TT Vinh Quang Hoàng Su Phì-Tết 1997
Thổ công (thổ thần, địa thần) là vị thiện thần cai quản đất đai, rừng núi, sông ngòi, biển cả… (Đất đai có thể là nhà của gia chủ, của cơ quan, tổ chức hay nghĩa trang nghĩa địa ; riêng ở nghĩa trang nghĩa địa còn có tên khác là Thần linh.Thần trông coi trên rừng có tên gọi là Thần rừng ( Sơn Thần) của nhiều dân tộc, bộ tộc. Trông coi các con s ông có tên là Hà Bá ; trông coi các bể lớn gọi là Long Vương… Ông Thổ công có tên thật là Kiên Lao Địa Thần?
Theo
Phật Quang từ điển, đây là vị thần coi về đất đai. ...
(Prthivi), còn dịch là Địa Thiên, hoặc Trì Địa Thiên, là một
vị Bồ Tát thị hiện thành thần để hộ
pháp trong Phật giáo, thuộc về một trong mười hai vị đại thiên quan trọng
trong Mật Tông. Kiên Lao nghĩa là kiên cố, vững chắc, không
lay động như đất.
Vây, Kiên Lao Địa Thần là ai ?
Kiên Lao Địa Thần (堅牢地神) tiếng Phạn là
Dṛḍha-pṛthivi. Dịch âm: Tỉ lí để tì, Bát la thể phệ, Tất lí thể vi. Cũng gọi:
Kiên lao, Kiên cố địa thần, Kiên lao địa thần, Địa thần thiên, Kiên lao địa kì,
Trì địa thần, Địa thiên.
Theo Phật Quang từ điển, đây là vị thần coi về
đất đai. Một trong 12 vị trời ở cõi Sắc.
Cứ theo Đại đường tây vực kí quyển 8, khi đức
Phật Thích ca thành đạo, có vị Địa thần thứ 1 từ dưới đất vọt lên để hàng phục
các ma, rồi đến vị Địa thần thứ 2 xuất hiện để minh chứng sự thành đạo của
Ngài.
Còn theo từ điển: Chú Thích Phật Học - Pháp
Thí Hội:
(Prthivi), còn dịch là Địa Thiên, hoặc Trì Địa
Thiên, là một vị Bồ Tát thị hiện thành thần để hộ pháp trong Phật giáo, thuộc
về một trong mười hai vị đại thiên quan trọng trong Mật Tông.
Kiên Lao nghĩa là kiên cố, vững
chắc, không lay động như đất. Do đất rộng lớn, cứng chắc, không bị hủy diệt, có
thể dung chứa chuyên chở tất cả, lại sanh thành muôn vật nên Kiên Lao Địa Thần
có hình dáng nữ nhân xinh đẹp, phúc hậu.
Ngài Thổ địa được tôn là “Phúc đức chánh thần”, danh xưng này kết hợp bằng bốn từ, chẳng dễ
dàng có hay tùy tiện tôn đại. Phần đông những người kém hiểu biết còn lầm Thổ
địa với Thần tài, nhưng thực sự không phải thế.
Là Thần Thổ địa thì phải hội đủ bốn điều:
- Phải có đủ phúc báu.
- Phải có đức hạnh.
- Phải thuộc chánh đạo (không tà).
- Phải là Yếu thần (tức là vị thần rất quan
trọng, không thể xem thường).
Trong kinh Địa Tạng phẩm mười từng nhắc và xác
nhận: Nếu người nào ăn chay, tu tốt… thì thần Thổ địa rất hoan hỉ, luôn hộ vệ
trú xứ đó hạnh phúc bình an.
Bạn không nên cho rằng mình qui y rồi, thì
thành bậc chánh tâm, có phúc báu đức hạnh tốt, cao hơn và vượt xa tất cả. Xin
bạn hãy nhớ câu này: “Đạo cao long hổ phục, đức trọng quỷ thần khâm!”.
Bạn phải có đủ đức hạnh tốt, thì quỷ thần mới
khâm phục. Nếu đức hạnh thiếu, quỷ thần sẽ khinh chê bạn. Mà quỷ thần dù là
hạng thấp nhất đi nữa, họ cũng có ngũ thông, còn chúng ta thì chẳng có thông
nào. Điều mà chúng ta cần có là đức hạnh và lòng khiêm cung. Nếu ta tu mà có
tâm cao ngạo, khinh rẻ quỷ thần hay bất cứ chúng sinh nào, thì chẳng xứng đáng
là kẻ học Phật chân chính.
Đại sư Thánh Nghiêm từng kể câu chuyện:
Khi ngài và đệ tử ở Pháp Cổ Sơn, lúc đi trên
đường có ngang qua một miếu Thổ địa nọ. Ngài bèn bước vào xá lễ.
Vị đệ tử thấy vậy hết sức bất bình, nói liền:
– Thưa sư phụ, đây đều thuộc phe đảng của Diêm
la vương, chẳng nên dây dưa… là người học Phật sao có thể xá lễ quỷ thần kia
chứ?
Ngài Thánh Nghiêm đáp:
– Người học Phật đối với tất cả chúng sinh cần
phải có tâm khiêm cung. Ta lễ kính là vì ông Thổ địa đây cũng là bậc đức cao
hạnh quý, hộ trì một phương.
Nói xong hai người lại tiếp tục đi, nhưng
chuyện xảy ra sau đó rất lạ: Khi họ đi qua một thửa ruộng, thì anh đệ tử không
cẩn thận bị té nhào xuống, hạ thể dính đầy bùn, lại bị lún càng lúc càng sâu,
không thể nào thoát ra được.
Ngài Thánh Nghiêm lập tức hiểu ngay, mỉm cười
bảo đệ tử:
– Con hãy mau mau hướng về ông Thổ địa sám
hối, nói: Là Đại thần chẳng nên chấp nhất lỗi người nhỏ mà chi.
Đệ tử làm y lời, thì chân liền bước lên được.
Chuyện này là có thực, phải biết vị được làm
Thổ địa không phải là chuyện dễ, ít nhất lúc còn sinh tiền, đã tạo rất nhiều
phúc thiện, đức hạnh cao, làm lợi cho một cõi bá tính. Thế nên sau khi chết
rồi, căn cứ vào phúc đức, phẩm hạnh sâu dày… mới có thể làm thần Thổ địa. Vì
vậy bạn không nên xem thường công đức của Thổ địa, Thần Thổ địa cũng hộ pháp.
Thí như bạn đến một địa phương nọ, tại địa
phương này: Của người thì người quản, của quỷ thần thì quỷ thần quản. Mà cai
quản chư quỷ thần đây, một số là Thần hoàng, Thổ địa… Bạn nghĩ xem, nếu như
chúng sinh cõi quỷ không ai quản, chẳng phải chúng sẽ làm loạn lên cả hay sao?
Trong chùa có thờ cúng Già Lam Bồ tát, hằng ngày đều tán tụng, vị này cũng giữ
việc quản lý quỷ thần, hộ trì an ninh cho các ngôi tự viện.
Là người học Phật, đối với mọi người cần có
tâm khiêm cung lễ độ. Hướng nữa là đối với vị Phúc đức chánh thần? Về điểm này
bạn phải nhớ cho kỹ, không nên nghĩ rằng: Ta qui y rồi, thì xem thường tất cả.
Đã qui y rồi, nếu nhìn thấy ông Thổ địa thì
vẫn nên xá chào, để tỏ lòng cảm tạ ngài đã hộ trì địa phương, khiến phong điều
vũ thuận. Cần nên cảm ân và học tập theo gương tốt của Thổ địa, vì ông đã làm
việc phúc thiện cho bá tính cả một vùng.
Hành xử khiêm cung lễ độ như vậy mới là tô bồi
thêm phúc đức cho mình. Điểm này rất quan trọng, không nên quên.
Qui y Tam bảo: Là quy hướng, nương về Tam bảo,
còn cung kính đối với Thổ địa, là cảm ân ông. Phải biết chuyện xá lễ tuyệt đối
không thể thay thế cho qui y, không phải là qui y ông.
Sống phải biết cung kính và cảm ân, đây chính
là phẩm đức và nhân cách cần có của con người, chúng ta không nên kiêu căng
khinh mạn, vì cống cao ngã mạn là điều đại kỵ đối với người học Phật.
Mỗi vị Phật đều có danh hiệu biểu trưng như:
Phật là Vạn đức trang nghiêm, Bồ tát Quan Âm là Từ bi, Bồ tát Địa Tạng là Hiếu
thuận, ngài Văn Thù là Trí tuệ, thần Già lam là Trung nghĩa, còn Thổ địa thì là
phúc đức chánh thần vì ông có phúc báu lẫn đức hạnh.
Chúng ta xá chào Thổ địa, không phải để cầu
xin chi, mà chỉ là muốn làm giống như ông, học hạnh phụng hiến, muốn biểu lộ
lòng cảm ân, tri ân ông mà thôi.
Thế nên, mọi người phải khéo Tu và quan tâm
bảo vệ chánh pháp, Đạo tràng. Quý vị hành trì kinh Địa Tạng, thì nên cung kính
cảm tạ Thần hoàng, Thổ địa, đó là thể hiện lòng tri ân.
Do vậy nên khi ta ở đâu muốn nhờ oai lực phù hộ độ trì của Ngài Thổ công/Chúa đất thì nên lập Ban thờ cúng Ngài theo tuần tiết để Ngài luôn theo phù hộ độ trì mọi lúc mọi nơi kể cả khi lâm nguy vẫn được Ngài hộ vệ ? Thờ cúng Ngài tốt sẽ được Ngài thương ngài cứu ngay khi gia đình gặp lâm nguy?
Bối cảnh Huyện Hoàng Su Phì những năm 1988 đến 1996?
Sau khi tình hình an ninh khu vực biên giới Việt - Trung có những chuyển biến
theo hướng tích cực, để thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, ổn định chính trị
và giao lưu văn hóa trong tình hình mới, Cuối năm 1988 và đến đầu năm 1989 các
cơ quan của huyện được di chuyển từ tuyến 2 là xã Nam Sơn trở về về xã Vinh Quang (sau này phát triển lên
thị trấn Vinh Quang). Với tầm nhìn lâu dài nhằm hướng tới xây dựng xã
Vinh Quang thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của huyện, trong thời
gian các năm 1989 - 1990 hoạt động xây dựng kiến thiết hệ thống cơ sở hạ tầng ở
trung tâm huyện lỵ và các xã biên giới được đẩy mạnh để kịp thời phục vụ yêu cầu
nhiệm vụ của các cơ quan hành chính của huyện và các xã. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới,
đồng thời nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 50-HĐBT ngày 17/5/1983 của Hội đồng Bộ trưởng
về tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng huyện và tăng cường cấp huyện, tháng 5/1989 Ban quản lý các công trình xây dựng
huyện Hoàng Su Phì được kiện toàn để trực tiếp quản lý các công trình xây dựng
trên địa bàn huyện thuộc phạm vi, thẩm quyền trách
nhiệm quản lý của huyện.Lúc này Huyện Hoàng Su Phì có 2 đơn vị cùng tham gia làm quy hoạch huyện tiền đề lên
thị trấn là Ban quản lí công trình xây dựng (đơn vị trực tiếp quản lí xây dựng
cơ bản xây dựng trụ sở tạm cho các cơ quan của huyện) và Phòng Giao thông Xây dựng quản lí nhà nước; khi
đó Tác giả là trưởng phòng; trong đó có quy hoạch phát triển dân cư; Sở Xây dựng Hà
Giang cử cán vào giúp quy hoạch cơ bản huyện và quĩ đất để phát triển dân cư.
Khi này Ban thường vụ họp thống nhất ; Yêu cầu đồng chí Trưởng phòng không bố trí quy hoạch nhà của đồng chí tại khu vực trung tâm của Huyện vì Trưởng phòng tìm chỗ tốt và trung tâm gây khó khăn công tác lãnh đạo cấp đất dân cư cho các đối tượng khác (là đảng viên phải chấp hành quy định) quy hoạch minh bạch cơ quan; dân cư để giảm kiện cáo sau này. Do vậy tác giả phỉa tìm địa điểm khác ngoài khu trung tâm nhưng vẫn cạnh khu trung tâm của huyện để tiện cho đi lại và công tác; khi đó không có phương tiện giao thông vân dùng đôi chân đi lại hàng ngày trong khu vực huyện lị ; và xin ý kiến cấp trên để xây nhà tam (ảnh).
Khu đất này trước năm 1985 huyện khi chuyển ra nơi sơ tán ở tuyến 2 là vườn rau của phòng văn hóa thông tin huyện; trong chiến tranh biên giới một đơn vị pháo binh đã san ủi và làm khu tập kết xe kéo pháo và rửa xe ô tô gần suối; đường tập kết của đơn vị pháo mùa khô là đi dưới lòng con suối cạn ; mùa mưa đi bằng xe cầu công binh nối bờ đối diện con đường mòn ra đường trung tâm huyện khi đó khoảng 100m.
Và khu này cách khu trung tâm huyện khoảng 300m. Đi từ khu này ra trung tâm huyện có 1 con đường nhỏ khoảng 1m; bên đồi cao bên vực suối.
Trận lũ lịch sử rằm tháng 3 âm lịch năm 1996 nước lũ vào nhà ; lũ xô đổ tường kè đá cao 2m (chân kè đá 0,5m) chạy dài suốt khu nhà ; bếp, chuồng lợn. và lũ đã kéo sập 1 buồng gian ngủ của gia đình ; rất may , khi tỉnh dậy nằm trên giường gần như nghiêng ra suối và cả nhà vãn bình an.
2 con trai tác giả- trong nhà tạm ven suối (gian bên trái ngủ bên cạnh suôi)
Khoảng 7g 30 khi đang còn bận rộn dọn dẹp lại nhà thì thấy Bác Bí thư huyện ủy đến và yêu cầu chuyển ra khu trung tâm thị trấn ngay và rất may khi đó có một gia đình người đồng nghiệp trong huyện vừa chuyển ra Tỉnh Hà Giang (một thời gian) để lại cho gia đình tác giả.
Ảnh nhà nhìn thấy là từ năm 1993-1994 ; huyện có xây dựng trường học Trung tâm giáo dục thường xuyên ; huy động học sinh nhiều năm mở rộng đường ra khoảng 3 để xe Uoat chở gạo cho nhà trường hàng tháng.
Ngày nay nơi này được UBND huyện Hoàng Su Phì mở rộng bạt đồi núi xây dựng là sân vận động trung của huyện to đẹp và là nơi diễn ra các hoạt động thể thao của huyện.
Chuyện thứ hai: Ngài báo nước suối tràn vào nhà?
(Ngô Lê Lợi- Hà Nội- Mùa hạ 2024)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét