Tự quy y Tăng :

Xin nguyện chúng sanh,

Thống Lý đại chúng,

             Hết thảy không ngại. (1 lạy) o

 

Nếu việc siêu độ cho vong linh còn trong khoảng thời gian từ 1-48 ngày, sau phần Tự Tam Quy, vị chủ lễ tiếp tục với phần “Ghi Nhớ” : Trong suốt 49 ngày, sau mỗi khóa lễ siêu độ, chủ lễ khấn hai Vị Hộ Pháp để giúp vong hồi vị, đồng thời vị chủ lễ cũng chấp 2 tay nói lớn:

 

Khóa lễ siêu độ (ngày)  cho vong linh tên ________ đã hoàn tất,

xin thỉnh vong linh hồi vị.

 

Vừa  nói  vừa  đưa  2  tay  chấp  lại,  chỉ  thẳng  vào  hình  của

vong linh, hơi nhích 2 bàn tay lên.

0 0 0

 

 

Phần Phụ Giảng

Sau 49 Ngày

 

Khóa lễ siêu độ cho hương linh đã hoàn mãn.

 

Bàn Thờ Vong

 

Qua ngày  49 ngày (Sau ngày 49 tuần thứ 7), dù cho hương linh đi về cảnh giới nào cũng vậy, không cần giữ bàn thờ đó nữa. Nếu người chủ lễ hoặc thân  nhân  của  hương  linh,  vì  hương  linh  mà  tu  tập  mỗi ngày, và hồi hướng cho hương linh, thì dù ở bất kỳ một cảnh giới nào, hương linh cũng nhận được sự hồi hướng đó. Đây là việc làm ích lợi cho cả đôi bên. Người chủ lễ tiếp tục việc tu tập hằng ngày sau 49 ngày, và giữ được trường chay thì tốt, còn nếu không giữ được trường chay, trở lại như cũ cũng vẫn không sao. Như vậy qua 49 không cần giữ bàn thờ vong riêng nữa; thì ảnh thờ vong chuyển lên thờ chung Ban thờ của gia đình. Hướng dẫn chuyển: Việc chuyển bàn thờ vong lên trên bàn thờ gia tiên là việc làm thực sự cần thiết để giúp tối ưu thời gian thờ cúng của gia đình. Và khi chuyển bàn thờ vong cũng cần tuân thủ theo một số quy tắc cần thiết sau để đảm bảo về mặt tâm linh, đồng thời mang đến những điều tốt lành cho gia chủ tại Ban thờ vong ; Chuẩn bị mâm cơm cúng , bình hoa,  chai nước, trầu cau , có thể thêm  vàng mã, nhang đèn . Chọn ngày lành tháng tốt để thực hiện việc chuyển bàn thờ. Hãy chọn những ngày tốt. Sau khi cúng hóa vàng. Cuối cùng là chuyển Ảnh  thờ vong lên bàn thờ của tổ tiên. Còn tất cả chân hương của bát hương cúng vong hóa hết.

 

Đám Giỗ

 

Sau 49 ngày, để lưu niệm, thân nhân người quá cố có thể treo lên tường, hoặc đặt hình của người ấy ở một nơi nào đó trong nhà, tùy theo sự trang trí của mỗi nhà.Mỗi năm, vào đúng ngày người đó qua đời (có người dùng ngày Dương Lịch, có người dùng ngày Âm Lịch, cách nào cũng được cả, miễn là tròn một năm), tất cả thân nhân, bạn bè quen biết của người quá cố, tề tựu lại, người đại diện sẽ có đôi lời nói về thân thế, về những sự đóng góp vào Gia Đình, vào Xã Hội, vào Quốc Gia của người quá cố. Cũng có thể nhắc lại những đức tánh, những việc làm tốt đẹp của người này khi còn sống.

Tất cả mọi người hiện diện trong ngày hôm ấy sẽ ăn chay, và đồng hành lễ Sám Hối, Trì Chú, Niệm Phật.Sau cùng thì hồi hướng công đức tu tập của ngày hôm đó cho người quá cố.Cứ mỗi người đem hết tâm thành của mình ra tu tập ngày hôm đó, công đức trao về cho người quá cố một phần, người đó hưởng sáu phần.Nếu có 20 người tham dự buổi lễ, người quá cố sẽ được hưởng 20 phần công đức!Đó là phương thức tưởng niệm hữu ích nhất cho người sống lẫn người chết.

            Bên cạnh đó, nếu thân nhân quyết định hành việc Thiện để hồi hướng cho người đã mất, thì lại là một việc mang đến quá nhiều Phước Báu cho người đã mất.

Nói tóm lại: nghi thức đám giỗ cho hương linh, một năm sau đó, là ăn chay, sám hối, trì Chú, niệm Phật và làm điều phước thiện. Tất cả công đức đó hồi hướng cho hương linh, không phải rườm rà nấu nướng, cúng cơm, làm bàn thờ, lập bài vị gì hết.

Hương linh không trở về nữa để ăn đâu, dù đi bất kỳ một cảnh giới nào, cũng không trở về để ăn được.

 Về cảnh giới Người thì, đã trở lại làm người rồi, cũng không trở về ăn được. Về cảnh giới Trời, cũng vẫn không trở về để hưởng đâu. Nhưng, những công đức tu tập của thân nhân người quá cố, sẽ giúp cho hương linh ở tại cõi Trời hoặc cõi Người, được hưởng nhiều lợi lạc trong ngày hôm đó. Nếu về Cực Lạc, là một việc khác nữa! Nếu hương linh về được Cực Lạc, sự tu tập của thân nhân của hương linh, sẽ giúp cho hoa sen của hương linh đó mau nở ra, do đó, lúc nào cũng lợi ích cho cả đôi bên.

Sự tu tập và hồi hướng của thân nhân hằng ngày, sẽ giúp cho hương linh gặp nhiều lợi ích như là may mắn, sức khỏe, được hưởng những thứ tốt đẹp ở cõi trần, nếu hương linh đó đã đầu thai làm người. Nếu hương linh đó về cõi Trời, thì thọ mạng ở cõi Trời sẽ được kéo dài, nhờ ở công năng tu tập và hồi hướng của thân nhân cho hương linh. Nếu hương linh đó được may mắn vãng sanh Cực Lạc, thì sự tu tập, hồi hướng của thân nhân sẽ giúp cho hoa sen càng mau nở.Một thần thức được nhập liên hoa, có nghĩa là được vào trong hoa sen, thì sẽ ở trong đó để tu tập, gột rửa thân tâm của mình trong một thời gian; tùy theo mức độ tu tập của hương linh, mà hoa sen sẽ nở nhanh hay chậm. Nhưng, nếu có được sự ủng hộ, trợ giúp của thân nhân, hoa sen đó sẽ nở lẹ hơn. Khi hoa sen nở ra, thần thức trong ấy sẽ càng ngày càng lớn, và có cơ hội để cùng với tất cả những thần thức khác tham dự những buổi nghe Pháp, được đi đảnh lễ các chư Phật trong mười phương. Vì vậy mà cần cho hoa sen được nở nhanh! Những người “đới nghiệp vãng sanh” Hạ Phẩm Hạ Sanh, phải mất thời gian rất lâu mới có thể gột rửa được thân tâm của mình. Cho nên, nếu được sự giúp đỡ của thân nhân, nhất là con cái của mình, hoa sen đó sẽ nở nhanh hơn. Khi hoa sen đã nở, thần thức trong ấy sẽ càng ngày càng lớn lên, việc tu tập càng tăng tiến, phẩm vị càng lên cao. Từ Hạ Phẩm Hạ Sanh,  Thánh  Chúng  tiến  lần  đến  Thượng  Phẩm  Thượng Sanh, chánh thức trở thành Bồ Tát của Cực Lạc, tham dự hết tất cả những công việc cứu độ chúng sanh của hàng Bồ Tát.

 

Tạo Phước Cho Hương Linh

 

         Người chủ lễ và các thân nhân của vong linh nên làm tất cả mọi việc cho vong với tinh thần của Tứ Vô Lượng Tâm. Với tất cả Tâm Từ Bi Hỷ Xả, thay mặt cho vong mà bố thí, in Kinh, đúc tượng hoặc là giảng Pháp, hay làm bất kỳmột điều gì tạo nên công đức, hồi hướng lại cho vong, đều rất tốt đẹp và lợi lạc cho vong lẫn thân nhân. Trong thời gian 49 ngày, nếu vong được hưởng những công đức đó, xem như là vong có đủ đầy phương tiện để có thể ra đi ở một kiếp tới.Muốn bố thí và hồi hướng cho người thân quá cố, chỉ có một điều rất là tốt đẹp, là hành xử Tứ Vô Lượng Tâm, Từ Bi Hỷ Xả; một lời tốt đẹp, một hành động tốt đẹp, cái gì tốt đẹp … cũng đều hồi hướng lại cho thân nhân, như vậy rất tốt.Việc siêu độ cho một vong linh là một công hai việc: vừa giúp cho vong linh được siêu thoát, mà cũng vừa giúp cho bản thân của người chủ lễ được thăng hoa. Nếu việc siêu độ đó là một hành động xuất phát từ tấm lòng chân thật của mình, và vì một chúng sanh mà đem hết tấc dạ chân thành của mình ra để tạo điều An Lạc, vong linh cũng được hưởng, mà chính bản thân mình cũng được hưởng. Công đức đó, vong linh sẽ hưởng một, mà người chủ lễ sẽ hưởng được đến sáu phần. Cho nên, công đức đó không thể nghĩ bàn.

 

Lợi Ích Của Việc Siêu Độ Cho Vong Linh

 

  Nhờ có việc siêu độ vong linh, người đã tu tập, đã bước qua giai đoạn tập tểnh tu tập rồi, sẽ được gia tăng phước huệ.

  Nhờ có việc siêu độ vong linh, người chưa từng tu tập, có dịp bước vào việc tu tập, để rồi từ đó, làm đà cho những bước tiến nhảy vọt trong vấn đề tu tập.

Chúng sanh từ người giàu có cho đến người bần hàn, không ai thoát được cái chết cả. Ngày hôm nay mình siêu độ cho một người, ngày sau người khác sẽ siêu độ cho mình. Nếu mình không đem tấc dạ chân thành để siêu độ cho người, thì sẽ khó có người đem tấc dạ chân thành để siêu độ cho mình.  Đó  là  nguyên  tắc  chánh  yếu,  thường  tình,  không thoát đâu được hết.

Cho nên, dù có muốn bước vào việc tu tập, hay chưa muốn bước vào việc tu tập, vẫn phải hiểu rằng, trước sau gì tôi cũng phải đi vào con đường tử vong. Đã có sinh thì phải có tử. Khi tôi chạm mặt với cái chết, nếu tất cả mọi người đều cùng mang một ý nghĩ như tôi là sống chết mặc ai, thì như vậy, ai sẽ là người giúp siêu độ cho tôi? Vì vậy mà tôi phải nhớ rằng: việc bước vào con đường tu tập là một việc đương nhiên, không tránh khỏi, vì kẻ đi trước, người đi sau. Không bước vào con đường tu tập, sẽ không có dịp làm quen đến vòng nghiệp lực, đến việc làm sao phá được vòng nghiệp lực, làm sao để tiêu trừ được nghiệp chướng. Tất cả những việc đó đều có liên quan đến Tâm-Ý - Tánh. Hiểu được một cách sâu sắc vòng nghiệp lực, là tự mình trui rèn con người của mình, để tự biến cải mình, từ xấu hóa tốt, từ tốt ít biến thành tốt hơn, để rồi từ đó, có cơ hội đi lên. Cho nên, việc siêu độ cho một vong linh, là cửa ngõ giúp cho mình bước vào con đường tu tập, và hiểu được rằng, việc tu tập rất là quan trọng và cần thiết cho bất kỳ một người nào. Một nguyên tắc chánh yếu cần phải ghi nhớ là, mình có làm cho người thì người mới làm cho mình! Nếu mình từ chối người thì người sẽ từ chối mình! Do đó, nhân và  quả  như  bóng  với  hình,  không  bao  giờ  rời  nhau  nửa bước. Vì vậy đừng kinh sợ, đừng hoảng hốt khi nghe đến hai chữ tu tập. Thật sự ra, nó đem lại cho mình bao nhiêu điều lợi ích, trên đường Đời lẫn đường Đạo. Sự tu tập giúp cho mình được an nhiên tự tại trong cuộc sống, rồi một mai mình bỏ thân xác ra đi, mình cũng sẽ thăng hoa một cách dễ dàng. Sự tu tập cũng giúp cho mình có được cơ hội giúp người, để cho người có thể được thăng hoa. Người thăng hoa mà mình cũng thăng hoa, vì công đức mình hưởng đến sáu phần, công đức của người mình siêu độ chỉ có một phần mà thôi. Cho nên điều này có lợi chớ không bao giờ có hại. Vì vậy, những điều hiểu biết của mình trong vấn đề siêu độ, đem ra phổ biến cho người này người kia để cùng nhau tu tập, cùng nhau biết cách siêu độ, đó là một điều rất tốt. Cũng là thuộc trong Tứ Vô Lượng Tâm! Người đời thường nói: “Dù xây chín bậc phù đồ, không bằng làm phước cứu cho một người.”Siêu độ cho một vong linh là cứu Thân Huệ Mạng của thần thức. Điều này còn quan trọng hơn cả cứu thân người nữa. Thân người dù có thương tích đầy mình, dù có gặp hiểm nguy, nếu được thuốc hay thầy giỏi, việc lành lặn cũng chỉ mất thời gian.Đối với một vong linh, sở dĩ không siêu thoát là do Trí Huệ bị lu mờ, đôi khi rơi vào cảnh giới tối tăm, không thể tháo gỡ vướng mắc của mình.Trí huệ ví tựa ngọn đèn; ngọn đèn đã tắt hay chỉ còn mờ ảo, vong linh phải quờ quạng mà đi, tìm đâu ra được nẻo đúng đường ngay?Vong linh biết rằng tôi phải đi về hướng đó, nhưng hiện giờ còn bị kẹt lối trong đám rừng già, quanh đi ngoãnh lại chỉ một màu đen, thì nẻo đường vong muốn tiến tới, biết đến bao giờ tìm ra phương hướng?Siêu  độ  cho  vong  linh  là  giúp  cho  vong  linh  thắp  sáng

lại ngọn đèn Trí Huệ của mình, phá tan bóng đêm, tìm ra phương hướng mà mình muốn đến.Người chủ lễ thành tâm đem hết Đạo Lực cùng Tâm Lực của mình để giúp cho một thần thức, từ cảnh giới Đọa lên đến cảnh giới Người, và thậm chí, nếu người đó gia sức lên thì cũng có thể đưa lên đến cảnh giới Trời hay cảnh giới Phật được. Đó là một công đức không thể nghĩ bàn, vì đã giúp cho một thần thức từ dưới vực sâu lên đến núi cao.Không có người chủ lễ, nghi thức dù có hay đến mấy, cũng vẫn không giúp được gì cho hương linh đâu! Vì vậy, cần phải kêu gọi mọi người, nên vì hương linh mà tu tập, để rồi sau đó, có thể làm điều lợi lạc cho cả đôi bên. Thật ra không phải mình giúp không cho vong linh đâu, mà chính là, mình vừa giúp cho vong linh, vừa hưởng được lợi lạc, và cũng chính mình chuẩn bị cho người khác giúp mình trong tương lai, khi mình đối diện với cái chết.Đây cũng là cách duy nhất để giúp cho một người con, làm tròn được chữ hiếu của mình đối với cha mẹ đã mất đi. Chỉ có con cái, mới có thể có đủ một lực rất mạnh, để đưa cha

mẹ của mình, hay ông bà của mình về được một cảnh giới tốt đẹp, vì đó là một tình cảm chân thành xuất phát từ Tâm! Vì vậy, nếu người con đã sẵn biết tu tập, tức là đã có được một đạo lực rồi, bây giờ cộng thêm với Tâm Lực nữa, thì đó là một điều quá tốt đẹp. Nhưng, nếu người con chưa biết tu tập, chỉ có một Tâm Lực mạnh mẽ mà thôi, thì vẫn được như thường, và đây là một dịp để cho người đó bước vào đường tu tập vì cha mình, vì mẹ mình, vì ông bà của mình, thì lợi lạc cho cả đôi bên. Sau 49 ngày, người phát tâm siêu độ sẽ tìm thấy được một sự thay đổi lớn lao trong cuộc đời của mình, nhưng phải với một điều kiện tiên quyết là có một Tâm Lực vô cùng mạnh mẽ.

 

Siêu Độ Cho Thân Nhân Bị Đọa Tam Đồ (Địa ngục-Ngạ quỉ-Súc Sinh)

 

1/ Địa Ngục

 

Nếu một vong linh, nhờ một duyên may nào đó, chợt hiểu ra rằng, do mình đã gây tạo ra điều không lành, nên bị đọa vào địa ngục, tức khắc Địa Tạng Vương Bồ Tát sẽ hiện đến. Ngài giúp cho vong linh đó 3 cơ hội để báo mộng cho han nhân, hoặc người quen biết nào, có khả năng giúp cho vong được siêu thoát. Trong trường hợp này, không làm chay siêu độ cho vong linh như người mới mất đâu. Thân nhân của vong linh đó cũng phải đem hết tất dạ chân thành, lòng thương yêu tha thiết đặt vào một Tâm Lực vững mạnh, nếu người đó không biết tu tập.Thân nhân biết tu tập thì Đạo Lực của họ phải hợp với Tâm Lực, sẽ nhân danh vong linh đang ở trong địa ngục, mà sám

hối một cách chân thành tha thiết.Sám Hối là điều vô cùng … vô cùng quan trọng, không cần lời Kinh, chỉ cần lời sám hối chân thành. Và cũng trong 49 ngày, tha thiết sám hối và tu tập, giữ giới, phát nguyện trường chay, vì hương linh đang bị đọa đày đó mà tu tập, và hồi hướng cho hương linh đó. Đồng thời cũng phải giảng Pháp cho vong linh nghe. Vong linh không thể nào về theo như mình triệu thỉnh được, nhưng những lời người chủ lễ nói ra, vong linh vẫn cảm nhận được. Sự tha thiết, sự chân thành của người chủ lễ sẽ khiến cho vong linh hiểu được và rung động, địa ngục tức khắc sẽ tiêu tan, khi đó, hương linh sẽ được ung dung tự tại ra đi theo nghiệp kế tiếp của mình.

Hai nghi thức này thật ra đều giống nhau vì cùng có chung phần sám hối, tuy nhiên, vong đang ở địa ngục thì không thể triệu thỉnh được và cũng không có phần vật thực, chỉ có Pháp thực mà thôi.Cảnh giới lang thang vất vưởng là cảnh giới mà vong bị đọa, không thoát ra được. Đó cũng chính là địa ngục của

vong linh.Nếu người chủ lễ, trong giấc mộng thấy được người han, hay người quen biết của mình ở trong cảnh giới lang thang vất vưởng, thì phải hiểu rằng: vong linh đang bị đọa địa ngục và khi siêu độ cho vong linh sẽ không thể nào triệu thỉnh vong linh về được. Triệu thỉnh chỉ được đối với vong vừa mới mất, còn trong hạn 49 ngà y mà thôi.

Vong đã mất lâu rồi thì không thể triệu thỉnh được đâu!

Điều đáng ghi nhận là, chỉ có vong mới mất (còn trong hạn 49 ngày), là mới có thể hoán chuyển từ ở kiếp đọa đày này bước sang cảnh giới khác.

Nếu  trung  ấm  han  báo  cho  biết  rằng  vong  bị  đọa  đày4

Nếu  hơi  ấm  cuối  cùng  tụ  ở  bụng:  vong  linh  sẽ  bị  đọa  vào  loài  ngạ  quỷ.

  Nếu  hơi  ấm  cuối  cùng  tụ  ở  đầu  gối:  vong  linh  sẽ  bị  đọa  vào  loài  súc  sanh.

Nếu hơi ấm cuối cùng tụ ở 2 bàn chân: vong linh sẽ bị đọa vào địa ngục.

nhưng nhờ sự giúp đỡ chân thành của người chủ lễ, cũng có thể khiến cho vong từ đọa đày tiến lên cảnh giới Người hay cảnh giới Trời. Vong đãbị đọa lâu trong địa ngục, tức là thời gian đặc ân 49 ngày đã qua rồi, sẽ không thể nào hoán chuyển cảnh giới được. Thân nhân của người chết phải hiểu rõ, đó là điều  rất  quan  trọng!  Muốn  làm  bất  kỳ điều  gì  giúp  cho vong, phải trong vòng 49 ngày. Quá 49 ngày thì phải theo một nghi thức siêu độ khác và với nghi thức đó, khi vong đã  cảm  nhận  được  rồi,  vong  sẽ  theo  nghiệp  kế  tiếp  của mình mà đi. Không thể nào nói rằng có thể hướng dẫn cho vong về cõi Trời hay cõi Phật được.

 

2//Ngạ Quỷ

 

Có  những  người  tự  bản  chất  của  họ,  luôn  luôn,  lúc  nào cũng Sân Hận, mang một nỗi Sân Hận triền miên, không tháo gỡ được. Cái Sân Hận đó, hoặc là do ở tánh Sân của người đó không sửa đổi, hoặc là do họ bị vướng mắc vàomột việc nào đó khiến họ phải Sân; cái độ Sân đó rất là cực mạnh. Khi họ hắt hơi, chắc chắn rằng họ bị thác sanh vào Ngạ Quỷ. Ngạ Quỷ hay Súc Sanh cũng vẫn là một cái “địa ngục.”Thần thức nằm trong Súc Sanh tối mò mò, không nhìn thấy được bất kỳmột hướng đi nào cả. Thần thức ở trong Ngạ Quỷ vẫn còn sáng hơn loài súc sanh, nhưng bị lôi kéo bởi cái Sân. Cái Sân đó phải nói là một cái Sân không diễn tả được. Cho nên thần thức cũng không nhận ra được rằng, mình phải làm như thế nào để thoát được cái lốt Ngạ Quỷ mà mình đang mang. Đó cũng là địa ngục của mình! Thần thức ở trong Ngạ Quỷ phải làm sao để hạ cái Sân xuống, làm cho tiêu lần cái Sân đi.Muốn hạ cái Sân, bắt buộc phải dùng ngọn đèn Trí Huệ để đốt nó; mà muốn có ngọn đèn trí huệ thì phải làm sao? Phải sám hối, sám hối rất là nhiều!Một người Sân Hận, khi còn tại thế, rất dễ dàng làm chuyện sai  lầm,  vì  quá  Sân  nên  không  nhận  chân  ra  được  rằng, mình đã làm chuyện này sai, mình đã làm chuyện kia sai, và đã tạo ra quá nhiều nghiệp chướng với kẻ khác. Cho nên, việc đầu tiên là phải sám hối, cực kỳsám hối!Người chủ lễ muốn giúp cho một thần thức đọa Ngạ Quỷ, phải đem hết tâm lực của mình, thậm chí đến khóc được để sám hối giùm cho thần thức đó. Khi đã sám hối rồi, phải trì Chú và niệm Phật để cho thần thức đó được sáng lên … sáng lên, để đốt được lửa Sân. Dùng lửa Trí Huệ của câu Chú và lời niệm Phật để đốt ngọn lửa Sân.

Sau  cùng  là  giảng  Pháp  cho  thần  thức  nghe,  phải  xoay quanh vấn đề Sân Hận rất … rất là nhiều. Phải giúp sao cho thần thức đó bỏ xuống cái sân hận. Nếu người chủ lễ biết được tâm tình của người đã mất thì rất là tốt, rất là dễ dàng để khuyên lơn thần thức đó. Còn nếu không biết được, việc giảng Pháp phải xoay quanh vấn đề Sân Hận, vấn đề Tâm Bình. Phải bỏ cái sân hận xuống, giữ cho được tâm bình, và phải giảng về vấn đề Nghiệp Lực. Chính vì cái sân hận mà thần thức đó khi còn sống đã tạo quá nhiều nghiệp chướng.

Cũng phải nói về Tâm – Ý – Tánh, vì cái tánh sân hận, cho nên cái tâm không lành, nảy sanh các ý tưởng hại người, do đó phải sửa đổi.Tóm lại là phải giúp thần thức ở trong cái lốt Ngạ Quỷ đó tu tập, như vậy mới thoát ra khỏi cái lốt Ngạ Quỷ của mình được.

 

              Phân biệt: Vong bị đọa địa ngục – vong lang thang – vong không siêu thoát.

 

       Vào phút lâm chung, nếu hơi ấm cuối cùng tụ vào 2 bàn chân, đó là dấu hiệu cho biết thần thức sẽ bị đọa vào Địa Ngục. Nếu không được siêu độ đúng cách, sau 49 ngày, vong linh sẽ theo đúng nghiệp đọa địa ngục của mình mà đi.Nghiệp lực nào khởi sắc nhất, mạnh mẽ nhất trong tất cả nghiệp lực của vong linh, sẽ hiện ra địa ngục, với vô số khổ đau có liên quan đến nghiệp lực đó. Vong linh sẽ chịu những đọa đày trong cái địa ngục Nghiệp Lực của chính mình tạo nên.Những vong lang thang cũng vẫn là bị đọa vào Địa Ngục Lang Thang của họ.Nếu vong linh không bị đọa Tam Đồ, nhưng không được siêu độ đúng cách để đi đúng cảnh giới, vong linh không siêu thoát được, bỗng nhiên trở thành vất vưởng, giống như người không nhà vậy. Họ cứ lẩn quẩn mà không biết phải đi về đâu. Họ không thể nào tìm được hướng đi đúng.

Đó là những vong linh, phải nói một cách rõ han rằng, bị đọa đày một cách oan uổng. Đúng lý ra họ cũng dễ dàng siêu thoát, nhưng vì thiếu sự dẫn dắt, nên bỗng dưng trở thành vất vưởng, nay đây, mai đó.Giúp cho vong linh tu tập, người của cõi Ta Bà sẽ bớt được tánh hung hãn và sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Một vong linh được dạy dỗ đúng mức, được chỉ vẽ tận tường tất cả mọi

việc, đúng sai phải trái, nên hay không nên, sẽ rất lợi lạc cho han xác mới mà vong linh thác sanh vào. Cho nên, giúp đỡ cho vong linh, là giúp đỡ cho người trên Dương Thế được tốt đẹp hơn!

 

3/ Súc Sanh

 

Ở vào phút lâm chung, trên thân thể của người quá cố, nếu hơi ấm cuối cùng tụ vào ở hai đầu gối, thân nhân có thể đoán biết rằng người này bị đọa vào SÚC SANH.Nếu việc siêu độ trong 49 ngày khôngđược hành trì đúng

cách, vong linh đó sẽ theo nghiệp đọa Tam Đồ của mình mà đi.Vong linh bị đọa vào SÚC SANH, chắc chắn rằng có dính líu rất nhiều đến chữ Si, cho nên trí huệ gần như tối đen, vô phương vùng vẫy. Thần thức của vong linh đó cảm nhận được hết tất cả những sự ràng buộc, sự đau khổ, sự sợ hãi, sự khó khăn của con vật đang dung chứa thần thức đó. Rồi thì con vật mãn kiếp, thần thức thoát ra ngoài, nếu kiếp đọa đày chưa chấm dứt, thần thức lại bước vào một con vật khác, đúng với lờiKinh Địa Tạngđã nói: “địa ngục này hoại thì bước vào địa ngục khác.”Thân xác của con vật chính là cái địa ngục giam cầm thần

thức đó. Có điều rằng: một thần thức ở trong cái địa ngục của chính mình, vẫn còn dễ thở hơn là ở trong cái địa ngục là một súc sanh.Bị đọa Địa Ngục hay Ngạ Quỷ, còn có thể báo mộng cho thân nhân được. Thần thức đã ở trong súc sanh rồi thì vô phương,  không  làm  gì  được  hết,  vì  chung  quanh  là  một

màu tối đen, thần thức không biết được gì hết, khó lòng báo mộng!Người  sống  phải  làm  sao  đây  khi  không  biết  được  rằng thân nhân của mình có SIÊU THOÁT được hay không?Các trường hợp sau đây cần phải ghi nhận:

 

A. Nếu hơi ấm sau cùng tụ lại ở hai đầu gối của người vừa

mãn phần, tức là dấu hiệu bị đọa súc sanh.

 

Thân nhân phải nổ lực siêu độ trong suốt 49 ngày đặc ân này. Dù biết tu tập hay chưa tu tập, chính thân nhân phải nên đem hết Tâm Lực, Tâm Thành của mình để siêu độ cho vong linh, giúp cho vong linh dốc lòng tu tập, đặc biệt là sám hối thật nhiều, thật tha thiết. Khi  giảng  Pháp,  chú  trọng  nhiều  về  NHÂN  QUẢ,  về THAM  -  SÂN  -  SI,  về  NGHIỆP  LỰC;  nhấn  mạnh  đến sự  MÊ  ĐẮM  của  vong  linh  khi  còn  sống,  đưa  đến  việc hủy hoại đi Trí Huệ của mình và gây tạo quá nhiều nghiệp chướng. Sự tận tâm, tận lực của người chủ lễ trong suốt thời gian 49 ngày siêu độ, có thể giúp được cho vong linh thoát khỏi cảnh giới súc sanh (còn trong thời gian 49 ngày đặc ân, làm đúng theo nghi thức siêu độ).

 

B. Biết được rằng vong linh bị đọa súc sanh (qua dấu hiệu của hơi ấm cuối cùng), nhưng đã qua 49 ngày rồi, tức là thời gian đặc ân để hoán chuyển cảnh giới không còn nữa. Nếu muốn siêu độ cho vong linh này, vị chủ lễ cũng phải đem hết Tâm Thành, làm tất cả nghi thức siêu độ,chỉ trừ có phần nhập vị, phần triệu thỉnh và cúng cơm cho vong linh.

Bàn thờ vong vẫn phải có với hình của vong linh để người chủ lễ dễ dàng quán tưởng khi giảng Pháp.Người chủ lễ sẽ vì hương linh mà sám hối, vì hương linh mà trì Chú, vì hương linh mà niệm Phật, và cũng vì hương linh  mà  giảng  Pháp  để  giúp  cho  cái  tối  đen  ở  trong  súc sanh đó được sáng lên, bật ngọn đèn Trí Huệ để thần thức đó thấy được mờ mờ sự vật chung quanh mình, nhưng vẫn không thể thoát ra được, còn phải chờ cho tới khi con vật đó chết đi (vì nó có thời gian sống của nó), thì thần thức mới thoát ra được. Khi đã thoát ra khỏi thân xác của súc sanh, thần thức đó thay  vì  tối  mò  như  người  mù,  không  thấy  đường  đi,  thì bây  giờ,  nhờ  việc  siêu  độ  mà  thần  thức  đã  thấy  mờ  mờ con đường mình đi rồi. Những vướng mắc mà thần thức đã lôi kéo theo, cũng được nhẹ nhàng, nhẹ nhàng buông bỏ

xuống. Thần thức biết được rằng: tôi sẽ phải đi về hướng nào để tìm chổ thác sanh.Khi hành trì việc siêu độ cho thần thức ở trong súc sanh, người chủ lễ chỉ cần khấn tên họ, ngày tháng năm sanh, ngày tháng năm mất, bao nhiêu tuổi (lúc mất). Mỗi lần làm lễ, đều kêu tên họ của thần thức.

Thí dụ:

  Thần thức Nguyễn Văn A hãy cùng chủ lễ sám hối, tha thiết chân thành sám hối những tội của mình…

  Thần thức Nguyễn Văn A hãy cùng chủ lễ trì Chú, nhất tâm trì Chú để đốt sáng lên ngọn đèn trí huệ của

mình.

  Thần thức Nguyễn Văn A hãy cùng chủ lễ niệm Phật, thành tâm niệm Phật, một lòng quy hướng Phật, cầu xin Phật thương xót phóng hào quang tiếp dẫn thần thức mau thoát kiếp đọa tam đồ…

  Thần thức Nguyễn Văn A hãy lắng nghe lời giảng Pháp,  thâm  nhập  lời  Pháp,  trí  huệ  bừng  sáng  mới mong thoát khỏi tam đồ.

Tuy rằng ở trong súc sanh, toàn một màu đen tối, thần thức vẫn rung động, vẫn giao cảm được với người chủ lễ, nếu vị này hết dạ chân thành, mong muốn giúp đỡ cho thần thức thoát được sự đọa đày và sáng suốt nhận ra được hướng đi kế tiếp của mình. Khi giảng Pháp, nên đặt hình của vong linh ở trước mặt để dễ dàng quán tưởng, cứ nhìn hình mà giảng Pháp, mà nói

chuyện, y như nói với người còn sống vậy.Người bị đọa vào trong Súc Sanh, nguyên nhân chánh yếu chính là Mê, từ đó kéo đế chuyện Si, tức là không còn cái trí huệ nữa. Cái Mê nơi đây là một sự đắm chìm vào những

điều không đúng, không tốt.Thí dụ: mê cờ bạc, mê sắc dục, mê tiền, mê danh lợi, mê rượu chè, mê hút sách, v.v…

Những điều làm cho con người càng ngày càng lụn lần, càng nặng nề, không vượt lên cao được. Từ cái Mê mới đưa đến cái mù quáng, cái mù quáng đó là gì? Chính là làm mà không suy nghĩ, làm mà không hiểu rằng tại sao mình làm. Tức là đi đến cái Si.

Khi giảng Pháp cho một thần thức nằm trong Súc Sanh, phải cắt nghĩa cho thần thức đó biết được cái lỗi lầm của mình lúc còn sống, là mình đã quá đắm chìm vào trong những điều không đúng. Mà những điều không đúng đó

xuất phát từ đâu? Nó xuất phát từ ở cái Dục. Dục Lạc quá nhiều, không phân biệt được cái Dục nào cần thiết cho sự tăng tiến của mình và những cái Dục nào làm cho mình càng ngày càng lụn bại. Chính cái Dục Lạc đó đã khiến cho mình trở thành một con người, không còn cái tư cách của một con người nữa. Việc mê đắm dục lạc đã đưa mình đến chỗ tâm trí không còn sáng suốt, đầu óc tối đen, giống như người bị mất đi căn thức, thân thể cử động nhưng không có căn thức, sẽ không khác gì một người máy, chỉ biết cử động

mà không có sự suy nghĩ. Cho nên tất cả mọi thứ đều rơi vào một lỗ hổng tối đen. Dục Lạc tự bản thân nó không có xấu.

Đơn cử một thí dụ sau đây:

Mọi người trong gia đình đều muốn có một cuộc sống thơ thới, êm ả, cho nên tự tiết giảm cái Dục riêng của mình, để tạo nên cái Dục Lạc chung cho tất cả mọi người trong gia đình. Đó chính là việc tạo dựng một Hạnh Phúc. Hạnh phúc gia đình chính là một Dục Lạc. Tại sao gọi nó là Dục Lạc?

Từ ngữ Hạnh Phúc diễn tả sự mong muốn đem lại niềm An Lạc, sự thoải mái, dễ chịu cho tất cả mọi người. Cái Dục Lạc đó là một cái Dục Lạc chấp nhận được!Nếu  cũng  là  Hạnh  Phúc,  nhưng  chỉ  cho  riêng  bản  thân

mình, mà bất cần sự đau khổ của kẻ khác, thì cái hạnh phúc đó vẫn không chấp nhận được.Người Si Mê luôn luôn nghĩ đến bản thân mình, họ hành xử rất nhiều hai chữ Dục Lạc, nhưng chỉ riêng cho bản thân mình, mà không hề nghĩ đến kẻ khác.Dục Lạc mà chỉ nghĩ cho riêng bản thân mình, sẽ dễ dàng biến thành ra Si Mê. Một người đắm chìm trong Si Mê, Trí Huệ chẳng những bị lu mờ, mà còn tắt hẳn luôn ngọn đèn Trí Huệ. Vì vậy mà Tâm thức không còn sáng nữa. Khi Tâm thức không còn sáng, làm sao có thể phân định được việc đúng hay việc sai, việc nên hay không nên? Chỉ làm như cái máy, làm để thỏa mãn cái Dục Lạc của mình, cái Hạnh Phúc cho riêng bản thân mình. Vì vậy, cái bản chất đó, cái tính cách đó, đã khiến cho người này tạo biết bao nhiêu nghiệp chướng và sẽ phải nếm biết bao hiêu bài học trong tương lai.Giảng Pháp cho một thần thức nằm trong Súc Sanh là phải giảng cho thật kỹ càng hai chữ Si-Mê, phải nói rất nhiều về Lục Dục Thất Tình (hỷ, nộ, ái, ố, ai, bi, dục lạc), vì Dục Lạc  nằm  trong  Lục  Dục  Thất  Tình.  Và  chắc  chắn  rằng, thần thức này cũng phải được biết qua về Nhân Quả, về Nghiệp Lực và về cái Tánh của mình. Mà nói về cái Tánh

là luôn luôn dính liền với cái Tâm và cái Ý. Không có bất kỳmột thần thức nào bị đọa vào Tam Đồ, mà không có liên quan đến Tâm –Ý-Tánh

.

C.  Hoàn  toàn  không  biết  được  thân  nhân  mãn  phần  của mình có siêu thoát được hay không và đã thác sanh về đâu?Nếu người còn sống chí thành tu tập, làm muôn điều tốt đẹp, hằng ngày đem công đức tu tập của ình, đem phước huệ của mình thu thập được, hồi hướnglại cho thân nhân quá cố, thì dù cho thân nhân vẫn còn bị đọa đày nơi chốn Tam Đồ, nhưng nhờ sự hồi hướng này mà tìm lại ánh sáng Trí Huệ, chờ đợi ngày mãn kiếp của Súc Sanh, thần thức thoát ra ngoài, và với một chút Trí Huệ có được, với Công Đức do thân nhân còn sống tu tập và hồi hướng cho, thần thức sẽ dứt kiếp đọa đày và biết được hướng đi kế tiếp của mình để thác sanh. Nếu thân nhân quá cố đã về một cảnh giới tốt đẹp, như cõi Trời hay cõi Người, thì việc mình tu tập cũng không có gì là bỏ sông bỏ biển cả. Nếu thân nhân mình được thác sanh về cõi Người, thì công đức mà mình hồi hướng đó, sẽ giúp cho thân nhân mình được tốt đẹp hơn, nói nôm na là giàu có thêm. Ngoài ra, nếu mình tu tập và cũng luôn nguyện cầu cho thân  nhân  của  mình,  gặp  được  Thiện  Tri  Thức  dẫn  dắt, và cũng biết tu tập để có thể thăng hoa, thì đó lại là một chuyện rất … rất tốt!

 

Siêu Độ Cho Người Tự Tử

 

Một người đã đi đến quyết định tự tử, hành động đó nói lên được rằng: bản thân người này đã mang quá nhiều uẩn khúc trong lòng. Người này xa lìa trần thế, kéo theo một toa xe nặng trĩu SÂN HẬN, nặng trĩu KHỔ ĐAU, ngập tràn NƯỚC MẮT, đầy dẫy OÁN HỜN. Chỉ có thân nhân ruột thịt, hay bạn bè thâm giao, mới có thể thấu hiểu được một phần nào nỗi đau đớn, vày vò của người quá cố, khi họ còn tại thế; và nguyên nhân nào đã khiến cho người này tự kết liễu cuộc đời mình.Do đó, thân nhân hãy tự mình, đem hết Tâm Thành, đem hết Tình Thương Yêu sâu đậm để siêu độ cho người quá vãng, không nên nhờ ai hết!

            Chỉ  có  thân  nhân  mới  giao  cảm  được  với  vong  linh  và giúp cho vong linh thoát được địa ngục do chính mình tạo ra. Người tự tử mang theo biết bao nhiêu nghiệp lực chưa thanh toán xong, chính những nghiệp lực này, tạo thành một địa ngục kiên cố, bao chặt lấy vong linh, do đó, việc vong linh thác sanh trở lại kiếp Người, không phải là việc đương nhiên đâu!Muốn cho vong linh trở lại cõi Người, thân nhân phải giúp đỡ cho vong linh rất nhiều, kể cả công sức của chính vong linh nữa thì mới được.Trong suốt 49 ngày, mỗi ngày thân nhân phải thỉnh vong về để cùng làm lễ Sám Hối, vì chỉ có sám hối mới làm cho tiêu bớt nghiệp chướng mà thôi. Sau đó thì trì Chú, niệm Phật và sau cùng là giảng Pháp.Lời Pháp sẽ giúp cho vong bừng sáng, nhận ra những điều sai trái của mình, vong xả bỏ những sân hận, phiền não, chăm lo tu tập, vong được nhẹ nhàng cất bước tìm đường thác sanh. Tuy nhiên, không thể mong mỏi một cuộc đời sắp tới tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn đâu. Vong từ cảnh giới địa ngục, bước qua được cảnh giới Người, là một việc đòi hỏi rất nhiều sự chân thành hết dạ sám hối ăn năn. Muốn nguyện cầu cho vong có sự an bình, ít phiền não trong kiếp vị lai và nhất là được sanh ở một nơi có Phật Pháp, gặp được Thiện Tri Thức để dẫn dắt tu tập, việc đó trông chờ rất nhiều… rất nhiều vào công năng tu tập của chính thân nhân, đem công đức tu tập của mình, đem hạnh bố thí của mình mà hồi hướng cho vong linh, cả hai đều cùng lợi lạc cả.Thân nhân nên chịu khó đọc các bài Pháp trên trang nhà LacPhap.com nói về: Nhân Quả, Nghiệp Lực, Tự Ái, Tham Sân  Si,  Nghiệp  Chướng  Nền  Tảng,  Địa  Ngục  Của  Mỗi Chúng Sanh … để có đủ ý tưởng mà nói chuyện với vong linh, khuyên giải vong linh xả bỏ tất cả phiền não, sân hận và thành tâm sám hối, trì Chú, niệm Phật, để cho được nhẹ nhàng, mới có thể siêu thoát được.Với một tình yêu thương sâu đậm, dạt dào dành cho người quá cố, thân nhân đem hết tình cảm thiết tha đó để vào từng

lời khấn nguyện, từng lời Kinh sám hối, từng lời khuyên tha thiết, để hương linh sớm nhận chân ra được những điều lầm lỗi của mình khi còn sống, hương linh sẽ chân thành sám hối ăn năn, thần thức rung động, hương linh sẽ nhẹ nhàng cất bước.Trong phần giảng Pháp cho hương linh, thân nhân sẽ lần

lượt đề cập đến những điểm sau đây:

 

1.  Tự tử là một hành động gây tạo bởi Nhân và Quả. Trong  quá  khứ  (tiền  kiếp),  một  người  đã  gây  tạo nhiều  sân  hận,  nhiều  đau  khổ  cho  kẻ  khác,  đã khiến  cho  kẻ  đó  phải  rơi  lệ,  phải  uất  ức  và  nhất là  không  biện  bạch  được,  cho  đến  nỗi  kẻ  đó  phải dùng cái chết của mình để minh bạch nỗi oan tình.Cái  Quả  nhận  được  ngày  hôm  nay,  cho  người  đã gây tạo một cái Nhân không lành trong quá khứ, là đón nhận hết tất cả những nỗi đớn đau mà mình đã từng áp đặt lên kẻ khác. Mình cũng lại được nếm cái hương vị đắng cay của việc “có miệng mà chẳng thốt nên lời,” đưa đến một sự uất ức vô cùng cực, dẫn đến việc hủy hoại mạng sống của mình.

 

2.  Tất cả những cảnh huống mà người quá cố đã gặp phải, đã đối diện, đều là kết quả của việc người này đã gieo đau khổ cho kẻ khác trong quá khứ.

 

3.  Cái Nhân không lành mà người quá cố đã gieo trong quá khứ, đã tạo nên một nghiệp không lành, đó chính là Nghiệp Sát trong quá khứ. Tuy rằng người này không trực tiếp giết hại người, nhưng những điều mà họ gieo rắc cho kẻ khác, đã khiến  kẻ  đó  tức  tưởi  mà  Tự  Sát.  Trách  nhiệm  đó, người này vẫn bắt buộc phải gánh vác.

 

4.  Việc dễ dàng làm đau đớn kẻ khác, xuất phát từ cái Tánh Ngã Mạn, thiếu Từ Bi, thiếu sự Để Tâm và Bất Cần. Chính cái Tánh quá lẫy lừng đó trong quá khứ, đã trở thành tập khí cho cuộc đời ngày hôm nay, lúc nào cũng chiêu cảm những nghiệp không lành, đem đến nhiều nghịch duyên cho người quá cố.

 

5.  Chính cái Nhân không lành của quá khứ đã tạo nên một TỰ ÁI xoay quanh sự khổ đau, sự oan ức, sự dễ sân hận, dễ bực tức … Bất kỳmột hành động, một sự việc gì có liên quan đến những điều trên, sẽ khiến cho TỰ ÁI nổi lên và người quá cố sẽ vô cùng tủi thân và nghĩ ngay đến cái chết.

 

6.  Người tự tử phải hiểu rõ tư cách của người sống trên dương thế.

Giữa người quá cố và con cái vẫn còn một nghiệp lực chưa thanh toán xong.

Giữa người quá cố và những người quen biết khác vẫn còn oan trái chưa giải quyết xong. Tự tử là một hành động trốn nợ, nhưng chắc chắn rằng vẫn không trốn được mà trái lại,vốn lời chồng chất, nợ càng lên cao. Người quá cố gặp quá nhiều cảnh huống trong cuộc Đời,  đó  chẳng  qua  là  vì  người  này  có  quá  nhiều nghiệp lực cần phải thanh toán. Người quá cố tưởng rằng tự tử là phủi tay, là rảnh hết nợ đời, nhưng không phải thế, nghiệp lực không trả

được ở kiếp này thì cũng phải trả ở kiếp vị lai, không trốn đâu cho được cả. Chỉ e rằng bổn cũ soạn lại, thì phải mất thêm một kiếp người nữa, cứ đi vòng lẩn quẩn, không bao giờ chấm dứt.Nếu thân nhân cảm thấy rằng, mình cũng đã góp một phần vào việc gây tạo nỗi đau buồn cho người quá cố, điều tốt

nhất  là  nên  đối  trước  bàn  thờ  của  vong  linh,  thành  tâm, thành ý, hết dạ ăn năn, cầu xin lời tha thứ. Vong linh xả bỏ nỗi ưu phiền, làm nhẹ một phần nào gánh nặng mang theo. Cố gắng giúp cho vong linh sám hối và phát nguyện tu tập, như thế mới có thể xóa được cái địa ngục mà vong sẽ phải

thọ lãnh sau 49 ngày. Nên nhớ: 49 ngày là thời gian đặc ân dành cho vong linh, nương vào sự thành tâm sám hối, tu tập để hoán chuyển cảnh  giới.  Cho  nên,  thân  nhân  nên  giúp  cho  hương  linh hoán chuyển từ cảnh giới Địa Ngục qua cảnh giới Người. Đó cũng là một cách để thân nhân tỏ rõ tình thương sâu đậm của mình, sự quan tâm, sự chăm sóc đến người quá cố.

Nói chuyện giảng Pháp cho vong linh nên chậm rãi, lặp đi lặp lại, vì vong linh không còn ngũ căn, nên không thể lãnh hội nhanh được.

 

Siêu Độ Cho Người Bị Chết Oan

 

Việc một người bị chết oan, việc đó cũng ít xảy ra, nhưng vẫn có, chớ không phải là không có. Chết oan có nghĩa là chết trước cái thọ mạng của mình.

Vấn đề này cũng rất khó diễn tả, vì có đôi khi, thoạt xem qua thì cho là chết oan, nhưng thật sự ra thì không oan.Thường thì một người, nếu thật sự chết oan, sẽ có sự báo mộng của người đó cho thân nhân là mình bị chết oan.

Người thật sự bị chết oan hay người qua đời một cách đột ngột, đều cùng giống nhau ở một điểm, đó là: họ mang cái SÂN trong người và một cảm giác SỢ HÃI. Người chủ lễ phải giải thích để vong linh hiểu được rằng, tất cả những cảm giác tức tối, giận dữ, sợ hãi đó, vong linh cần phải buông xuống, buông bỏ để được nhẹ nhàng. Tiếng nói là “chết oan” nhưng vẫn có dính líu đến một nghiệp lực, chớ không phải không có đâu!Dù chết một cách đột ngột, cũng vẫn là do ở sự hoạt động bất bình thường của cơ thể, chớ không phải tự nhiên mà chết. Chỉ trừ một trường hợp duy nhất, xảy ra cho người tu tập cao dày, việc ra đi của người này cũng rất là nhanh. Thật sự ra, thọ mạng của người ấy cũng đã chấm dứt, nhưng vì được đặc biệt “Tiếp Dẫn,” nên việc ra đi trở thành đột ngột.Tóm lại, những cái gì gọi là cảm giác xấu, xảy đến cho một người trước khi hắt hơi cuối cùng, vị chủ lễ đều khuyên vong linh phải buông xuống hết. Và sau đó, nghi thức siêu độ cũng đều y như nhau. Nhưng đặc biệt trong phần giảng Pháp, phải giảng cho thần thức đó hiểu được rằng, Sân Hận là điều không nên giữ, và phải nên buông bỏ tất cả những điều làm cho mình bực dọc, nặng nề trước khi nhắm mắt. Cần phải bỏ xuống hết, để có được sự nhẹ nhàng mà cất bước ra đi. Riêng đối với những người được nghi ngờ là chết oan, người chủ lễ hoặc thân nhân phải tu tập thật là nhiều để hồi hướng lại cho những vong linh đó. Xem như là một sự đền bù, cho khoảng thời gian mà vong linh đó còn hưởng được sự sống trên dương thế, để bù đắp lại cho vong linh đó, để cho hướng đi của họ được dễ dàng hơn, và coi như họ sẽ mang được nhiều công đức đi theo họ về một cảnh giới mới.

 

Siêu Độ Cho Thai Nhi Bị Sẩy Thai

 

Khi một người Nam và một người Nữ giao hợp, đúng vào lúc có hiện tượng THỤ THAI, là đã có sự hiện diện của Thần Thức rồi. Nhưng sau đó, người Mẹ bị sẩy thai, tức là Thần Thức đã bước ra ngoài khỏi Thai noãn. Nên ghi nhận những trường hợp sau đây:

1.  Thần thức thấy rằng không thể tồn tại được trong người của Bà Mẹ vì: Người Mẹ bị bịnh, không thể nào giữ cái thai đến đúng ngày sinh nở được. Người Mẹ có vật lạ xâm nhập vào người.

2.  Cũng có thể rằng người Mẹ, hoặc luôn cả người Cha đã làm nhiều việc thiện, tích lũy Phước Đức. Phước Đức này sẽ giống như một MÀN CHẮN, không cho Thần Thức tiến vào, nếu Thần Thức đó quá hung hãn, quyết một lòng đòi nợ.Khi  người  Mẹ  bị  sẩy  thai,  Thần  Thức  bước  ra  khỏi  thai noãn, xem như nghiệp lực giữa đôi bên còn chưa bộc phát.Thần thức ra đi, mang theo nhiều SÂN HẬN vì không phải dễ dàng tìm được:ƒ ƒ Nơi chốn thác sanh. Cha mẹ có dây tương quan nghiệp lực, phối hợp được

với Thần Thức, để mọi việc được THUẬN DUYÊN.

Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát cũng phải khó nhọc mới giúp được cho vong linh tìm đúng cha mẹ, tìm được đúng chỗ thác sanh.Vuột mất một cơ hội, khiến cho Thần Thức rất là buồn bã đến đâm ra sân hận.Việc siêu độ cho thai nhi bị sẩy được hành trì theo đúng nghi thức, nhưng chỉ cần 21 ngày, tức là 3 tuần lễ. Ngài Địa Tạng sẽ giúp cho vong linh trong trường hợp này, tìm cha mẹ khác để thác sanh trong vòng 21 ngày.Người chủ lễ phải khuyên giải thần thức để cho thần thức được nhẹ nhàng, hiểu rõ rằng, chỉ trừ trường hợp người mẹ có ý muốn hủy diệt cái thai, còn việc sẩy thai không do ý muốn của người mẹ, thần thức cũng không nên sân hận quá nhiều.

 

Phá Thai

 

Đối với những người có ý muốn tiêu diệt cái thai, trong trường hợp này, có khi không tiêu diệt được, có khi tiêu diệt  được.  Nếu  không  tiêu  diệt  được,  nghiệp  lực  dồn  lại cái trước lẫn cái sau. Nếu trong trường hợp tiêu hủy được, người mẹ mang nghiệp sát, và cái nghiệp này sẽ cộng thêm với cái nghiệp đã gây tạo ra lúc trước giữa hai thần thức. Vì vậy, nếu gặp một thần thức bướng bỉnh, thần thức đó sẽ tìm cách nhập thai trở lại. Đây là một cách để tỏ sự sân hận.Cũng có khi thần thức hiền hậu hơn, không bướng bỉnh,

lúc đó ngài Địa Tạng sẽ giúp cho đi tìm chỗ thác sanh. Tuy nhiên, nghiệp lực cũng đã tạo ra giữa người mẹ đó với thần thức.Nếu một người mẹ phá thai đã lâu mà vẫn còn thấy đứa con của mình, điều đó có nghĩa là vong linh đó chưa siêu thoát, chưa tìm chỗ thác sanh, cho nên người mẹ có cơ hội nhìn thấy con. Sự việc khi đó sẽ rất là phức tạp, rối rắm và lắm điều sầu thảm. Nghiệp lực giữa đôi bên cũng vẫn buộc ràng. Rồi thì cũng có thể gặp nhau trên dương thế để đòi nợ nhau. Vì vậy phải cẩn thận rất nhiều, đừng xem việc phá thai như một trò đùa. Đừng xem thường những thai nhi còn trong bụng Mẹ.Y khoa khuyên không nên phá thai khi thai nhi đã tượng hình (từ tuần thứ 20 trở lên), nhưng thật sự ra thì một mạng sống đã bắt đầu từ khi cha mẹ giao hợp và thụ thai, chớ không phải đợi tới lúc tượng hình đàng hoàng!Người đời nhìn tất cả mọi việc với ngũ căn, có nghĩa là có giới hạn, không thể nhìn xuyên qua cái giới hạn đó được.Nếu có thể thấu suốt xuyên qua cái giới hạn, chắc có lẽ

người đời không dám làm sai, làm chuyện sái quấy đâu!Người phá thai phải nhớ rằng, mình đã tạo nghiệp sát bên cạnh cái nghiệp chưa thanh toán giữa mình và đứa nhỏ chưa ra đời đó. Hai nghiệp chồng lên nhau, sẽ rất là nặng nề, tạo nên vô số cảnh huống, nhiều bi kịch khi hai thần thức đối diện nhau qua một cơ duyên nào đó.Có thể nói rằng, công việc của Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát vô cùng cực nhọc và phức tạp. Ngài phải giúp đỡ chocác vong linh rất nhiều.Việc đi tìm chỗ cho vong linh thác sanh cũng không phải là điều dễ dàng. Công việc của Ngài ở cõi Âm phải nói rằng: “trùng trùng điệp điệp.” Nếu chúng sanh trong cõi Ta Bà biết tu tập, làm giảm nghiệp lực, thì công việc của Ngài ở cõi Âm sẽ được giảm bớt rất nhiều.Khi sẩy thai còn có thể siêu độ được, nhưng khi phá thai, khó siêu độ lắm!Người chủ lễ siêu độ cho một thần thức bị phá thai khó vô cùng. Hãy nghĩ rằng, mình muốn sống mà người ta nở chặt đứt đường sống của mình, niềm sân hận sẽ lên đến đâu?

Cho nên thần thức đó đã trở thành một oan gia trái chủ rất lớn của người muốn hủy diệt nó.Nếu  người  mẹ  đó  vừa  mới  phá  thai,  thần  thức  chưa  kịp đi tìm chỗ thác sanh khác, người chủ lễ còn có cơ hội để khuyên bảo. Việc tu tập trong trường hợp này rất là cần thiết, và lợi lạc cho cả hai bên: cho người Mẹ lẫn cho thần thức của thai nhi. Người Mẹ cần phải thành tâm sám hối rất nhiều, phải tha thiết sám hối, phải bố thí, phải hành Thiện và hồi hướng tất cả công đức của sự Tu Tập Chân Chính cho thần thức đó.

Chỉ có Tu Tập Chân Chính mới có thể giải quyết được ổn thỏa. Nên nhớ rằng, tất cả những vong linh đều cảm nhận sự Chân Thật một cách rất là nhạy bén. Nếu không chân thật, lời đó không xuất phát từ tâm mà xuất phát từ miệng, sẽ không bao giờ có thể giải quyết được bất kỳmột việc gì ở cõi Âm đâu.

 

Triệu Thỉnh Hương Linh

 

Khi triệu thỉnh vong về để cúng, có khi nào mời nhầm một cô hồn uổng tử hoặc một vong linh khác đi cùng với vong linh (thân nhân) để vào nhà hay không?

Nếu vong nhập vị thì luôn luôn bên cạnh của vong đều có hai vị Hộ Pháp. Còn nếu không cho vong nhập vị, thì phải khấn Chư Thần Thổ Địa nơi mình cư trú và xin phép để cho vong tên đó, họ đó, mất ngày nào đó, được vào nhà để mình siêu độ cho vong. Sẽ không có việc các vong khác ồ ạt kéo đến đâu. Chỉ trừ khi nào gia đình đó có một nghiệp lực sâu dày với một vong linh nào đó, thì mới có việc vong linh đó vào để dựa nhập. Ngoài ra thì không có việc một vong linh nào đó cùng đi với vong linh (thân nhân) để mà vào nhà. Thế giới cõi Âm cũng có những quy luật rất là chặt chẽ. Tất cả những vong linh trong thế giới cõi Âm, đều có một kỷ luật đâu vào đó. Không thể nào tự ý muốn làm gì thì làm. Vẫn có một sự tổ chức hẳn hòi, trừ khi là oan gia, nghiệp chướng, thì đó là một việc khác. Không phải bất kỳmột vong linh nào cũng được quyền xuất nhập trong nhà của người trên dương thế đâu.Một người đã phát nguyện tu tập, và biết cách thức tu tập “chân chính,” luôn luôn có Chư Thần, Hộ Pháp theo bảo vệ Đạo Tràng, Kinh điển, và luôn cả chính bản thân của người tu tập nữa. Cho nên không dễ dàng để cho bất kỳ một vong  linh  nào  dựa  nhập  được  hết.  Chỉ  trừ  khi  nào  là  oan  gia, nghiệp chướng thì chuyện đó là một chuyện khác.Muốn có được sự hộ trì của Ơn Trên, hành giả bắt buộc phải là một người tu tập chân chính: luôn giữ Giới, Tâm phải được kiểm soát thường xuyên, tránh không chao động. Những Ý tưởng bất thiện, kém hoặc không cao thượng đều phải được ngăn chận, và hủy bỏ đúng lúc, đúng thời; sửa Tánh, dùi mài Tánh và trau giồi Tánh. Như thế mới giữ được tư cách cùng nét oai nghi của người tu tập. Sự tu tập nếu chỉ thể hiện qua lời nói sẽ khó lòng nhận được sự hộ trì.Nên nhớ rằng: tất cả những sự hộ trì đều là đặc ân, đền bù cho người đã bỏ nhiều công sức, bỏ nhiều thì giờ vào việc tu tập. Một người tu tập chân chính đúng nghĩa, sẽ là một vị Bồ Tát của Cực Lạc trong tương lai, cho nên tự họ sẽ được bảo vệ. Nếu vì một lý do nào đó mà họ dứt đường tu tập, không tiếp tục, thì lúc đó họ sẽ không còn nhận được sự hộ trì nữa.

 

Siêu Độ Vấn Đáp

Cách Thức Xưng Hô Với Vong Linh

 

Khi nói chuyện với vong, nếu người chủ lễ biết rõ ràng vai vế, thứ bậc của vong linh, cách xưng hô lúc sống như thế nào, khi chết cũng sẽ y như vậy. Đây chỉ là một cách để biểu lộ cái tình thân, cho vong linh thấy rằng, đây chính là người thân của mình nói chuyện với mình, và người thân của mình đứng ra lo lắng cho mình.Cho nên, muốn sử dụng cách xưng hô như khi còn sống, việc đó không sao cả. Tuy nhiên, nếu chủ lễ là một người không thuộc trong gia đình của vong linh, không quen biết, nhưng người đó đem tấc dạ chân thành của mình để giúp siêu độ cho vong linh, người chủ lễ đó có thể nói chuyện với vong linh xưng Tôi và gọi Vong Linh, Hương Linh gì cũng được cả.

 

Vong Không Phục Người Chủ Lễ

 

Lúc còn sống, vong có ý xem thường một người nào đó, nhưng nay thì chính người đó lại làm chủ lễ siêu độ cho vong,  như  vậy  có  gây  sự  khó  khăn  gì  cho  người  chủ  lễ trong việc giảng dạy, dẫn dắt cho vong không?

Một người khi còn sống, tỏ vẻ khinh khi kẻ khác, điều đó nói lên rằng: người ấy mang nhiều tánh xấu, đưa đến việc khinh người này, trọng người kia; thương kẻ này, ghét kẻ nọ v.v... Khi người đó đã qua đời rồi, chỉ với cái thần thức thôi, cũng khó lòng thể hiện được cái tánh xấu đó, dù rằng nó vẫn còn tiềm tàng nơi thần thức.Tu tập chân chính là phải sửa tánh, sửa tánh và sửa tánh. Để chi? Để cho tất cả những tánh xấu mà mình đã sửa đó, không còn vướng bận vào trong thần thức nữa. Thần thức sẽ không còn mang những tánh xấu đó đi theo, nó rất là nặng nề. Phải biết rằng, chỉ cần mang một tánh xấu thôi, thần thức cũng đã phải lê lết rồi, huống chi là có quá nhiều tánh xấu, thần thức sẽ rất nặng nề như đeo đá vậy.Cho nên, nếu một người dù chưa biết tu tập, nhưng biết sửa đổi tánh của mình, biết dung bồi những tánh tốt, và sửa cho hết những thói hư, tật xấu của mình, khi người đó bỏ báu thân, thì cũng đỡ mang cái gánh nặng trên vai của mình.Một người đã trở thành một vong linh, tánh xấu tuy rằng vẫn  còn  tiềm  tàng,  nhưng  biểu  lộ  cái  tánh  đó,  cái  vong không biểu lộ được. Nếu người chủ lễ là một người tu tập chân chính, là một người có đạo lực, tự họ đã có một hào quang bao chung quanh, mắt thường không nhìn thấy được, nhưng vong linh nhìn vào đã nhận ra được, và biết rằng: không thể nào khinh miệt được người này. Cái tánh xấu ngã mạn của vong linh khi còn sống, đã ngăn chận cái nhãn căn, khiến cho không nhìn thấu triệt được cái hào quang bao chung quanh người bị miệt thị. Trước hào quang chói chang của vị chủ lễ, vong linh rất sợ hãi, bắt buộc phải kính phục và nghe theo lời của vị chủ lễ. Bên cạnh đó, câu thần Chú CA SA THA PHA giúp cho người chủ lễ, nếu việc tu tập của họ còn kém, thì cái hào quang yếu ớt của họ sẽ rực rỡ hơn; nếu một người tu tập lâu năm, chân chính, có đạo lực, hào quang phát sáng, câu Chú kia sẽ làm cho hào quang rực lửa lên, khiến vong nhìn vào phải có một sự kính phục và nghe theo.

 

Thức Ăn Cúng Cho Vong

 

Thức ăn đã cúng cho vong rồi, người chủ lễ hay gia đình vẫn  có  thể  dùng  được,  vì  vong  chỉ  hưởng  hơi  thôi,  chớ không vọc tay vào ở trong đó để múc, để ăn giống như là người bình thường. Tuy nhiên, nếu kỹ lưỡng thì chỉ cần đậy lại thôi, đừng dọn đi,vì đó là dấu hiệu cho biết rằng buổi lễ đã chấm dứt, người chủ lễ còn phải giảng Pháp cho vong sau  đó.Thông  thường,  vong  thọ  hưởng  phần  vật  thực  chỉ  trong khoảnh khắc vài phút thôi, không cần thời gian lâu giống như người còn sống khi thọ dụng một bữa ăn. Vong chỉ hưởng  hơi  thôi,  do  đó  chỉ  có  đồ  thanh  vong  mới  hưởng được, còn đồ nặng vong không hưởng được. Đồ thanh tức là chỉ thuần rau cải thôi, những thức ăn được nấu lên từ động vật, vong không hưởng được đâu.

 

Thần Thức Rung Động Có Nghĩa Là Gì?

 

Có nghĩa là cái thức của hương linh nhận ra được những điều  mà  người  chủ  lễ  giảng  dạy,  cắt  nghĩa,  chỉ  dẫn  cho hương linh. Cái thức này hoàn toàn trong suốt, không gợn bất kỳmột cái gì để làm chướng ngại. Rung động có nghĩa là hiểu được, một sự hiểu thấu đáo không  có  sự  che  mờ  khuất  lấp.  Vì  vậy,  nếu  hương  linh muốn được đi về cõi Phật, hương linh quyết tâm niệm Phật, quyết tâm sám hối ăn năn, hương linh sẽ được về Cõi Phật, dù rằng trước kia khi còn sống, hương linh không đủ tư cách để về Cõi Phật.

 

Đưa Hương Linh Về Nhà Sau Khi An Táng

 

Sau lễ An Táng, vong linh được đưa về nhà để làm lễ siêu độ. Thân nhân phải làm như thế nào cho đúng cách?Sau khi đã làm lễ An Táng hoặc hỏa thiêu xong, thân nhân nào cầm hình của vong linh thì khấn rằng: “Vong linh tên đó họ đó, hãy theo về nhà và ở lại trong nhà để cho thân nhân làm lễ siêu độ cho vong linh trong 49 ngày.” Tức khắc vong linh sẽ đi theo thân nhân về nhà. Nên nhớ: người nào cầm hình của vong linh thì người đó sẽ khấn như vậy.

 

1.  Nếu đã lựa chọn được chủ lễ:

 Người này hoặc ở cùng một nhà với vong linh khi còn sống

  Cũng có khi vị này ở khác nhà, nhưng sẵn sàng đến  nhà  của  vong  linh  để  hành  lễ  siêu  độ  mỗi ngày

  Khi lễ an táng hoặc hỏa thiêu đã chấm dứt, giao cho chủ lễ cầm hình của vong linh, chủ lễ sẽ khấn vong linh để đi về nhà của vong linh.

  Trước khi làm lễ An Táng, ở tại nhà phải nên lập sẵn bàn thờ của vong linh; sau buổi lễ An Táng về nhà, đặt hình của vong linh lên bàn thờ vong, chủ lễ sẽ cho hương linh nhập vị ngay và thỉnh hai Vị Hộ Pháp để bảo vệ cho vong.

 

2.  Nếu vị chủ lễ ở khác nhà với vong linh, nhưng không tiện đến mỗi ngày để hành lễ siêu độ, sau lễ an táng, vị này sẽ cầm hình của vong linh và khấn vong linh đi về nhà của vị chủ lễ. Bàn thờ của vong linh cũng phải sẵn sàng, vị chủ lễ cho vong linh nhập vị ngay, thỉnh hai Vị Hộ Pháp bảo hộ cho vong. Trong buổi lễ siêu độ đầu tiên, tất cả thân nhân của vong linh sẽ cùng hành lễ ở tại nhà của vị chủ lễ.

Máy niệm Phật để trên bàn thờ vong, nên mở suốt ngày 24/24. Đây là cách giúp cho hương linh không quên niệm Phật, càng niệm Phật nhiều, hương linh an trụ trong tiếng niệm Phật, hương linh sẽ càng thấy nhẹ nhàng hơn, đúng với ý nghĩa của việc siêu độ là giúp cho hương linh được nhẹ nhàng. Thân nhân không thể niệm Phật suốt ngày, suốt đêm được, vì vậy nếu để băng niệm Phật cho hương linh nghe thì rất tốt.Không nên vặn quá lớn, vừa đủ để tạo một khung cảnh thật ấm cúng với nhang khói, với đèn thắp sáng trên bàn thờ. Không nên dùng nhang trầm cúng cho hương linh, nhang trầm chỉ nên dùng để cúng Phật, biểu lộ sự trân trọng của hành  giả.  Tuy  nhiên,  điều  đó  cũng  không  cần  thiết  đâu, điều cần yếu chính là sự thành tâm tu tập, cải sửa bản thân mình. Nên dùng loại đèn cầy ở trong ly, sẽ không bị gió lay tắt. Nơi nào không có loại đèn này thì dùng 2 ly cao, cắm 2 đèn cầy thường vào, nên nhớ là chiều cao của đèn cầy phải thấp hơn chiều cao của ly khoảng 2 cm thì đèn cầy mới không bị tắt. Hai ngọn đèn trên bàn thờ vong luôn luôn đốt sáng (24/24) để vong lúc nào cũng có cảm giác được bao bọc trong ánh sáng rực rỡ, tránh cái ánh sáng mờ mờ ảo ảo của Tam Đồ. Ngày  đầu  tiên  dẫn  vong  về  nhà,  phải  chuẩn  bị  đầy  đủ hương hoa trà quả ở bàn thờ Phật, hương hoa trà quả ở bàn thờ vong, kèm theo thức ăn cúng cho vong. Tất cả sẵn s àng để người chủ lễ bắt tay vào việc siêu độ cho vong linh ngày thứ 1. Ngày thân nhân qua đời được kể tính là ngày thứ nhất, từ đó tính tới 49 ngày. Nếu từ ngày mất cho đến ngày an táng là 5 ngày, thì phải hiểu rằng thất thứ 1 chỉ còn lại có 2 ngày, cho nên người chủ lễ sẽ phải sắp xếp để thời gian 44 ngày còn lại, đủ để chuyên chở hết tất cả những gì mà người chủ lễ muốn giảng dạy, dẫn dắt cho vong, nhất là việc giúp cho vong tu tập trong suốt thời gian này.

 

Hỏa Thiêu Hài Cốt

 

Nếu trong trường hợp hỏa thiêu, tro cốt mang về nhà phải đợi đến bao giờ mới có thể thủy táng được?Trong trường hợp hỏa thiêu, tro cốt mang về nhà để trên bàn thờ vong; sau 49 ngày, vong đã được đi thác sanh rồi, lúc đó có thể đem tro cốt để đi thủy táng. Tro cốt dù sao cũng là một biểu tượng của thân xác của vong linh, không nên đem đi thủy táng trong lúc còn siêu độ cho vong linh, để tránh việc vong linh có thể Sân Hận. Như vậy có nghĩa là, phải chờ đợi sau 49 ngày, mới có thể mang tro cốt đi thủy táng được.

 Và cũng theo phong tục nơi địa phương quy định về môi trường sống.

 

Nghi Thức Thủy Táng Hoặc Sơn Táng; Địa táng 

 

Nguyên tắc đúng là, khi vong đã được thác sanh rồi thì đem tro cốt đi thủy táng hoặc sơn tang; Địa tang… hay để bất kỳ nơi nào cũng được. Trước khi rải tất cả những tro cốt đó xuống nơi mình muốn, thì có lời khấn nguyện rằng:

 “Hôm  nay,  gia đình …( Hoăc chủ lễ…..) xin   đem  tro  cốt  của  hương  linh (tên ...... gì ,  mất  ngày  nào  đó), để  thủy  táng (hay sơn tang; địa táng…).Tro cốt này là một thể hiện của cái có của hương linh. Cái có đó chính là thân xác. Nhưng ngày nay, thân xác này đã trở thành KHÔNG. Sự vô thường có - không, không - có;  tất  cả  đều  trở  về  với  cát  bụi, hương linh với một thần thức sáng suốt, đã được siêu thoát, đã được thác sinh. Thân xác này, hương linh không còn nhận nó làm vật sở hữu của mình nữa. Ngày nay, cát bụi xin trả trở về cho cát bụi, hương linh ung dung tự tại nơi Cõi Trời hay Cõi Phật.”

 

Chỉ khấn bao nhiêu đó là đủ rồi. Cái chánh yếu trong thân xác đó đã không còn hiện hữu trong cái xác đó nữa, đã được thác sanh về Cõi Trời, hay cõi Phật hoặc cõi Người rồi. Cho nên muốn niệm Phật cũng tốt, không niệm Phật cũng không sao.Tuy nhiên, điều quan trọng không phải là lúc rải tro cốt

đâu, mà điều quan trọng là, sau 49 ngày, thân nhân nên vẫn còn tiếp tục tu tập, để giúp gia tăng phần trí huệ cho hương linh. Vì sao?Vì đúng lý ra, hương linh không được về Cõi Trời hay Cõi Phật, nhưng vì một lòng thành tu tập mà hương linh được đặc ân để hoán chuyển cảnh giới của mình, cho nên nói nôm na là, vẫn còn yếu ớt! Vì vậy, thân nhân vẫn nên tiếp tục tu tập, làm hạnh bố thí, in Kinh, đúc tượng … hồi hướng cho hương linh, giúp cho hương linh được mạnh mẽ hơn ở cảnh giới mới đó, và cũng giúp cho hương linh được an trụ lâu dài nếu ở Cõi Trời.Còn nếu về cõi Người, cũng giúp cho hương linh tích tụ được nhiều phước đức cho một cuộc đời mới của mình.

Do đó, không phải sau 49 ngày là hoàn tất việc siêu độ đâu! Việc siêu độ chấm dứt trên danh nghĩa, ở vào ngày thứ 49, sau khi đã tiễn vong linh về đúng cảnh giới mong muốn. Tuy nhiên, để cho được trọn vẹn với ý nghĩa Siêu Độ, thân nhân để ra một ít thời giờ tu tập, tiếp tục hồi hướng công đức tu của mình cho vong linh.Đây là một việc làm giúp cho cánh chim Non càng ngày

càng cứng cáp, để đến một lúc nào đó, chim đã đủ lông đủ cánh, sẽ tự mình bay thoát trong khoảng trời rộng bao la.

 

Ngày Giờ Làm Lễ

 

Việc cúng cho vong có nhất thiết phải vào một giờ giấc nào nhất định hay không? Hoặc là tùy thuộc vào giờ giấc của người chủ lễ?

Nhà chùa chỉ đảm nhận việc siêu độ cho vong linh mỗi tuần 01 lần mà thôi. Tức là vong linh sẽ chỉ có vỏn vẹn 07 ngày để được siêu độ, so với 49 ngày ròng rã của thân nhân siêu độ cho vong linh. Việc siêu độ cho vong linh tùy vào sự sắp xếp của thân nhân. Nếu thân nhân có nhiều thì giờ, có thể làm 2 lần trong một ngày; nếu không có nhiều thì giờ, làm 1 lần trong ngày cũng đủ. Giờ giấc tùy vào sự sắp xếp của thân nhân hay của người chủ lễ, không nhất thiết phải có giờ giấc cố định, miễn là đừng làm vào quá khuya, bước qua ngày hôm khác thì không tốt đâu.Nên nhớ rằng: vong linh cần từng ngày một, do đó, giúp đỡ cho vong linh đừng để bước sang một ngày khác, uổng mất một ngày siêu độ cho vong linh (Nên làm đúng vào ngày thứ 7 -Tuần Thất).

Một ngày qua là một ngày giúp cho vong linh sám hối, giúp cho vong linh niệm Phật, giúp cho vong linh trì Chú, và giúp cho vong linh nghe Pháp, hiểu Pháp. Mất đi một ngày là mất đi bao nhiêu quyền lợi, mất đi bao nhiêu điều tốt đẹp cho vong.

 

Siêu Độ Cho Vong Linh Ấu Thơ

 

Có sự khác biệt hay không trong việc siêu độ cho một vong linh 80 tuổi và một vong linh 8 tháng tuổi?Một đứa bé lìa đời khi còn quá sức nhỏ, phải hiểu rằng: đứa nhỏ đó mất đi vì bệnh tật, chớ không phải là không có lý do. Mà nếu vì bệnh tật thì, nó mang bệnh tật để làm gì? Để khiến cho cha mẹ nó phải bỏ thì giờ, bỏ tiền bạc, bỏ công sức để chăm sóc cho nó. Một khi đã đủ số mà nó muốn đòi rồi, lúc đó nó sẽ ra đi. Dưới cặp mắt của người Đời, đứa bé

đó đoản mệnh, có nghĩa là không sống thọ. Nhưng, dưới cặp mắt của một người tu chân chính, hiểu đạo, họ biết rằng: nghiệp lực giữa đứa bé và cha mẹ nó đã chấm dứt. Chủ nợ chính là nó. Con nợ chính là cha mẹ nó. Chủ nợ đã đòi đủ số rồi thì chủ nợ ra đi. Cho nên, siêu độ cho một đứa bé là giúp cho nó được nhẹ nhàng bước qua một kiếp mới, và theo nghiệp lực kế tiếp của nó mà đi. Người chủ lễ phải giảng cho cái vong này hiểu được rằng: nghiệp lực giữa nó và cha mẹ nó đã chấm dứt rồi, bây giờ thì đường ai nấy đi. Người chủ lễ sẽ giúp cho nó được nhẹ nhàng để ra đi, theo nghiệp kế tiếp của nó. Tuy nhiên, nếu người chủ lễ có dạ từ bi, thì cũng sẽ siêu độ cho đứa bé này trong 49 ngày, bằng cách sám hối.

Sám hối để làm gì?

Để cho cái vong nhỏ bé này, tuy rằng nó mang thân nhỏ bé khi nó mất đi, nhưng nó vẫn là một thần thức lớn, giúp cho nó sám hối, niệm Phật để có lợi cho nó ở kiếp tới, nghiệp lực kế tiếp của nó dẫn đường sẽ nhẹ nhàng hơn. Sỡ dĩ nó mất đi khi nó còn quá nhỏ, là vì nghiệp lực giữa nó và cha mẹ nó cũng chỉ có bấy nhiêu thôi!Việc giảng Pháp cho một vong linh 80 tuổi và một vong linh 8 tháng tuổi, vẫn không có gì khác biệt cả. Điều quan trọng chính là sám hối, sám hối và sám hối. Tại vì sao? Vì không có bất kỳmột thần thức nào thoát được nghiệp lực cả! Đã làm Người mà còn không thoát được nghiệp lực, huống chi là một thần thức? Ở dạng của một thần thức, hay ở dạng của một thân người, thì cũng vẫn phải bị chi phối bởi nghiệp lực. Nhưng nếu gặp được Thiện Tri Thức dẫn dắt, nghiệp lực kế tiếp dẫn đường cho thần thức đó sẽ làm cho mọi việc nhẹ nhàng hơn, thần thức đó sẽ đi về một hướng tốt đẹp hơn.Cho nên, vẫn phải hướng dẫn cho thần thức sám hối và niệm Phật. Nên nhớ rằng: lời nguyện của Đức A Di Đà Phật không phải chỉ dành cho người sống, mà còn đối luôn với người chết nữa. Vì vậy mà phải giúp cho người chết niệm Phật rất là nhiều. Nếu họ quyết tâm tu tập, thì sự rung động của họ có thể hoán chuyển nghiệp nặng thành nhẹ, từ cảnh giới thấp có thể lên được cảnh giới cao hơn. Sau 49 ngày, việc họ được vãng sanh về Cực Lạc là việc vẫn có thể xảy ra, chớ không thể nói rằng: không bao giờ có thể xảy ra.

Tóm lại, lời Pháp rất là quan trọng, vì đó là một cách thức để dẫn dắt một chúng sanh. Dù rằng đã bỏ thân rồi, chúng sanh đó vẫn có thể được dẫn dắt để hướng thượng, để đi về một cảnh giới cao hơn.

 

Cúng Cơm Cho Vong Linh Ấu Thơ

 

Nếu vong linh là những đứa trẻ nhỏ, cúng thức ăn cho trẻ thơ có phải dùng đến sữa hoặc là dùng đến những thức ăn dành riêng cho trẻ thơ hay không?Hình dạng của một trẻ thơ, nhưng là một thần thức lớn, không phải là thần thức của một bé thơ đâu! Về vấn đề này, khi nhìn về hình dạng thì, đối với một đứa trẻ thơ chỉ mới một hai tuổi hay một vài tháng tuổi, không thể nào cúng cho những vong linh đó những thức ăn của người lớn được.Vì người đời nhìn vào hình tướng để đoán xét mọi việc, cho nên có sự phân biệt giữa trẻ thơ và người lớn. Thật sự ra, trẻ thơ hay người lớn, đều cùng có một Thần Thức lớn. Không thể nói rằng: trẻ thơ thì Thần Thức nhỏ, còn người già thì

Thần Thức già, không phải như vậy.Đã cùng là Thần Thức lớn, thức ăn nào cũng hấp thụ được cả.  Vong  không  thể  đưa  thức  ăn  vào  miệng  được,  vong không nhai, không nuốt được, chỉ là hưởng hơi thôi, mà đã là hưởng hơi thì bất kỳthức ăn nào cũng được, không có sự phân biệt về tuổi tác. Tuy nhiên, người đời căn cứ vào hình tướng, cho nên trẻ thơ thì phải cúng bằng sữa, cúng bằng những thức ăn của trẻ thơ. Cũng không sao, như thế nào cũng được, không có điều gì quan trọng cả. Đừng quên trì Chú Khai Yết Hầu để giúp cho vong linh có thể hấp thụ được hơi đồ ăn. Giúp sao cho cái Thức của vong linh được sáng lên, đó mới là điều đáng quan tâm.

 

Đốt Kinh Chuỗi

 

Có cần phải đốt Kinh, đốt chuỗi cho vong hay không, để cho vong linh có thể đọc Kinh, lần chuỗi, niệm Phật?Không cần phải như vậy đâu. Mỗi ngày người chủ lễ đã mời vong về để tu tập rồi. Vong tu tập với người chủ lễ, vong niệm Phật với người chủ lễ và vong niệm Phật với máy niệm Phật, cho nên không cần thiết phải đốt Kinh, đốt chuỗi cho vong đâu.

 

Làm Sao Biết Được Vong Linh Siêu Thoát Về Cõi Nào?

 

Ngày thứ 49 là ngày mà vong chánh thức bước vào một cảnh giới mới, làm sao biết được vong đã ra đi?Muốn biết được vong đã ra đi chưa, người chủ lễ phải giữ Tâm Bình mới có thể nhận được cảm giác đó. Khi khóa lễ đến phần niệm Phật, vị chủ lễ có thể nhờ một vài thân nhân hay bạn bè quen biết, thành tâmcùng niệm Phật để “tăng sức”, để “cổ võ” cho hương linh. Trong lúc đó, vị chủ lễ khấn Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát để nhờ Ngài tiếp dẫn hương linh. Trong thời gian Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát cùng quyến thuộc của Ngài làm việc, vị chủ lễ sẽ đem hết tâm thành niệm danh hiệu của Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát trong khoảng từ 10-15 phút. Sau 15 phút, tiếng niệm Phật chấm dứt, vị chủ lễ ngồi lại tịnh tâm thì có thể cảm giác được là vong vẫn còn hiện diện hay đã đi rồi. Điều này khó diễn tả bằng lời, nó tùy thuộc vào trạng thái Bình của người chủ lễ khi đó. Tuy nhiên, nếu trong suốt 49

ngày, việc siêu độ được hành trì với một tấm lòng tha thiết, với một chân tình thật là sâu sắc, vị chủ lễ tận tâm giảng dạy, dẫn dắt vong linh qua từng lời khuyên, từng lời Pháp, chắc chắn rằng trí huệ của vong linh sẽ bừng sáng, thần thức chân thành rung động, vong linh hoán chuyển cảnh giới rất dễ dàng. Nếu người chủ lễ có Đạo Lực, việc cảm nhận cũng không khó khăn đâu, chỉ cần người chủ lễ giữ tâm Bình thì sẽ cảm nhận được ngay. Điều này cũng giống y như việc, có uống ly nước rồi, mới biết ly nước đó lạnh hay nóng? Rất khó diễn tả bằng lời lắm!Còn đối với người chủ lễ không có Đạo Lực, cũng vẫn phải giữ Tâm Bình mới cảm nhận được vong linh đã ra đi chưa?

Tuy nhiên, việc đó xem như là một món quà mà thôi. Khi người chủ lễ khấn Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát để nhờ Ngài dẫn dắt cho vong linh, công việc của Ngài là đưa vong linh đi, theo đúng cảnh giới của vong. Điều này đòi hỏi, trong suốt 49 ngày, người chủ lễ dù cho có Đạo Lực hay không có Đạo Lực, có thành tâm thành ý, có đem hết sức của mình ra để siêu độ cho vong linh hay không? Và việc siêu độ có đi từng bước một theo sự hướng dẫn trong quyển sách hay không? Nếu người chủ lễ làm đầy đủ hết tất cả mọi việc ghi trong quyển sách, kèm theo một tâm thành của mình, điều đó nói lên được rằng, người chủ lễ đã giúp cho vong linh tu tập trong suốt 49 ngày.Nếu đã giúp được cho vong linh tu tập trong suốt 49 ngày, thì chắc chắn rằng vong linh sẽ được Ngài Địa Tạng đưa đi vào ngày thứ 49. Mỗi ngày, vị chủ lễ đều có khấn Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Ngài sẽ để tâm theo dõi việc tu tập của vong linh, và Ngài cũng hỗ trợ để cho vong linh tu tập.Cho nên, nếu vị chủ lễ không cảm giác được việc ra đi của vong, cũng đừng thắc mắc, không sao cả! Nếu làm đúng hết các bổn phận, các chỉ dẫn, đem hết tâm thànhcủa mình ra để siêu độ cho vong, chắc chắn rằng vong sẽ đi về đúng cảnh giới mà vong đã chọn lựa. Một điều quan trọng, quan trọng vô cùng mà người chủ lễ

phải ghi nhận là: nếu đã có sự Thành Tâm, Thành Ý siêu độ, thì chắc chắn rằng vong không bao giờ bị đọa vào Tam Đồ. Sẽ chỉ có 3 cảnh giới mà vong được chọn lựa, đó là: Cõi Phật, Cõi Trời và Cõi Người mà thôi. Đó là món quà quý giá dành cho người chủ lễ đối với vong linh, mà đó cũng là món quà của vong nếu vong chịu khó tu tập trong 49 ngày. Cho nên, chỉ vỏn vẹn có 49 ngày mà giúp cho một thần thức được thăng hoa, thì thời giờ mình bỏ ra, công sức mình đưa ra, không có gì là quá đáng. Tất cả đều được đền bù một cách tương xứng.Nếu hành trì đúng việc siêu độ thì cảnh giới thấp nhất để vong thác sanh, sẽ là cảnh giới NGƯỜI, việc đọa TAM ĐỒ, chắc chắn là không!

Tại  sao  Đức  Địa  Tạng  Vương  Bồ  Tát  không  thể  tiếp  dẫn được cho một vong linh không tu tập, không sám hối, không buông xả, để đi về một cảnh giới, mà bắt buộc người chủ lễ phải giúp cho vong tu tập trong 49 ngày, rồi sau đó, Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát mới có thể giúp cho vong đi một cách dễ dàng?Vong phải tự phát nguyện sửa đổi mình!Phải nhớ rằng: Một Con Người hiện diện trên cõi Đời là để làm gì? Để trả nghiệp, và sau đó, nếu không biết tu tập, thì lại tiếp tục tạo nghiệp; còn nếu biết tu tập, thì chỉ lo trả nghiệp và ngừng việc tạo nghiệp. Nếu bây giờ một người đến để trả nghiệp, rồi lại tạo nghiệp, không  biết  trả  được  bao  nhiêu  nghiệp,  mà  lại  tạo  thêm nghiệp, thì chắc chắn rằng, nghiệp lực mà người đó mang, phải lên cao chớ không xuống thấp. Bây giờ người đó mất đi, mà vẫn còn mang những cái nghiệp, hoặc trả chưa xong, hoặc trả được một phần, hoặc có khi trả được rồi, nhưng vì tạo thêm nghiệp, cho nên nghiệp chất chồng, vong linh đó phải làm sao để được ung dung tự tại muốn đi đâu thì đi?Lấy thí dụ: một người bị giam cầm trong ngục thất, nếu người đó tỏ ra ăn năn sám hối, sửa đổi con người của mình, làm được nhiều điều tốt đẹp, chứng tỏ là tôi đã có một sự sửa  đổi  thật  sự,  trở  thành  ra  người  tốt,  người  hữu  dụng, khi đó, quan tòa mới có thể xem xét trường hợp của người này để quyết định nên cho người này được tự do ngay hay là hưởng trường hợp giảm khinh, thu ngắn thời gian giam

cầm lại. Một vong linh cũng y như vậy. Lìa khỏi trần thế ra đi, nếu một người có được huệ nhãn, sẽ thấy được rằng, vong linh đó không có đi một cách nhẹ nhàng đâu, mà phải lôi, phải kéo.

Lôi kéo cái gì?

Lôi kéo những nghiệp lực của mình. Tùy theo mỗi vong linh, mà sự lôi kéo đó sẽ nặng nề nhiều hay ít. Một vong linh lôi kéo cái gánh nặng như vậy, liệu rằng có thể đi đâu xa được hay không? Chắc chắn là không thể đi đâu xa được hết, nếu không muốn nói là giậm chân tại chỗ.Nếu bây giờ Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát chận vong linh đó lại, và nói rằng: “Muốn đi về đâu? Ta sẽ giúp cho.”Vong linh đó chỉ rằng: “Tôi muốn đi về hướng đó.”Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát có thể giúp cho vong linh đó đi, nhưng vì cái gánh ở ngoài sau quá nặng, vong linh đó cũng vẫn không đi được. Dù cho Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát có lôi có kéo họ, họ cũng vẫn không đi được. Những nghiệp lực mà vong linh mang theo, có một sức hút rất đặc biệt là nó trì lại, vong linh muốn đi tới, nhưng chính nó trì lại, và khiến cho không lôi kéo được cái gánh nặng đó.Vì vậy mà Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát cũng đành phải bó tay, trước nghiệp lực của một vong linh.

Chỉ có người chủ lễ, với vai trò Thiện Tri Thức, mới có thể giúp cho vong linh hiểu rõ một cách thâm sâu, là làm thế nào để có thể mất đi cái sức hút của gánh nặng đó. Mà muốn làm giảm đi cái sức hút đó, vong linh phải biết sám hối.Sám hối với ai? Sám hối với cái gì? Chính là sám hối với những nghiệp lực mà vong linh đã mang theo đó.Với vai trò là một thiện tri thức, người chủ lễ sẽ chỉ dẫn cho vong linh biết cách sám hối, cách trì Chú, cách niệm Phật. Để chi?

 * Để  thể  hiện  sự  ăn  năn,  hối  hận  của  mình  đối  với những  nghiệp  lực  mà  mình  đã  mang  theo,  để  làm giảm đi sức trì lại của cái gánh nặng.

 * Nhờ có sám hối, nhờ có trì Chú, nhờ có niệm Phật mà Trí Huệ của thần thức được sáng lên. Một mặt thì giảm sự trì kéo của nghiệp lực mà mình đang

mang theo đó, một mặt thì trí huệ được phát sáng, nhận chân ra được mình phải đi về đâu. Lúc đó vẫn phải nhờ đến sự giúp đỡ của Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, đưa đi đến đúng cảnh giới của mình. Nhờ có ánh sáng chỉ đường, cho

nên biết được đi về đâu, nhờ sức trì kéo được giảm đi, vong linh sẽ đi dễ dàng hơn, với sự giúp sức của Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát. Nên nhớ rằng, trong vấn đề siêu thoát, phải do chính tự thần thức rung động. Thần thức rung động có nghĩa là gì? Có nghĩa là thần thức nhận chân ra được rằng, cái gánh nặng mà mình kéo đó, chứa toàn là nghiệp lực của mình, mà những nghiệp lực

đó là do chính mình tạo nên, thì bây giờ mình phải biết ăn năn sám hối, với những người mà mình đã gây tạo nghiệp chướng. Không thể nói rằng, tôi tha hồ tạo tác, rồi bây giờ thì nhởn nhởn nhơ nhơ, muốn làm gì thì theo tự ý mình. Như thế là không được! Cõi Âm cũng như Cõi Dương, tất cả đều có một sự bình đẳng ngang nhau, không có vấn đề muốn làm gì thì làm. Tu tập là một sự hoán chuyển từ bên trong của mình, để làm gì? Để làm cho Tâm thức của mình ngời sáng lên, cho Ý thức của mình rực rỡ thêm, cho Tánh xấu của mình giảm bớt xuống. Cho nên sự hoán chuyển phải đi từ ở bên trong, chớ không

phải do ở bên ngoài tác động vào. Do đó, việc Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát giúp đỡ là một tác động từ bên ngoài, nhưng muốn nhận được sự giúp đỡ đó, thần thức phải có một sự hoán chuyển từ ở bên trong.Tóm lại, tu tập là phải tự lực trước, rồi sau đó mới cầu đến tha lực; dù tha lực đó là Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát hay là Đức A Di Đà Phật, hay ai đó cũng vậy, then chốt vẫn là cá nhân đó phải tự lực trước.Không có tự lực thì như người đeo đá, mà đá đó không phải đá bình thường, mà là đá nam châm, cho nên hút xuống, không  gỡ  lên  được.  Nếu  là  một  cục  đá  bình  thường,  thì trong mười phương, Chư Phật và Bồ Tát hằng hà sa số, đủ để cứu vớt hết tất cả chúng sanh trong cõi Ta Bà rồi.Mười phương chư Phật, chư Bồ Tát, Chư Thiên, chư Thánh, tất  cả  sẵn  sàng  tiếp  dẫn  các  vong  linh.  Nhưng,  tiếp  dẫn

là đem xe đến nơi để chở đi, các vong linh phải tự bước lên chiếc xe, nếu không bước lên được, thì xem như đã lỡ chuyến xe rồi. Mà bước lên không được chỉ vì bị sức trì xuống. Cho nên, giúp cho thần thức tu tập là giúp cho thần thức làm tiêu đi tính chất trì hút của tảng đá nghiệp lực mà mình phải đeo.

 

Tại Sao Siêu Độ Cho Vong Linh Không Tụng Kinh A Di Đà Hoặc Kinh Địa Tạng?

 

         49 ngày là thời gian đặc ân để hoán chuyển cảnh giới của một vong linh. Vong linh có được một cơ hội cuối cùng để tu tập, để chân thành sám hối, cải sửa những lỗi lầm của mình. Sự rung động của thần thức là một sự rung động chân thật và đúng nghĩa, hoàn toàn không có sự che đậy (giả dối). Sự rung động đó có được, chính là nhờ ở sự Sám Hối. Vong linh phải sám hối ... sám hối … và chỉ có sám hối là mới có thể làm tiêu được một phần nào những nghiệp tội của mình, là bỏ xuống túi đá nặng mà vong linh đã mang trên vai.

Nhờ có sám hối mà các nghiệp chướng sẽ thu nhỏ lại, lắng xuống dưới đáy của A Lại Da Thức, làm cho cái túi nghiệp chướng của vong linh được nhẹ bớt đi, tuy rằng chỉ là tạm thời chớ không vĩnh viễn, nhưng cũng vẫn giúp cho vong linh được nhẹ nhàng cất bước tìm đường thác sanh.

Điều quan trọng hàng đầu là giúp cho vong linh sám hối, chớ không phải giúp cho vong linh tụng Kinh A Di Đà hay Kinh Địa Tạng. Kinh A Di Đà giúp người tu tập (còn sống) biết đến cảnh giới Cực Lạc, biết đến lời nguyện rộng lớn của Đức A Di Đà Phật, trong việc dang tay cứu vớt chúng sanh của cõi Ta Bà. Người tu tập có được niềm tin vào lời nguyện của Đức A Di Đà Phật, sẽ đặt hết tâm thành của mình vào nơi an trụ vĩnh viễn cuối cùng của kiếp luân hồi.Hướng đi đã được vạch rõ, nơi dừng chân cuối cùng cũng đã tỏ tường, chỉ còn lại có việc sắp xếp hành trang và chọn lựa phương tiện di chuyển. Hành trang nào nên đem theo? Hành trang nào nên bỏ lại? Phương tiện di chuyển nào thích nghi nhất? Tiện lợi cho mình nhất?Cực Lạc vẫn đòi hỏi người tu tập chân chính phải chu toàn Tâm – Ý- Tánh, phải luôn luôn kiểm Tâm, chỉnh Ý và sửa Tánh thì nghiệp lực mới có cơ hội tan biến dần đi, làm cho cái túi hành trang của người đó sẽ không còn nặng nề, trở nên nhẹ nhàng nhưng chứa toàn vật quý giá để mang theo. Mà muốn được như vậy, người tu tập chân chính sẽ không ngừng sám hối, sẽ luôn thiết tha sám hối và thật dạ chân thành ăn năn tất cả những nghiệp chướng của mình từ vô thỉ kiếp cho đến hiện kiếp.Người tu tập chân chính còn phải luôn luôn giữ Tâm Bình - Ý Bình - Tánh Bình thì mới bảo đảm được một sự tiếp rước vãng sanh ngay vào giờ phút lâm chung.

Niệm Phật A Di Đà, tụng Kinh A Di Đà là để giúp cho mình biết được hướng đi kế tiếp của mình sau khi bỏ báu thân, để chuẩn bị hành trang cho mình tiến về Cực Lạc. Kinh Địa Tạng vạch rõ cho chúng sanh nhận chân ra được sự cực nhọc vô bờ bến, không có chi lường được, không có lời đúng để diễn tả, về công khó của Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, trước các nghiệp tội do chúng sanh gây ra. Hằng hà sa số địa ngục, tất cả đều do chúng sanh đã chiêu cảm ra từ Tâm -Ý - Tánh.

Tụng Kinh Địa Tạng để: trước là, thấm thía sự nhọc nhằn của một vị Đại Bồ Tát, đã vì chúng sanh, thương chúng sanh, cảm nhận sự khổ đau của chúng sanh mà phát lời thệ nguyện rộng lớn: “Địa ngục vị không, thệ bất thành Phật,” đã hết lòng, không ngừng nghỉ, dang tay cứu vớt chúng sanh. Kế  tiếp  để  thấy  rằng,  chúng  sanh  có  nhận  chân  ra  được là mình đã quá ác độc, quá ương ngạnh, quá bướng bỉnh, thiếu từ tâm, và luôn luôn có thái độ bất cần hay không? Từng địa ngục được kể ra, thể hiện cho từng thái độ, từng tánh xấu, từng hành động có thể nói là “quái ác” và “quái dị” của chúng sanh. Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, qua lời Kinh Địa Tạng đã hết lòng khuyên bảo, nhắn nhủ mọi chúng sanh ngưng tạo nghiệp chướng, ngưng làm đau khổ lẫn nhau, nên sống đời An Nhiên Tự Tại, đừng tự buộc ràng mình vào cái Địa Ngục to tướng do chính mình xây tạo cho mình. Nghiệp lực của ai thì người đó gánh chịu, không ai bằng lòng chịu khổ cho ai cả, dù là cha mẹ, con cái, thâm tình cũng vẫn không thể kham nỗi gánh nặng nghiệp chướng

của kẻ khác được. Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật đã vạch rõ cho chúng sanh hiểu được cảnh giới của bên kia lằn ranh giới Sống và Chết. Ngài đề cập đến sự tha thiết, đến lòng thương yêu vô bờ bến, đến những việc làm của Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát đối với vong linh, Vị Đại Bồ Tát này đã không từ chối một việc gì để giúp cho vong linh, nhưng, việc giúp đỡ của Ngài thuộc giai đoạn thứ hai, không phải giai đoạn thứ nhất.Ở giai đoạn thứ nhất, vong linh có bổn phận làm sao cho mình được nhẹ nhàng để tiến tới. Tuy nhiên, vấn đề chính yếu là: chiếc xe nghiệp lực mà vong linh phải lôi kéo ở sau lưng, lại mang tính chất của một cục đá nam châm, nó “trì” và “hút” xuống, khiến cho vong linh vô phương di chuyển. Dù cho Ngài Địa Tạng có ra sức bao nhiêu để giúp đỡ, vong linh cũng không thể nào cất bước được.Muốn được nhẹ nhàng và thoát khỏi tầm ảnh hưởng của sức  hút  của  cục  đá  nam  châm,  vong  linh  bắt  buộc  phải qua thời gian 49 ngày tu tập, phải sám hối, phải trì Chú, phải niệm Phật để đốt lên ngọn đèn trí huệ của hương linh. Hương linh đã có ngọn đèn trí huệ, hương linh đã có sự chân thành sám hối, ăn năn rồi, sẽ khiến cho cục nam châm đó mất đi tính chất “hút,” khi đó vong linh mới có thể di chuyển được. Khi đã có thể di chuyển được rồi, Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát hoặc Đức A Di Đà Phật mới có thể đẩy lên tới trước

được. Đây mới chính là giai đoạn hai. Vong linh cần phải được dẫn dắt, chỉ dạy cho cách Sám Hối; đã lỡ tạo nghiệp rồi thì phải biết sám hối nghiệp tội của mình, làm cho nó tiêu đi chớ không phải thấy Địa Ngục là hết tội! Vong linh còn phải được giúp đỡ để đốt sáng ngọn đèn Trí Huệ qua việc trì Chú, niệm Phật. Sám hối, trì Chú, niệm Phật là phương cách duy nhất và cấp thời, giúp cho vong linh tu tập, xả bỏ gánh nặng của vướng mắc, của nghiệp chướng, để rồi vong linh sáng suốt nhận ra được hướng đi kế tiếp của mình.

Bên cạnh việc giúp cho vong linh gấp rúttu tập, còn phải nổ lực “MỞ TRÍ” của vong linh bằng những lời giảng Pháp. Vong linh có Sám Hối, nhưng nếu được dẫn dắt để hiểu rõ vì sao mình đã gây tạo lỗi lầm, khi đó vong linh sẽ thấm thía hơn với những bài Pháp về:

 *Nghiệp Lực

 *Nhân Quả

 *Tham - Sân -Si

 *Tự Ái

  *Nghiệp Chướng Nền Tảng

  *Khổ Nạn Của Chúng Sanh

   *Địa Ngục Do Chính Mình Tạo Nên

   *Vô Thường

   *Buông Xả

   *7 Bước Thăng Trầm

   *Thế Nào là Đới Nghiệp Vãng Sanh v.v…

Khi đó, dùng lời Kinh A Di Đà để giới thiệu cảnh giới Cực Lạc, để dẫn giải 48 lời nguyện của Đức A Di Đà Phật, giúp cho vong linh có một cái nhìn tha thiết về thế giới Cực Lạc trong sự lựa chọn cảnh giới của Vong Linh. Vong linh đã được hướng dẫn tu tập, biết chân thành ăn năn, sám hối, nghiệp tội được lắng xuống, ngọn đèn Trí Huệ được đốt lên, vong linh giờ đây được ung dung tự tại với 3 con đường mà mình sẽ phải lựa chọn: cõi Phật – cõi Trời - cõi Người. Kiếp đọa đày cũng biến mất, vong siêu thoát, an ổn ra đi, thảnh thơi ở một cảnh giới mới do chính mình lựa chọn.

 

Vong Linh Tại Chùa Đi Về Đâu?

 

         Các vong linh do chùa chiền siêu độ, sau 49 ngày, các vong linh đi về đâu? Sau lễ an táng, vong được đưa về chùa, nhập vị và được làm lễ siêu độ tại chùa trong 49 ngày. Sau thời gian siêu độ, những vong linh nào bị đọa vào Tam Đồ thì sẽ theo nghiệp đọa của mình mà đi. Những vong linh nào được thác sanh vào cõi Người (mà không bị vướng mắc) thì sẽ đi thác sanh. Những vong linh nào bị vướng mắc, có điều oan ức, có những ẩn tình chưa kịp giải quyết trước phút lâm chung, sau 49 ngày siêu độ, nếu tất cả những vướng mắc không được giải tỏa, vong linh không tìm được sự nhẹ nhàng để cất bước, trước mặt mình toàn một màu tối đen, không tìm ra con đường đúng để đi, những vong linh này chỉ còn có một nơi duy nhất để an trụ, đó chính là chùa chiền, nơi mà vong linh đã được đưa về sau lễ an táng. Nói tóm lại, sau 49 ngày rồi, những vong linh nào không siêu thoát sẽ lẩn quẩn ở ngoài chùa hay chung quanh chùa.Chùa có Chư Thần, Hộ Pháp, Sơn Thần, Thổ Địa canh giữ, các vong linh không thể vào tận bên trong chùa, nếu không được mời gọi đích danh. Rồi thì năm qua tháng lại, số vong linh không siêu thoát càng ngày càng đông, tất cả nương nhờ vào những buổi thí thực ở chùa, giậm chân tại chỗ mà chờ đợi ... chờ đợi ... một cơ hội thác sanh.

Vì sao việc siêu độ ở chùa không mang đến một kết quả tốt đẹp cho các vong linh?  Vong chỉ có vỏn vẹn 49 ngày tu tập hầu hoán chuyển cảnh giới. Các vong linh đều biết rõ việc này, nhưng vì tự mình không  làm  được,  nên  rất  trông  nhờ  vào  sự  giúp  đỡ  của người trên Dương Thế. 49 ngày thoạt nghe qua thấy lâu dài, nhưng nếu so với một đời Người Tu Tập, mất hằng bao nhiêu năm tháng mà vẫn chưa thành tựu Đạo Quả, thì 49 ngày “nóng bỏng” này, vong linh bắt buộc phải “qua” cho hết, phải dốc lòng, dốc sức tu tập, cải sửa, nếu muốn đạt được ý nguyện “SIÊU THOÁT.”Việc tu tập của vong linh đòi hỏi phải đi từng bước một, mỗi ngày một chút, vong linh không còn ngũ căn, ngũ thức, việc thâm nhập rất là chậm chạp, không ồ ạt được. Từng ngày qua là từng lời Pháp giảng, để vong linh thấu triệt mà thâm nhập, có thâm nhập mới có rung động, có rung động mới có siêu thoát được.

Vong  khao  khát  lời  Pháp  chớ  không  khao  khát  thức  ăn. Mỗi ngày trong 49 ngày giúp cho vong linh sám hối, trì Chú, niệm Phật. Trọn 49 ngày vong được uống từng lời Pháp. Như thế, vong mới đủ đầy để cất bước thác sanh.

Nếu chỉ vỏn vẹn có 7 ngày ngắn ngủi của 7 thất siêu độ, e rằng thời gian quá ít ỏi để giúp cho vong linh tìm được điểm sáng, lần theo đó mà cất bước.

Người xuất gia lấy Hạnh Bồ Tát làm đầu, gia công tu tập cũng  chỉ  để  hồi  hướng  cho  Pháp  Giới  chúng  sanh  được muôn điều tốt đẹp. Khi bỏ báu thân, an trụ miền Cực Lạc, cũng làm tròn ý niệm Cứu Độ chúng sanh. Ý nghĩa của “Xuất Gia” là Cắt Ái, Ly Gia. Cuộc đời của một người xuất gia, lấy mái chùa làm “tổ ấm,” lấy chúng sanh làm thân quyến; chúng sanh khổ thì mình đau như cắt, chúng sanh vui thì lòng mình phơ phới, chúng sanh gặp nạn thì mình tìm phương cứu vớt, chúng sanh hạnh phúc thì lòng mình hoan hỷ.

Tất cả cho chúng sanh và vì chúng sanh. Chư Phật và Bồ Tát cũng vì chúng sanh mà lên xuống không ngừng nghỉ.Người xuất gia chấp nhận Cắt Ái, Ly Gia để noi theo Hạnh Lành của Phật và Bồ Tát. Không có cái gì thuộc về của riêng mình. Biết quên mình để lo cho người, không nệ hà sự  cực  nhọc,  bất  chấp  mọi  phiền  toái  để  giúp  đỡ  chúng sanh, khi mình còn hơi thở. Tâm chúng sanh còn quá nhiều vọng động, còn nhiều ham muốn, còn nhiều dục lạc. Chúng sanh đã không nhìn thấu đáo  đoạn  đường  trước  mặt,  cứ  vui  chơi  cho  thỏa  thích, không nhìn lại sau lưng mình, đoạn đường đã đi qua, đã rơi rớt lại bao nhiêu gai góc, bao nhiêu vướng mắc, bao nhiêu điều không tốt đẹp.Rồi một mai khi không còn sức để vui chơi nữa, hắt hơi cuối cùng, vĩnh biệt cuộc đời, ra đi mà mang theo quá nhiều đá nặng, không cất được bước chân.Ngày nào vui một kiếp NGƯỜI,Hôm nay buồn thảm trở thành VONG LINH.Khi còn sống, không biết chăm chút phần Linh Hồn của mình, ngày giờ này cứ loanh quanh với cái bóng của chính mình, không thoát ra được nghiệp chướng bề bề.Chỉ  vỏn  vẹn  có  49  ngày  đặc  ân,  tìm  đâu  ra  được  người

thương  yêu  giúp  đỡ?  Gia  đình  không  có,  bạn  bè  cũng không! Chỉ còn biết trông chờ vào lòng “Từ Mẫn” của các bậc xuất gia giúp đỡ mà thôi!

Siêu độ cho một vong linh thoát cảnh đọa đày, an nhiên tự  tại  để  vãng  sanh  về  Cực  Lạc,  hay  nhẹ  nhàng  thư  thả về cõi Trời, hoặc trở lại kiếp Người với nhiều Phước báu, đó chính là “THIÊN CHỨC” của người xuất gia, làm tròn Tâm Nguyện của mình là Cứu Độ chúng sanh cho người sống, lẫn người đã chết.

 

Khi Cúng  Có Cần Chuông và Mõ Không?

 

Theo nghi thức từ xưa đến nay, việc tụng Kinh, niệm Phật lúc  nào  cũng  phải  đi  kèm  với  chuông  và  mõ.  Nếu  một người mới làm quen với việc tu tập, gặp lúc tang gia bối rối, không tìm được chuông mõ để hành trì nghi thức, việc này có thể chấp nhận được hay không?Thật sự ra, tất cả những thứ này là do người Đời đặt ra. Tiếng  chuông  đóng  vai  trò  cảnh  thức,  phá  tan  màn  đen tối. Màn đen tối đó chính là gì? Chính là màn vô minh của  hành giả đó. Tiếng chuông thường là đi đôi với Tâm Thức. Tâm  Thức  nghĩ  gì?  Muốn  gì?  Chuyển  đạt  tư  tưởng  của mình đến đâu? Đến cho ai? v.v... Tất cả sẽ kèm theo với tiếng chuông. Tuy nhiên, khi tu tập lâu ngày, có thể Định Tâm được rồi, tất cả những gì xuất ra khỏi Tâm Thức đều không nhất thiết phải đi kèm với tiếng chuông. Mõ được dùng để giữ nhịp khi tụng Kinh, trì Chú hay niệm Phật, để dẫn chúng, tránh hôn trầm (buồn ngủ).Điều chánh yếu của việc tu tập là tôi luyện cái BÊN TRONG của mình; là rọi chiếu cái NỘI TÂM, tức là phải quán sát cái Tâm, cái Ý và cái Tánh của mình. Tâm

-Ý- Tánh có luôn được dùi mài, trau chuốt, mới giúp được Thần Thức của mình THĂNG HOA. Chính vì Thần Thức không thăng hoa, nên mới cần được siêu độ. Nếu Thần Thức được bao bọc bởi một cái Tâm không lành, bởi vô số ý tưởng không chân chính và nhất là bị chi phối bởi quá nhiều Tánh Xấu, thì ngay từ khi còn sống, Thần Thức đó đã rất nặng nề, không thể nào giúp cho thân xác của mình có được một cuộc sống thoải mái, nhẹ nhàng ung dung được.Khi đã trở thành một vong linh rồi, Thần Thức đó chắc chắn sẽ không được nhẹ nhàng cất bước vì mang quá nhiều nghiệp chướng, được gây tạo từ một Tâm-Ý-Tánh không lành.Khi đã hiểu rõ cái cốt tuỷ của việc tu tập rồi, những gì thuộc về hình thức, không góp phần vào việc giúp cho Thần Thức được thăng hoa, từ khi còn sống cho đến lúc mãn phần, tất cả đều KHÔNG được xem là quan trọng và cần thiết. Có cũng được, mà không có cũng không sao!

 

Giúp Không Bị Phân Tâm

 

Để giúp không bị phân tâm, nên dùng a đồng hồ đồng  hồ  báo  thứ;  hoặc  của  điện  thoại  hay  timer.  Vặn 5 phút, 10 phút, hay 15 phút trước khi ngồi vào để tịnh  tâm,  trì  Chú  hoặc  niệm  Phật.  Như  thế,  chủ  lễ  sẽ  không bị phân tâm về thời gian ấn định khi hành trì. Việc quán tưởng trong lúc trì Chú hay niệm Phật cũng sẽ không bị ngắt quảng nửa chừng.

 

Vong Linh Có Bị Hạn Chế Bởi Ngôn Ngữ Hay Không?

 

Đã là một cái vong thì không còn sự cản trở về ngôn ngữ nữa. Tất cả những cản trở về sự hiểu biết, về ngôn ngữ là do ở ngũ căn, thoát được ngũ căn, sẽ không còn bị cản trở nữa. Người tu tập chân chính khi đã đạt thành đạo quả, cũng sẽ hiểu được những cái gì mà ngoài tầm với của ngôn ngữ.Đó  là  một  điều  vô  cùng  thú  vị!  Nhờ  có  cảm  nhận  được hết tất cả mọi thứ ngôn ngữ, người tu đắc đạo mới có thể hành xử được việc cứu độ chúng sanh. Cứu độ chúng sanh, không phải chỉ cứu độ cho những người cùng tiếng nói với mình, mà còn cứu độ cho tất cả những chúng sanh khác, không cùng ngôn ngữ với mình, và đôi khi cả với những loài vật nữa. Tuy nhiên việc này còn xa tầm với của chúng sanh!Khi người chủ lễ giảng Pháp cho vong nghe, nếu không đồng ngôn ngữ cũng vẫn không sao cả. Vong cảm nhận được tất cả mọi điều mà người chủ lễ muốn bày tỏ với vong qua cái THỨC.

 

Hào Quang Của Người Chủ Lễ ;

 

Sự tu tập chân chính sẽ mang đến cho hành giả một ánh hào quang bao bọc chung quanh người. Làm sao để cho người đó biết được là mình có hào quang?Vì nhãn căn bị ngăn chận, cho nên không nhìn thấy được cái hào quang. Thậm chí, người tu tập chân chính lâu năm, cũng khó có thể thấy được hào quang của kẻ khác, huống chi là thấy được hào quang của mình. Khi trì Chú, khi niệm Phật, phải quán tưởng hào quang.Nếu là một người tu tập chân chính lâu năm đúng cách, quán tưởng hào quang trong lúc trì Chú hay niệm Phật, sẽ thấy được hào quang xuất ra từ ở ngay Tam Tinh.Nếu người đó không nhìn thấy được cái hào quang phát ra từ ở ngay Tam Tinh, điều đó chứng tỏ rằng, mặc dầu người đó tu tập, nhưng không giữ được tâm bình trong lúc trì Chú, niệm Phật hay sám hối. Người đó vẫn còn bị Tâm Viên Ý Mã, không Định được. Nếu Tâm, Ý vẫn còn động, khi Sám Hối sẽ không đem hết được Tâm Thành của mình để sám hối, khi trì Chú, không đem hết Lực của mình để trì Chú, khi niệm Phật không đem hết Cường Lực của mình

để niệm Phật. Sám Hối, Trì Chú, Niệm Phật đều giúp cho Trí Huệ gia tăng.  Khi  trí  huệ  gia  tăng,  sẽ  phối  hợp  với  cái  chân  khí trong người để làm cho cái chân khí đó được rực sáng lên. Chân khí đi theo vòng tròn trong cơ thể, trí huệ của người đó là ánh đèn, hợp với chân khí để tạo nên ánh hào quang chung quanh người đó.Chỉ cần tu tập đúng, giữ cho đừng Tâm Viên Ý Mã, tức là phải giữ Tâm Bình, thì có thể nhận ra được hào quang chung  quanh  mình.  Nếu  là  một  người  tu  tập  chân  chính có đạo lực, lúc bình thường, dù cho người đó không ngồi xuống để tu tập, cái hào quang vẫn bao bọc toàn cơ thể của người đó, mắt người đó rực sáng khiến người khác nhìn vào bỗng đem lòng kính phục, quý mến và có cảm tình. Toàn thân của người tu tập chân chính toát ra một sự nhẹ nhàng, thoải  mái;  người  ngoài  nhìn  vào  hay  tiếp  xúc  cũng  cảm nhận được một sự An Bình khó diễn tả. Đó chính là sức thu hút từ ở ánh hào quang.Một người tu tập chân chính, có đủ đạo lực, hào quang phát sáng, vong nhìn vào là thấy ngay. Cho nên, việc một người tu tập chân chính thấy được hào quang của kẻ khác, việc đó rất ít. Nhưng chính bản thân của người đó, muốn biết được mình có ánh hào quang hay không, cần phải giữ Tâm Bình trong lúc tu tập. Khi trì Chú, niệm Phật, phải hoàn toàn giữ tâm thanh tịnh thì sẽ thấy ánh sáng phát ra từ ở Tam Tinh của mình. Cố gắng giữ cho ánh sáng đó đừng biến mất. Nếu Tâm Viên Ý Mã, ánh sáng đó sẽ biến mất ngay. Càng tu tập đúng nghĩa, toàn thân người

đó sẽ phát ra một ánh sáng rất là dịu dàng, khiến người khác nhìn vào đều có cảm tình, và đem lòng kính phục.

 

Vong Linh Có Thể Siêu Được Trước 49 Ngày Hay Không?

 

Vong linh có bắt buộc phải chờ đợi đủ 49 ngày mới chính thức được tiếp dẫn đúng cảnh giới? Có khi nào thần thức rung động, thoát khỏi vướng mắc, và ra đi trước 49 ngày hay không? Khi nói: “vong đi trước 49 ngày,” đó chỉ là một cách để diễn tả rằng, trước khi 49 ngày chấm dứt, thần thức đã có

sự rung động rồi, đã hiểu rồi, đã biết rồi và đã có một sự thơ thới, một cảm giác rằng, mình không còn bị vướng mắc nữa, và cái xe nghiệp lực của mình ở ngoài sau không còn nặng nề, không còn trì hút xuống nữa, vong linh cảm thấy nhẹ nhàng xoay trở. Sau khi đã nhận ra được những điều sai trái của mình rồi, đã cởi bỏ hết tất cả những vướng mắc, bây giờ thì vong có một cảm giác ung dung tự tại; nhưng không có nghĩa rằng vong được đi theo đúng cảnh giới của mình liền, mà vẫn phải chờ cho xong 49 ngày. Hết thời gian đặc ân, đúng vào ngày thứ 49, Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát sẽ giúp đỡ để đưa vong đi đúng cảnh giới của mình.Trong thời gian từ lúc thần thức rung động, cho đến khi Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát đưa đi, vong rất là nhẹ nhàng, rất là thoải mái, thảnh thơi và cảm thấy không còn bị vướng mắc, giống như một người đang hưởng hạnh phúc trọn vẹn. Nếu một người ở vào phút lâm chung, có được trạng thái đó, tức là người đó sẽ được tiếp dẫn ngay phút lâm chung.

Một người tu tập chân chính lúc còn sống, nhưng lại không thể  nào  được  vãng  sanh  về  cõi  Cực  Lạc  hay  Cõi  Trời  ở ngay phút lâm chung, đó là vì người ấy còn bị chút vướng mắc. Cũng có thể rằng, người đó có một ẩn tình nào chưa kịp giãi bày, vẫn còn mang trong lòng ở phút cuối, cho nên

cần phải được giúp đỡ. Những vong linh lúc còn sống không biết tu tập, mà lại có nhiều vướng mắc, 49 ngày sẽ là một thời gian rất dài … rất dài vì vong linh phải đi từ chút, từ chút để tu tập.Những người đã biết tu tập rồi, chỉ còn chút ít vướng mắc lúc ra đi, khi cái vướng mắc đó đã được tháo gỡ rồi, thần thức sẽ cảm thấy rất là thơ thới và lại tiếp tục tu tập.Thời gian còn lại của 49 ngày siêu độ, vong linh đó sẽ có được cảm giác sau đây:

 Nếu vong linh đó quyết tâm về cõi Cực Lạc, vong linh sẽ có cảm giác ở Cực Lạc trong thời gian còn lại đó.

Nếu vong linh muốn về cõi Trời, vong linh sẽ có cảm giác rất là sung sướng của một người ở tại cõi   Trời.Điều  này  cũng  áp  dụng  cho  người  còn  tại  thế.  Khi  còn sống trên cõi Đời mà lòng không chứa đầy vướng mắc, tâm không  phiền  não,  sẽ  thấy  cuộc  sống  của  mình  rất  thảnh thơi, nhẹ nhàng và hạnh phúc.Dù rằng người đó trên thực tế, chưa từng bước vào Thế Giới Cực Lạc, nhưng họ có một cảm giác rằng: tôi đang ở trong Thế Giới Cực Lạc. Vì sao? Vì Thế Giới Cực Lạc không có sự khổ đau, không có điều phiền muộn, không có sự lo âu, không có bất kỳmột cái gì ngoại trừ hai chữ An Bình. Cho nên, giữ được Tâm Bình là giữ được Cảnh Giới Cực Lạc cho mình trong suốt thời gian mình an trụ trong chữ Bình.Nếu khi còn sống mà tập luyện để cho tâm mình luôn an trụ trong Cảnh Giới Cực Lạc của bản thân mình, thì như vậy, vào giờ phút lâm chung, xem như con đường dẫn về Cực Lạc đang ở trước mặt mình, chỉ còn chờ đợi mình cất bước mà thôi. Con đường đó đã quá quen thuộc với mình, đã được nhìn thấy mỗi ngày, không cần đợi đến lúc hắt hơi mới được biết đến nó!Cực Lạc ở trong Tâm của một người biết tu tập, biết kiểm soát được Tâm - Ý -Tánh của mình. Khi kiểm soát được Tâm-Ý-Tánh, tức là không bao giờ khiến cho Tâm –Ý- Tánh của mình hành động sai lầm.Một người làm được một việc tốt đẹp sẽ cảm thấy thơ thới, nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng, tức là đã có được cái cảm giác Cực Lạc nơi tâm của họ rồi.Rất mong mỗi chúng sanh nên bỏ ít thì giờ để đọc, để hiểu, để thâm nhập từng lời, từng chữ trong quyển Siêu Độ này. Nó không phải thuần là một nghi thức, mà nó là một sự chuẩn bị, chuẩn bị cho chính bản thân mình.Con đường mình chuẩn bị để đi sẽ như thế nào? Ước muốn của mình ra sao? Con đường đó mình muốn trải hoa, trải gấm, hay trải gai, trải bùn? Tất cả là do ở sự sắp xếp của mình, không ai chuẩn bị con đường đó giùm cho mình, mà phải chính tự bản thân mình làm việc chuẩn bị đó.Nếu muốn con đường mình đi trải nhiều hoa, nhiều  gấm, thì mình phải làm sao để kiếm cho đủ hoa với gấm mà lót lên. Còn nếu nói rằng: Tôi bất cần, con đường tôi đi, nó bùn lầy, nó dính sình, nó gập ghềnh, nó sỏi đá, cũng không sao! Mình lựa chọn con đường nào, mình sẽ đi trên con đường đó. Có điều đặc biệt rằng, con đường mà mình lựa chọn sẽ có người cất bước lên đi trước, để cho mình ở phía sau quan sát, xem coi người đi phía trước mình đã đi như thế nào? Từ sau nhìn tới, mình có thể thẩm định được rằng: tôi trải

bao nhiêu hoa đó có đủ để đi hay không? Hoặc là gấm tôi phủ lên có đủ dày hay không? Những sự sắp xếp của tôi có hoàn toàn giống như ý của tôi hay không? Nếu không đúng với ý muốn của tôi, thì tôi sẽ phải sửa đổi lại như thế nào để cho thật đúng?Rồi một mai khi bước lên con đường mà mình đã chuẩn bị rồi, mình sẽ cảm thấy vừa ý, và không có lời trách móc, hay là hối tiếc rằng, mình đã làm chưa đúng ý của mình. Chuẩn bị một con đường, mà con đường đó đã có người bước lên đi cho mình coi thử, thì như vậy, việc chỉnh sửa sẽ rất dễ dàng!Siêu độ cho một người, là chuẩn bị con đường cho mình. Vong  linh  đó,  chính  là  người  giúp  cho  mình  thẩm  định được  con  đường  mà  mình  chuẩn  bị,  có  vừa  ý  mình  hay không, có cần phải sửa đổi hay không và phải chỉnh sửa như thế nào để đúng với ý mình mong muốn? Nếu không vừa ý, muốn chỉnh sửa thì còn kịp thời gian, đừng đợi tới nước cùng rồi mới chỉnh sửa, sẽ không kịp nữa đâu!

  Cho nên, siêu độ cho một vong linh chính là chuẩn bị con đường cho mình sẽ đi.

Công Đức Ấn Tống Quyển Siêu Độ

 

Chắc chắn rằng, không ai biết được thân nhân quá cố của mình đã đi về đâu?

Về cõi Trời, hay cõi Phật? Trở lại kiếp Người? Hay bị đọa Tam Đồ?Dù cho vong linh đi về đâu trong sáu nẻo Luân Hồi, việc siêu độ cho vong linh vẫn là điều cần thiết phải làm. Vong linh được cõi Trời tiếp nhận, được hưởng bao nhiêu sự thù thắng vi diệu, việc siêu độ cho vong linh sẽ giúp cho tuổi thọ của vong linh đó kéo dài hơn ở Thượng Giới. Vong linh được vãng sanh về Cực Lạc, việc siêu độ cho vong linh, sẽ giúp cho hoa sen chứa đựng thần thức của

vong linh mau chóng nở ra.49 ngày siêu độ, người trên dương thế đã giúp cho vong linh tu tập, giúp cho vong linh sám hối các nghiệp tội của mình, từ nhiều đời, nhiều kiếp cho đến tận kiếp vừa qua. Dù vong linh được vãng sanh về cõi Phật, cũng vẫn là Đới Nghiệp Vãng Sanh, vẫn còn mang hết bao nhiêu nghiệp

chướng đi theo mình, cũng vẫn phải trụ vào hoa sen để tu tập, để sám hối cho tiêu lần những chướng duyên. Việc siêu độ của người trên dương thế, cho một vong linh an trụ trong thai sen, là một sự trợ lực, một sự tiếp sức, để vong linh đó sớm làm tiêu mòn đi nghiệp tội, được trở nên nhẹ nhàng, giúp cho hoa sen mau nở ra, vong linh thực sự trở thành Thánh Chúng (một cách đúng nghĩa), hòa nhập vào sinh hoạt hằng ngày của thế giới Cực Lạc.Công việc siêu độ của người trên dương thế đã mang lại một ý nghĩa thật tuyệt vời, một sự lợi ích rất lớn lao, một sự đóng góp vô cùng cực trong việc cứu độ chúng sanh. Giúp

đỡ cho một vong linh đới nghiệp vãng sanh, là giúp đỡ cho một Thánh Chúng của Cực Lạc, là tiếp tay cùng với Thánh Chúng đó, xoa dịu phần nào những thương đau của cõi Ta Bà, trong đó có cả chính bản thân mình và các thân nhân còn hiện thế của Thánh Chúng đó.Một vong linh dù biết rằng sẽ được thác sanh về cõi Người (qua  dấu  hiệu  của  hơi  ấm  cuối  cùng  tụ  vào  nơi  Ngực  ở vào  phút  lâm  chung),  nếu  được  thành  tâm,  thành  ý  siêu

độ trong 49 ngày, vong linh sẽ có cơ hội rất lớn để hoán chuyển cảnh giới của mình từ cõi Người chuyển sang cõi Trời hay cõi Phật. Nếu nghiệp chướng quá nặng nề, còn vương mang nhiều vướng mắc, vong linh bị đọa vào chốn tam đồ; chỉ mới là dấu hiệu SẼbị đọa tam đồ, chớ chưa thật sự bước vào sự đọa  đày,  nhưng  nếu  có  sự  nhanh  nhẹn  cứu  vớt  của  thân nhân còn tại thế, thì chẳng những giúp cho vong linh không rơi vào đường dữ của chốn Tam Đồ, mà nhờ vào sự siêu độ, vong linh biết tu tập, thành tâm cải sửa, sám hối ăn năn, chỉ vỏn vẹn trong 49 ngày, con đường xán lạn của cõi Người hiện rõ, dẫn lối cho thần thức thác sanh.Tất cả các vong linh đều biết rằng, 49 ngày là thời gian đặc ân, giúp cho vong linh siêu thoát, hoán chuyển cảnh giới. Nhưng vong linh không thể tự mình làm công việc siêu độ đó, cho nên phải cần đến sự giúp đỡ của người trên dương thế.Tuy nhiên, nếu sự hành trì siêu độ không đúng cách, không đúng chỗ, không với tất cả tâm thành, chỉ là làm cho lấy có, lấy lệ, vong linh sẽ tức tưởi mà không được siêu thoát.Người trên dương thế phải giúp người cõi âm.Có nhiều vong linh đã phải ở trong tình trạng không siêu thoát, qua nhiều thế kỷ, chớ không phải vài năm hay vài chục năm. Đây là một điều rất thương tâm, nó nói lên được sự hững hờ,  thiếu  chăm  sóc,  kém  dạ  chân  thành  của  người  trên dương  thế.  Chôn  một  thi  hài  xuống  ba  thước  đất  rồi  thì phủi tay, xem như xong bổn phận, mà không cần quan tâm đến người thân quá cố của mình đi về đâu? Thăng hoa hay chịu sự đọa đày? Số vong linh không siêu thoát càng lúc càng đông vì họ phải chờ đợi quá lâu ở cõi âm, không sao tìm được đường thác sanh. Vì vậy, họ tự động đi tìm oan gia trái chủ, tự giải quyết nghiệp lực, bằng cách dựa nhập hay tự ý thác sanh, mà không thông qua sự giúp đỡ và lựa chọn chính xác của Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát. Trong tương lai, sẽ gây nên một tình trạng rối loạn trên dương thế, do ở việc tràn ngập các vong linh không siêu thoát. Tính Người đã  giảm  đi  rất  nhiều  trong con  người  đúng nghĩa. Sự Nhu Hòa, Hiếu Thuận, sự Vị Tha, Nhân Ái, sự Nâng Niu, Trìu Mến, đã lần lượt bị thay thế bằng sự hung hăng, hiếu chiến, sự sân hận, hống hách, sự ganh ghét và bất cần. Mạng sống con người không còn được Trân Quý, và luôn luôn bị đe dọa.Hiện  tại  cần  phải  giải  quyết  trước  (nếu  có  sự  nghi  ngờ không siêu thoát) những vong linh đã qua đời không quá lâu, đây là một sự giúp đỡ rất lớn lao!Quyển sách rất là đầy đủ, không thiếu sót. Thân nhân khi siêu độ cho người thân đã quá cố, cứ theo đúng nghi thức mà làm, sẽ đem đến kết quả tốt đẹp.Khi nghiên cứu từng chi tiết trong quyển siêu độ này, người thật tâm tu tập sẽ nhận biết việc sai lầm của mình nằm vào nơi đâu. Tự họ phải chỉnh sửa, vì nếu họ không chỉnh sửa, họ sẽ phải rơi vào tình trạng của một vong linh không siêu thoát.Việc siêu độ cho một vong linh, là một việc làm vừa ích lợi cho vong linh, vừa ích lợi cho người trên dương thế. Ai cũng phải bước qua cái chết, và ai cũng muốn trở thành một vong linh siêu thoát; không ai muốn mình bị vướng mắc vào trong những điều không tốt đẹp của mình. Vì vậy, nếu mình không tha thiết đến việc siêu độ cho vong linh, thì bản thân của mình, do nhân và quả, cũng sẽ đi theo con đường của vong linh không siêu thoát. Khi  mình  “đã  bị”  ở  trong  hoàn  cảnh  không  siêu  thoát, muốn tiến cũng không được, muốn lùi cũng không xong, qua từng năm tháng, qua từng thế kỷ, thử hỏi mình phải kêu gào nơi đâu? Mình phải cầu xin nơi đâu? Với cái thần thức nhỏ bé của mình, một khi đã ở trong cái vướng mắc rồi, thì nó sẽ không khác gì một cái địa ngục của mình, chỉ nhìn thấy chung quanh là một màu tối đen. Biết làm sao để phá tan được bóng đêm?

Cho nên, tâm trạng của một vong linh bị vướng mắc, không siêu thoát, là tâm trạng của một người thấp hèn, của một người khá giả, của một người giàu có, của một người xuất gia, của một người tại gia, của một tỷ phú, của một vị vua, của một người nắm bao nhiêu quyền lực trong tay mình… Tất cả mọi người, từ hèn đến sang, từ thấp đến cao, đều bình đẳng, không có một sự phân biệt, cũng không có một sự khác biệt, cùng gặp nhau ở chỗ là cùng bị vướng mắc và cùng bị vây chặt bởi một màu đen. Vì  vậy  việc  siêu  độ  cho  một  vong  linh  là  một  việc  làm bắt buộc, chớ không thể gọi là: “vui thì làm, còn buồn thì không.”Tình trạng của một vong linh không siêu thoát, có thể là hình ảnh của mình trong tương lai. Cho nên, người người đều phải biết cách siêu độ, chớ không phải phó mặc cho chùa chiền. Hãy giao công việc đó cho người biết tu tập, cho người có thành tâm, thành ý, đem hết Tâm Lực mình để làm công việc giúp cho vong linh siêu thoát. Phải hiểu rằng, công việc đó là công việc của tất cả mọi người, không có một sự phân biệt, mà cũng không có sự ngoại lệ nào cả!Đó là bổn phận của tất cả mọi người. Bổn phận đó không phải là đặc ân của mình cho vong linh, mà chính là bổn phận đối với chính bản thân mình. Kẻ đi sau lo cho người đi trước, rồi thì người đó cũng sẽ được sự giúp đỡ của kẻ đi sau mình.Nếu có người nào đó thốt lên rằng: “Tôi không cần ai siêu độ cho tôi. Tôi siêu thoát cũng được, mà không siêu thoát cũng không sao.”Thái độ bất cần của người đó sẽ được trả lời sau cái chết của họ.Mọi người phải nhìn thấy rằng, đây quả thật là Đặc Ân. Mình làm một bổn phận cho bản thân mình, mà mình còn được hưởng lợi qua công đức tu tập của mình. Như vậy tại sao không làm?Việc chỉ dẫn lại cho người chưa biết là một bổn phận của người đã biết việc siêu độ. Phải nói một cách khẳng định rằng,ai cũng bắt buộc phải biết siêu độ cả! Nếu không biết siêu độ, thì nghìn muôn sầu khổ sẽ đến với mình, khi mình đã trở thành một vong linh rồi. Từ người thấp hèn cho đến người cao sang, ai cũng sẽ trở thành ra vong linh, không có một ngoại lệ nào cho cái chết! Khi đã trở thành ra vong linh rồi, nếu người đó lúc còn sống, biết tu tập, biết lo sửa đổi Tâm –Ý- Tánh của mình, nói nôm na là biết chăm chút phần hồn của mình, chăm chút cho cái vong linh của mình về sau này, thì việc đó quá tốt đẹp. Siêu độ cho họ là thêm Sức, thêm Lực để họ dễ dàng siêu thoát, đến đúng nơi mà họ muốn tới. Còn những người không biết chăm chút cái vong linh của mình, không biết để ý đến cái phần hồn của mình, thì chắc chắn rằng việc không siêu thoát là việc rất có thể xảy ra. Không ai muốn bị vướng mắc không được siêu thoát. Vì vậy, cần phải phổ biến ra càng nhiều càng tốt, để có người giúp đỡ cho mình trong tương lai, khi mình bỏ báu thân.Việc siêu độ không phải chỉ là bổn phận của riêng chùa chiền hay là của người xuất gia. Tất cả mọi người đều cần phải biết cách siêu độ, và hành trì đúng cách siêu độ, nếu muốn được an nhiên tự tại sau khi đã bỏ thân xác này rồi. Cho nên, việc ấn tống quyển Siêu Độ là bổn phận chung của tất cả mọi người, Nếu thật tâm muốn lo lắng cho phần hồn của mình, không gì tốt hơn là phải chia sẻ lại việc siêu độ với tất cả những người khác.

 

10 Công Đức Ấn Tống Kinh và Tượng Phật

 

1.  Những nghiệp chướng lỗi lầm từ trước, nặng thì chuyển thành nhẹ, còn nhẹ thì được tiêu trừ hẳn.

2.  Thường được các vị Thiện Thần gia hộ, tránh được tất cả tai ương, hoạn nạn, ôn dịch, nước, lửa, trộm cướp, đao binh, ngục tù.

3.  Vĩnh viễn thoát khỏi những quả báo phiền khổ, oán cừu, oan trái của đời trước cũng như đời này. Luôn được an ổn.

4.  Các Vị Hộ Pháp, Thiện Thần thường gia hộ nên những loài dạ xoa, ác quỷ, rắn độc, hùm beo, tránh xa không dám hãm hại.

5.  Tâm được an vui, ngày không gặp việc nguy khốn, đêm ngủ không thấy ác mộng. Diện mạo hiền sáng, mạnh khỏe an lành, việc làm thuận lợi, kết quả tốt.

6.  Chí thành hộ Pháp, tâm không cầu lợi, tự nhiên y phục đầy đủ, gia đình hòa thuận, phước lộc đời đời.

7.  Lời nói việc làm, Trời Người hoan hỷ, đến đâu cũng được mọi người kính mến ngợi khen.

8.  Si mê chuyển thành trí huệ, bệnh lành mạnh khỏe, khốn nghèo chuyển thành giàu sang. Nhàm chán nữ thân, đời sau sẽ được nam thân.

9.  Vĩnh viễn xa lìa đường ác, sanh vào cõi thiện, tướng mạo  đoan  nghiêm,  tâm  trí  siêu  việt,  phước  lộc  tròn đầy, giàu sang phú quý.

10.  Hay vì tất cả chúng sanh trồng các căn lành. Lấy tâm cầu của chúng sanh làm ruộng phước điền cho mình. Nhờ công đức ấy thành tựu được vô lượng phước quả thù  thắng.  Sanh  ra  nơi  nào  cũng  thường  thấy  Phật, nghe Pháp, phước huệ rộng lớn, chứng đạt lục thông, sớm thành Phật quả.Ấn tống Kinh, Pháp, Phật tượng được công đức thù thắng như vậy, nên nhân dịp có lễ chúc thọ, thành hôn, cầu phước, thoát nạn, sám hối, cầu tiêu trừ tật bệnh, cầu siêu độ hương linh, cầu tiêu trừ nghiệp chướng, hãy dõng mãnh phát tâm

Bồ Đề ấn tống Kinh Pháp để trồng cội phước đức, trí huệ giác ngộ cho chính mình và thân bằng quyến thuộc.

 

Ở cuối quyển sách có đính kèm mẫu:

 

Phương  Danh: Gia đình   &  Thân  Nhân  Phát  Tâm  Ấn Tống  Kinh:  Phật  Thuyết  Thập  Nhị  Phật  Danh  So  Sánh Công Đức Trừ Chướng Diệt Tội và Quyển 49 Ngày Siêu

Độ Cho Thân Nhân Nghi Thức & Giảng Giải.

Thân Nhân có thể ghi rõ tên họ người phát tâm ấn tống.

Hồi hướng công đức Ấn Tống cho Vong Linh tên họ ____,

Pháp danh ____, sinh ngày ____, mất ngày ____, hưởng

thọ __ tuổi.

Về Tác Giả

 

Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ

Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ

Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn

Pháp môn vô lượng thệ nguyện học

Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành

LạcPháp.com là một trang web nho nhỏ, ghi chép lại những

buổi Pháp thoại giữa một vị cao tăng tu hành đắc đạo cùng

với đệ tử của Ngài là một cư sĩ ẩn danh.

Sự hiện diện của LacPhap.com ngày hôm nay chỉ là một

sự tiếp nối để cho dòng Pháp vẫn mãi mãi luân lưu. Tất cả

những bậc chân tu đều cùng một tâm nguyện như nhau là

làm việc cho chư Phật và Bồ Tát, mãi mãi vì chúng sanh,

tất cả cho chúng sanh; nhân danh “Người Con Phật” mà

đem lại một chút niềm An Lạc cho khắp mọi người.LacPhap.com giúp cho chúng sanh đến gần với Đạo Pháp bằng những lời Pháp rất bình dị, rất căn bản, và tối ư cần thiết trong việc tu tập hầu tìm cầu giải thoát, bước khỏi vòng sanh tử luân hồi.Chúng sanh còn trên Dương Thế, còn có cơ hội để nghe Pháp, đọc Pháp, hiểu Pháp và hành Pháp. Đó là chưa kể đến việc may mắn gặp được Thiện Tri Thức dẫn dắt hầu thoát ra khỏi sự mê mờ tăm tối.Chúng sanh đã xa lìa Trần Thế, khi còn sống không tha thiết đến việc tu tập, không cố gắng làm cho đời sống Tâm Linh của mình Cao Vọt lên. Ngày giờ này gặp muôn điều sầu khổ vì những vướng mắc chưa được tháo gỡ.Thân làm Vong Linh, nhẹ như sương như khói, làm sao có

thể cất bước dễ dàng khi vô số nghiệp lực, gút mắt, quấn chặt  quanh  mình?  Chia  sẻ  chánh  pháp  là  một  việc  làm,không những giúp cho người còn sống, mà cũng là một bổn phận đối với kẻ đã xa lìa Trần Thế.Vong  linh  khao  khát  được  uống  từng  lời  Pháp  để  thâm nhập, để bừng sáng, để thực sự rung động, thành tâm sám hối ăn năn những lỗi lầm đã gây tạo. Cần phải giúp cho Vong Linh An Trụ trong cảnh giới mới tốt đẹp, tránh đoạ Tam Đồ. Cần phải giúp cho Vong Linh sửa đổi bản tánh của mình, dù cho ở bất cứ một cảnh giới nào, vong linh cũng sẽ tìm được một sự An Bình đúng nghĩa.LacPhap.com vô cùng hoan hỷ góp một bàn tay trong việc giúp đỡ cho các vong linh tìm được đúng nẻo thác sanh của mình.LacPhap.com  chỉ  tha  thiết  đến  Đạo  Pháp  mà  không  tha

thiết đến danh xưng, do đó LacPhap.com không giữ bản

quyền quyển sách 49 Ngày Siêu Độ Cho Thân Nhân: Nghi Thức & Giảng Giải. Chỉ cốt mong sao quyển sách được sự tiếp tay của Quý chư Thiện Hữu để phổ biến rộng rãi, hầu đem lại sự lợi lạc cho người đã qua đời cũng như người còn trên Dương Thế.T ất cả mọi thắc mắc liên quan đến quyển sách này, xin gửi điện thư về info@LacPhap.com Đúng với tôn chỉ đã nêu trên, là chia sẻ chánh Pháp của chư Phật và chư Bồ Tát cùng với tất cả Quý chư

Thiện  Hữu  gần  xa,  LạcPháp.com  không  nhận  tiền cúng dường.

Tất cả những sự đóng góp qua hình thức:

 * Phổ biến

 * Ấn tống

 * Chỉ dẫn lại cho người sơ cơ chưa thấu đáo việc siêu độ

 *Đảm  nhận  vai  trò  chủ  lễ  hay  hướng  dẫn  để  giúp

người sơ cơ hành vai trò chủ lễ

  *Giải thích cặn kẽ, mạch lạc những lời Pháp trên trang LacPhap.com giúp cho người mới làm quen với việc tu tập

 * Chia sẻ sự tư duy của mình về những lời Pháp trên trangLacPhap.com Đây  mới  đích  thực  là  một  sự  cúng  dường  lớn  lao  mà LacPhap.com xin chân thành ghi nhận và hoan hỷ. Pháp sự này nếu có tạo nên chút ít công đức, xin nguyện hồi hướng trang nghiêm Tịnh Độ khắp đến Tứ Ân, Tam Hữu, cùng tất cả Pháp Giới Chúng Sanh. Nếu có ai thấy nghe, đều phát Bồ Đề tâm, mãn báu thân này, đồng sanh Cực Lạc Quốc!

Nam mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật.

Nam mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát.

 

2014

Ấn hành lần thứ nhất tại Hoa Kỳ

LạcPháp.com không giữ bản quyền. Quý chư Thiện Hữu

tùy nghi sử dụng để ấn tống và phổ biến.

Nghi thức này xin kính biếu, không được kinh doanh dưới

mọi hình thức.

Biên Soạn và Thiết kế: LacPhap.com

Printed for free distribution by

www.LacPhap.com

ISBN: 978-0-9857890-2-2

First Edition

Printed in the United States of America

 

Nam Mô

Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn

Quảng Đại Linh Cảm Bạch Y

Quán Thế Âm Bồ Tát

 

 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét